Chảy Máu Tai Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân gây chảy máu tai là gì?
Chảy máu tai là hiện tượng tai bị chảy máu bất thường do các bệnh lý hoặc chấn thương. Hay nói cách khác, có nhiều nguyên nhân gây chảy máu tai, và dù là nguyên nhân nào thì cũng không nên chủ quan.
Chấn thương nông (cạn) ở da
Những vết thương, vết cắt nông (cạn) trên da tai trong lúc cạo mặt, cắt tóc,… có thể gây đau nhẹ tại vị trí tổn thương, kèm theo đó là chảy máu ngoài tai. Bên cạnh đó, nếu dùng vật cứng để ráy tai hoặc ráy tai hơi mạnh tay cũng có thể gây chảy máu ở bộ phận này.
Vật lạ (dị vật) trong tai
Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ em do các bé chưa ý thức được sự nguy hiểm khi cho đồ chơi có kích thước nhỏ vào tai, hậu quả là gây chảy máu và đau ở tai. Lúc này, cần nhanh chóng đến viện để gắp bỏ vật lạ ra khỏi tai để tránh biến chứng nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu tai, không loại trừ khả năng do lấy ráy tai bằng vật cứng và thực hiện mạnh tay
Chấn thương đầu (sọ)
Chảy máu tai có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu nguyên nhân gây chảy máu tai là do chấn thương đầu, kèm theo cảm giác đau đầu, chóng mặt, ói mửa, choáng váng, mất ý thức, nhầm lẫn, hay quên,… Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bị chấn thương đầu nghiêm trọng, có thể là tổn thương sọ, cần được điều trị ngay lập tức.
Chấn thương khí áp (Barotrauma)
Sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng của áp suất và độ cao có thể khiến một số người bị chảy máu tai, chóng mặt, nghe như có tiếng chuông trong tai,… Tình trạng này thường xảy ra khi đi máy bay hoặc lặn sâu dưới nước.
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai ngoài và nhiễm trùng tai giữa sẽ gây chảy máu trong tai, kèm theo đó là các triệu chứng sốt, đau đầu, tai bị sưng đỏ và rỉ dịch, thính giác thay đổi,… Tình trạng này thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn.
Thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ có thể do nhiễm trùng tai hoặc chấn thương gây ra. Vì thế, triệu chứng của thủng màng nhĩ khá giống với triệu chứng của nhiễm trùng tai và chấn thương, bao gồm chảy máu tai, đau tai, ù tai, tai rỉ dịch, thay đổi hoặc mất thính giác,…
Nếu chảy máu tai đi kèm ù tai, khó nghe, mất thính giác,… thì rất có thể là do thủng màng nhĩ
Ung thư tai
Nguy cơ ung thư tai thường xảy ra ở những người có thời gian bị nhiễm trùng tai kéo dài (mãn tính), tái phát liên tục từ 10 năm trở lên. Ung thư tai là bệnh hiếm gặp, phần lớn là ung thư da ở tai ngoài. Nhưng nếu bị ung thư tai trong hoặc ung thư tai giữa thì sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu tai, đau tai, mất thính lực, sưng hạch bạch huyết, liệt mặt một phần.
2. Chảy máu tai có nguy hiểm không, các biến chứng có thể gặp phải
Rất nhiều người lo lắng và sợ hãi khi bản thân hoặc người thân bị chảy máu tai. Vậy chảy máu tai có thực sự nguy hiểm không? Nếu không can thiệp thì sẽ gây ra những biến chứng nào?
Chảy máu tai có nguy hiểm không?
Thực tế, tùy vào nguyên nhân mà tình trạng chảy máu tai có mức độ nguy hiểm khác nhau. Thường thì chảy máu ngoài tai không nguy hiểm bằng chảy máu trong tai, kèm theo tai rỉ dịch. Nói chung, chảy máu tai có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và các triệu chứng, biểu hiện đi kèm.
Tùy vào nguyên nhân mà chảy máu tai có gây nguy hiểm cho người bệnh hay không
Chảy máu tai gây ra những biến chứng nào?
Trong một số trường hợp, chảy máu tai có thể gây ra những biến chứng khó chịu và nguy hiểm, bao gồm:
-
Thay đổi khả năng tiếp nhận ngôn ngữ.
-
Rối loạn nhận thức.
-
Đau đầu, chóng mặt thường xuyên.
-
Ù tai kéo dài.
-
Nghe kém.
-
Mất thính lực.
-
Mất thăng bằng.
3. Điều trị chảy máu tai ra sao?
Việc xác định nguyên nhân gây chảy máu tai là rất quan trọng để có cách điều trị phù hợp. Bởi về cơ bản, phương pháp điều trị chảy máu tai chính là cầm máu tạm thời và giải quyết nguyên nhân gây chảy máu.
Sử dụng kháng sinh
Kháng sinh sẽ được sử dụng trong những trường hợp xuất hiện viêm nhiễm. Nghĩa là nếu chảy máu tai do nhiễm trùng tai thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm trùng tai là sẽ dùng kháng sinh vì trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai do virus thì liệu pháp kháng sinh sẽ không đáp ứng hiệu quả.
Nếu chảy máu tai đi kèm tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu chảy máu tai kèm theo đau tai do nhiễm trùng tai, vật lạ rơi vào tai, chấn thương hoặc các vấn đề về áp lực thì có thể dùng thuốc giảm đau để làm thuyên giảm các cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Chườm ấm cho tai
Nhúng khăn ấm vào nước nóng rồi chườm lên tai sẽ giúp giảm cơn đau và khó chịu ở tai hiệu quả. Lưu ý là thực hiện cẩn thận, không để nước từ khăn chảy vào tai để tránh tình trạng thêm trầm trọng.
Theo dõi sát sao
Đối với các trường hợp chảy máu tai do chấn thương, chấn động hay do những nguyên nhân có thể nhìn thấy được thì cần thời gian để những chấn thương này thuyên giảm. Trong lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh theo dõi sát sao, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường khác như đau đầu liên tục, ù tai dai dẳng, không thể nghe được,… thì sẽ bổ sung các phương pháp điều trị kịp thời.
Tóm lại, phần lớn các trường hợp chảy máu tai đều có thể tự phục hồi. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, lơ là trong việc theo dõi và điều trị. Bởi chảy máu tai có nguy hiểm không phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân, và có những nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, chẳng hạn như chảy máu tai do chấn thương đầu (sọ), do ung thư tai,…
Vì thế, để bảo đảm an toàn, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, khách hàng có thể tìm đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ cũng như thăm khám bất kỳ vấn đề bất thường nào của cơ thể. Hotline đặt lịch khám nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí: 1900 565656.
Từ khóa » Sợ Bị Chảy Máu
-
Bạn Biết Gì Về Chứng Sợ Máu? - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Sợ Máu (Hemophobia): Nguyên Nhân Và Cách Vượt Qua
-
Chảy Máu Cam ở Người Lớn: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
1001 Thắc Mắc: Vì Sao Nhiều Người Cứ Nhìn Thấy Máu Là Ngất Xỉu?
-
Vì Sao Có Những Người Khi Thấy Máu Là Ngất? - Bách Hóa XANH
-
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BIỂU HIỆN QUA MÁU TRONG PHÂN
-
Chảy Máu Cam ở Trẻ Gia Tăng Khi Thời Tiết Hanh Khô Và Cách Xử Trí
-
Trẻ Thi Thoảng Bị Chảy Máu Mũi Là Bị Làm Sao?
-
MÁCH BỐ MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM
-
Chảy Máu Cam Ở Trẻ: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Chấn Thương Sọ Não (TBI) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chảy Máu Mũi (Chảy Máu Cam)
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa