Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Là Gì? Yêu Cầu Khi Thu Gom, Vận Chuyển Chất ...

Chất thải rắn sinh hoạt là gì?

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Thời điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt: thời điểm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Căn cứ vào mục đích quản lý và cách thức xử lý mà chất thải rắn sinh hoạt được phân chia thành 03 nhóm như sau: Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh); Nhóm còn lại. ( Ngoài ra, tùy theo điều kiện của từng địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể).

Yêu cầu lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại: Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.

Chất thải rắn sinh hoạt là gì? Yêu cầu khi thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt - Ảnh 1

Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

+ Nhân lực, phương tiện, thiết bị chuyên dụng: phải đảm bảo đủ yêu cầu để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định. (Cụ thể: Phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định... )

Công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được đào tạo nghiệp vụ và trang bị bảo hộ lao động. (Tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm các chế độ cho người lao động tham gia thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.)

Phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định theo quy định tại điểm A và điểm B Phụ lục II Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu.

+ Thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt: phải đảm bảo tính cố định và thông báo rộng rãi cho mọi người tại các điểm dân cư tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt. (Bảo đảm thời gian thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không được quá 02 ngày.)

+ Trách nhiệm báo cáo hàng năm: Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện báo cáo về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt định kỳ hàng năm. Các báo cáo được lập bao gồm: Báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo Mẫu số 01 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo; Báo cáo đột xuất về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

+ Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển thì phải chuyển sang quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

+ Trường hợp chủ cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đồng thời thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải thực hiện theo quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.

+ Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quyền chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng sau:

Chủ cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có chức năng phù hợp;

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có hợp đồng với chủ cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm a khoản này;

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được chính quyền địa phương giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để chuyển giao cho chủ xử lý theo quy định tại điểm a khoản này.

+ Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt cho mỗi lần tiếp nhận theo mẫu.

Yêu cầu khi thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

+ Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Trên các đường phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp và điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt.

+ Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thiết bị lưu chứa tại các khu vực công cộng phải bảo đảm tính mỹ quan,

+ Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ.

Từ khóa » Tái Chế Chất Thải Rắn Sinh Hoạt