MÁCH BỐ MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch khám
Trang chủ / Tin tức /MÁCH BỐ MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM
MÁCH BỐ MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM
02/11/2020
00 Chảy máu cam hay chảy máu mũi là một bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em nhưng không ít bố mẹ lại rất bối rối và lo lắng, không biết xử trí tình trạng này sao cho đúng cách. Để an tâm hơn khi chăm sóc con yêu, bố mẹ hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu về nguyên nhân, phương pháp phòng ngừa và cách xử lý tình trạng chảy máu cam nhé! Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam- Chảy máu cam thường gặp ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi, trông có thể đáng sợ, nhưng thường không nghiêm trọng. Hầu hết tình trạng này sẽ tự ngưng và có thể được chăm sóc tại nhà.
- Hơn 90% các trường hợp chảy máu cam có nguyên nhân là do tác động trực tiếp gây tổn thương mũi. Thường gặp nhất là tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ khi chơi với các bộ phận nhỏ của đồ chơi và vô ý cho vào mũi.
- Không khí khô: độ ẩm trong phòng hoặc nhiệt độ quá cao làm cho không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi, ngoáy mũi hay hắt hơi cũng đủ để gây chảy máu cam.
- Khối u mũi: đa số là lành tính và thường rất hiếm nhưng vẫn có thể xuất hiện và dẫn đến chảy máu mũi. Tuy nhiên, cần kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
- Một số nguyên nhân khác: sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu, viêm mũi mãn tính, dị ứng, nhiễm trùng… Những bất thường này làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu.
- Giữ bình tĩnh và trấn an bé.
- Giữ bé ở tư thế ngồi hoặc đứng, nghiêng đầu nhẹ về phía trước.
- Bóp phần nửa dưới của mũi bé (phần mềm) bên mũi chảy máu và giữ chặt trong vòng mười phút.
- Thả tay ra sau 10 phút, nếu máu không ngừng chảy hãy lặp lại bước này.
- Cho trẻ thư giãn một lúc sau khi chảy máu mũi. Không khuyến khích xì mũi, ngoáy hoặc cọ xát mũi.
- Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã làm các bước trên.
- Trẻ bị chảy máu cam nhiều lần trong thời gian ngắn.
- Trẻ bị hoa mắt, choáng váng.
- Tim đập nhanh, khó thở, trẻ trông nhợt nhạt bất thường, đổ mồ hôi.
- Trẻ nôn ra máu, sốt cao liên tục từ 2 - 3 ngày hoặc phát ban.
Bình luận
Tìm kiếm
Tin mới nhất
Mới nhất21/12/2024
CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU - ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
16/12/2024
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) THÀNH CÔNG TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC UNG BƯỚU VỚI CÁC DIỄN GIẢ ĐẾN TỪ BỆNH VIỆN RAFFLES SINGAPORE VÀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM
12/12/2024
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)
Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên
Đội ngũ bác sĩCác chuyên gia tại AIH
Nguyễn Đình Mỹ
Khoa Tai Mũi Họng
Bác sĩ CKII Nguyễn Đình Mỹ nguyên là Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Hạng I tại TP.HCM, từng tham gia đào tạo thực hành lâm sàng cho nhiều thế hệ Bác sĩ trẻ chuyên khoa Tai – Mũi - Họng. Với gần 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh ở chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cùng nhiều công trình nghiên cứu và bài báo chuyên môn được xuất bản, Bác sĩ CKII Nguyễn Đình Mỹ hiện nay đang công tác tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ với vai trò Bác sĩ Tai Mũi Họng.
Tìm hiểu thêm
Từ khóa » Sợ Bị Chảy Máu
-
Bạn Biết Gì Về Chứng Sợ Máu? - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Sợ Máu (Hemophobia): Nguyên Nhân Và Cách Vượt Qua
-
Chảy Máu Cam ở Người Lớn: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
1001 Thắc Mắc: Vì Sao Nhiều Người Cứ Nhìn Thấy Máu Là Ngất Xỉu?
-
Vì Sao Có Những Người Khi Thấy Máu Là Ngất? - Bách Hóa XANH
-
Chảy Máu Tai Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BIỂU HIỆN QUA MÁU TRONG PHÂN
-
Chảy Máu Cam ở Trẻ Gia Tăng Khi Thời Tiết Hanh Khô Và Cách Xử Trí
-
Trẻ Thi Thoảng Bị Chảy Máu Mũi Là Bị Làm Sao?
-
Chảy Máu Cam Ở Trẻ: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Chấn Thương Sọ Não (TBI) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chảy Máu Mũi (Chảy Máu Cam)
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa