Chảy Máu Cam Ở Trẻ: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Chảy máu cam ở trẻ là gì?
  • Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ thường gặp
  • Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam tại nhà
  • Bé chảy máu cam khi nào mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ
  • Biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em
  • Những sai lầm bố mẹ nên tránh khi xử lý trẻ bị chảy máu cam
  • Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị chảy máu mũi

Chảy máu cam khá phổ biến ở trẻ em, theo thống kê, khoảng 30-40% trẻ em từng bị chảy máu cam ít nhất 1 lần. Tình trạng này thường diễn ra khi trẻ đang chơi đùa, cúi đầu hoặc chạm nhẹ vào mũi, một số trẻ có thể vô thức bị chảy máu mũi trong khi ngủ. Các bà mẹ trẻ thường sẽ khá lo sợ, bất ngờ khi gặp tình huống này, dẫn đến không dùng đúng phương pháp cầm máu, khiến tình trạng tệ hơn. Hãy cùng Huggies và bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu các nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ và cách xử trí thích hợp khi trẻ bị chảy máu cam, cũng như các phương pháp phòng ngừa trong bài viết dưới đây nhé!

>> Có thể Bố mẹ sẽ quan tâm:

  • Trẻ sốt về đêm: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ tại nhà
  • Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao
  • Trẻ bị nôn trớ: 7 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chảy máu cam ở trẻ là gì?

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra phía mũi trước hoặc xuống họng. Mũi là cửa ngõ đầu tiên tiếp nhận không khí hít vào, nó chứa rất nhiều mạch máu nhỏ nằm sát bề mặt niêm mạc mũi để làm ấm không khí trước khi đi vào phổi. Vì đặc điểm này nên mạch máu mũi rất dễ bị tổn thương.

Có hai loại chảy máu mũi:

  • Chảy máu mũi phía trước: bắt nguồn từ khoang mũi trước, khiến máu chảy ra ngoài qua lỗ mũi. Đây là loại chảy máu mũi phổ biến nhất (hơn 90%) và thường có thể kiểm soát tại nhà hoặc tại cơ sở y tế.
  • Chảy máu mũi sau: bắt nguồn từ phía sau của đường mũi, gần cổ họng. Chảy máu cam sau ít phổ biến hơn chảy máu cam trước, nhưng chúng có thể nghiêm trọng và có thể gây mất nhiều máu. May mắn là trẻ em không thường bị chảy máu mũi sau.

Chảy máu cam ở trẻ là gì?

Chảy máu cam ở trẻ là gì? (Nguồn: Huggies)

>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sốt mọc răng: Dấu hiệu và kinh nghiệm chăm sóc

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ thường gặp

Khi con bị chảy máu cam, bố mẹ nên xác định rõ nguyên nhân để đưa ra phương án phù hợp, dưới đây là một vài nguyên nhân bố mẹ có thể tham khảo:

Nguyên nhân từ mũi

Đa số tình trạng chảy máu cam ở trẻ xuất phát từ các vấn đề liên quan đến cấu tạo mũi hoặc một số thói quen làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của mũi của bé. Cụ thể:

  • Chảy máu cam ở trẻ thường xảy ra khi niêm mạc mũi của bé bị khô, viêm hoặc bị tổn thương.
  • Các yếu tố như thời tiết khô hanh, sử dụng điều hòa, hoặc vệ sinh mũi không đúng cách có thể làm niêm mạc mũi bị kích thích, dẫn đến chảy máu.
  • Trẻ thường xuyên dùng tay ngoáy mũi hoặc gặp phải chấn thương ở vùng mũi có thể vô tình làm tổn thương niêm mạc và các mao mạch bên trong, dẫn đến chảy máu cam. Thói quen này không chỉ làm tăng nguy cơ chảy máu mà còn có thể gây viêm nhiễm hoặc loét niêm mạc nếu duy trì thường xuyên mà không có biện pháp phòng ngừa.
  • Khi bé bị dị vật lọt vào trong mũi, nếu thao tác lấy ra không đúng cách có thể gây ra chảy máu.

>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Bình thường hay bất thường?

Các bệnh lý liên quan đến mũi

Một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:

  • Viêm xoang, cảm lạnh hoặc do lớp niêm mạc và các xoang mũi phát triển bất thường gây ra tình trạng viêm nhiễm. Khi mũi bị viêm nhiễm, các mạch máu trong mũi sẽ bị tổn thương. Lúc này, chỉ cần một hành động nhỏ như ngoáy mũi hoặc xì mũi cũng gây ra chảy máu.
  • Dù hiếm gặp, tình trạng chảy máu cam ở trẻ có thể do mũi xuất hiện khối u. Trong trường hợp này, trẻ có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu đi kèm như ngạt mũi và dịch mũi có máu.
  • Các vấn đề như vách ngăn mũi bị lệch hoặc thủng có thể cản trở luồng không khí vào mũi, dẫn đến việc niêm mạc trở nên khô và dễ tổn thương, từ đó gây chảy máu.
  • Trẻ em mới trải qua các ca phẫu thuật hoặc đặt ống sonde mũi dạ dày cũng có thể gặp phải tình trạng chảy máu cam.

Nguyên nhân khác từ sức khỏe tổng quát

Một số nguyên nhân từ cơ thể tổng quát cũng có thể gây chảy máu cam ở trẻ như:

  • Trẻ bị thiếu vitamin K, thiếu máu hoặc sử dụng thuốc chống đông máu có thể làm giảm khả năng đông máu, dẫn đến hiện tượng chảy máu.
  • Trẻ em rơi vào tình trạng căng thẳng và lo âu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Từ đó, đến cảm giác áp lực và làm cho tình trạng chảy máu cam trở nên nghiêm trọng hơn.

>> Tham khảo:

  • Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng bố mẹ cần biết
  • Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh: Sữa, Thuốc, Thực phẩm

Mẹ có biết:

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp bé phát triển từ bên trong thì việc chăm sóc sức khỏe bên ngoài cũng cực kỳ quan trọng. Một trong số những sản phẩm tiếp xúc và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé trong những năm đầu đời chính là tã, bỉm. Do đó, mẹ cần lựa chọn cho bé một loại tã bỉm có khả năng thấm hút tốt, không chứa các hóa chất gây hại tới da bé. Huggies Skin Perfect là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam (Nguồn: Huggies)

Bé chảy máu cam khi nào mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Chảy máu cam ở bé là một hiện tượng khá phổ biến và thường gặp, phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ tình trạng này, đặc biệt khi gặp những dấu hiệu sau:

  • Chảy máu kéo dài: Trẻ bị chảy máu cam mà không thể cầm máu sau hơn 7-10 phút bóp mũi, Ba mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất được sự hỗ trợ kịp thời từ các bác sĩ. Không nên chậm trễ vì có thể dẫn đến tình trạng bé bị mất máu.
  • Tình trạng lặp lại thường xuyên: Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam mà không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe, như viêm mũi hoặc các rối loạn khác. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Chảy máu kèm theo triệu chứng khác: Trường hợp trẻ xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể hoặc chảy máu đồng thời ở những khu vực khác như trong phân hoặc nước tiểu, cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám ngay. Những dấu hiệu này có thể cho thấy có vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến chức năng đông máu.
  • Trẻ có bệnh lý nền: Với bé đang mắc các bệnh lý như bệnh gan, thận hoặc hemophilia, việc chảy máu cam có thể là một dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe đang xấu đi. Những trẻ này cần được theo dõi đặc biệt và cần sự can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Triệu chứng nghiêm trọng khác: Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, hoặc khạc và nôn ra máu,... bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu.

Bố mẹ nên luôn chú ý và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi trẻ có triệu chứng chảy máu cam. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế khi cần thiết để đảm bảo cho con luôn an toàn.

>> Tham khảo: Trẻ Đi Ngoài Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em

Để giảm thiểu nguy cơ chảy máu cam ở bé, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:

  • Sau khi trẻ bị chảy máu cam, mẹ cần cho bé nghỉ ngơi ít nhất 2 giờ. Các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, vẽ tranh hay xem tivi sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái mà không gây căng thẳng cho cơ thể.
  • Không cho trẻ uống nước nóng, ăn thức ăn nóng hay tắm nước nóng trong ít nhất 24 giờ sau khi trẻ bị chảy máu cam. Điều này giúp bảo vệ niêm mạc mũi và giảm thiểu nguy cơ tái phát.
  • Động viên bé không ngoáy mũi hay xì mũi trong vòng 24 giờ. Kéo dài thời gian này lên đến 1 tuần nếu trẻ đã được điều trị bằng phương pháp đốt điểm mạch. Việc này giúp tránh tổn thương thêm cho niêm mạc mũi.
  • Trong vòng 1 tuần sau khi chảy máu cam, trẻ cần tránh các hoạt động thể chất mạnh như chạy nhảy hoặc nâng vật nặng. Điều này giúp ngăn chặn sự kích thích cơ thể, giảm thiểu nguy cơ chảy máu tái phát.
  • Nếu trẻ bị táo bón, hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước và tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu bác sĩ kê thuốc làm mềm phân cho bé.
  • Sử dụng kem làm ẩm hoặc nước muối sinh lý để làm ẩm niêm mạc mũi có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô - nguyên nhân gây ra chảy máu cam ở bé.
  • Đảm bảo không khí trong phòng trẻ luôn ẩm và thoáng mát. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong mùa đông hoặc khi thời tiết hanh khô có thể giúp duy trì độ ẩm không khí, từ đó giảm nguy cơ kích thích niêm mạc mũi.
  • Bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C từ trái cây như cam, kiwi,... vào khẩu phần ăn của con. Cung cấp Vitamin C sẽ hỗ trợ quá trình đông máu và tăng sức bền thành mạch mũi của bé.
  • Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những trẻ có tiền sử bệnh lý liên quan đến đông máu.

>> Tham khảo:

  • Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là thích hợp nhất?
  • Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm

Những sai lầm bố mẹ nên tránh khi xử lý trẻ bị chảy máu cam

Cho trẻ nằm hoặc ngả đầu ra sau khi bị chảy máu mũi

Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều bậc phụ huynh mắc phải là cho trẻ nằm hoặc ngả đầu ra sau khi bị chảy máu cam. Hành động này không chỉ không giúp cầm máu mà còn khiến máu chảy ngược vào họng, làm tăng nguy cơ trẻ bị nôn hoặc sặc. Thay vào đó, trẻ nên được giữ ở tư thế thẳng đứng và cúi đầu về phía trước, điều này giúp hạn chế tình trạng chảy máu.

Sai lầm bố mẹ nên tránh khi xử lý trẻ bị chảy máu cam

Những sai lầm bố mẹ nên tránh khi xử lý trẻ bị chảy máu cam (Nguồn: Huggies)

Cầm máu mũi ở trẻ bằng bông, gạc hoặc giấy

Khi trẻ gặp phải tình trạng chảy máu cam ở trẻ, Bố mẹ thường hoang mang và ngay lập tức sử dụng bông, gạc hoặc giấy để cầm máu. Tuy nhiên, những vật liệu này có thể cản trở quá trình hình thành cục máu đông tự nhiên, dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài hơn. Do đó, Bố mẹ nên sử dụng ngón tay để nhẹ nhàng ấn cánh mũi của trẻ, giữ nguyên trong khoảng 5-10 phút. Phương pháp này sẽ ngăn máu chảy và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Cầm máu mũi ở trẻ

Mẹ lấy tay ấn nhẹ vào mũi bé để ngăn máu chảy (Nguồn: Huggies)

Lạm dụng nước muối sinh lý khi bé bị chảy máu cam

Khi bé bị chảy máu cam, phụ huynh thường sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Mặc dù nước muối giúp làm ẩm niêm mạc và giảm kích thích. Nhưng lạm dụng quá mức lại gây ra tình trạng khô niêm mạc và tái phát chảy máu. Vì vậy, Bố mẹ cần sử dụng nước muối hợp lý thông qua tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng phản ứng ngược.

>> Tham khảo: Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ bé nhanh khỏi

Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị chảy máu mũi

Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?

Bé thường xuyên chảy máu cam có thể là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin C, Vitamin K, hoặc các khoáng chất tham gia vào quá trình tổng hợp máu như sắt và kali.

>> Tham khảo:

  • Cách dùng vitamin D3 K2 MK7 cho trẻ sơ sinh đúng và hiệu quả
  • Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào tốt nhất

Trẻ chảy máu cam nên ăn gì?

Để giảm nguy cơ chảy máu cam ở trẻ, bố mẹ nên bổ sung vitamin K từ rau xanh (cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh) để hỗ trợ quá trình đông máu. Thực phẩm giàu kali như chuối, bơ giúp bé duy trì cân bằng điện giải. Thêm vào thực đơn thực phẩm giàu sắt như thịt bò và hải sản giúp ngăn ngừa thiếu máu, trong khi canxi từ sữa và hạt hỗ trợ xương và cải thiện khả năng hồi phục vết thương.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú hoặc bú ít có đáng lo không?

Trẻ chảy máu cam nên ăn gì?

Trẻ chảy máu cam nên ăn gì? (Nguồn: Huggies)

Trẻ bị chảy máu cam nên tránh những thực phẩm gì?

Để hạn chế chảy máu cam ở trẻ, phụ huynh nên tránh các thực phẩm cay, nóng như hành, ớt, tiêu, mù tạt và trái cây có tính nhiệt cao như nhãn, vải, xoài. Ngoài ra, nên kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ vì chúng chứa chất béo bão hòa, làm suy yếu hệ miễn dịch và kéo dài thời gian hồi phục. Đồng thời, cần hạn chế đồ uống chứa chất kích thích như nước ngọt có ga và cà phê, vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch và tăng nguy cơ chảy máu cam.

>> Tham khảo: Trẻ 7 tháng ăn được gì? 20 loại thực phẩm - khoáng chất chăm bé KHOẺ

Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì?

Chảy máu cam ở trẻ thường là hiện tượng bình thường khi cơ thể bị nóng hoặc thiếu hụt vitamin C. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân. Chảy máu cam liên tục có thể báo hiệu những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, như rối loạn đông máu, khối u mũi (bao gồm cả u lành và u ác), hoặc bệnh bạch cầu.

>> Tham khảo: Bệnh nấm lưỡi ở trẻ: Dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ bị chảy máu mũi 1 bên có sao không?

Bé bị chảy máu mũi 1 bên thường không nguy hiểm và có thể khắc phục bằng cách sơ cứu đúng, điều chỉnh chế độ ăn uống và chăm sóc. Tuy nhiên, bố mẹ cần đưa con đi khám ngay lập tức nếu trẻ chảy máu liên tục, lượng máu nhiều, trẻ cảm thấy khó thở, xuất huyết ở các bộ phận khác, trẻ bị chấn thương ở đầu hoặc có dị vật trong mũi.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em. Hy vọng, qua bài viết Huggies chia sẻ các bậc phụ huynh về biết được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa chảy máu mũi ở trẻ em hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu bố mẹ muốn tìm kiếm những thông tin hữu ích khác thì có thể xem qua chuyên mục Chăm sóc bé, Chăm sóc sức khỏe của bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.

>> Bài viết cùng chủ đề bố mẹ có thể tham khảo:

  • Nên tẩy giun cho trẻ khi nào? Lưu ý sử dụng thuốc tẩy giun
  • Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Bao Lâu Thì Khỏi? Nguyên Nhân, Triệu Chứng

>> Nguồn tham khảo:

  • https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds
  • https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/nosebleeds/

Từ khóa » Sợ Bị Chảy Máu