Chế độ Quân Chủ – Wikipedia Tiếng Việt

Một phần trong loạt bài về
Chế độ quân chủ
Vương miện hoàng gia
Khái niệm chính
    • Vua
    • Chủ nghĩa quân chủ
  • Quyền lực thần thánh của quân chủ
    • Thiên mệnh
    • Đặc quyền hoàng gia
Các loại
  • Chuyên chế
  • Công quốc
    • Đại công quốc
  • Cộng hòa quý tộc
  • Emirate
  • Ethnarch
  • Hãn quốc
  • Hoàn vũ
  • Hỗn hợp
  • Kép
  • Phi chủ quyền
  • Lập hiến
  • Liên bang
  • Liên hiệp vương triều
  • Liên minh cá nhân
  • Liên minh thực tế
  • Ngũ đầu chế
  • Nhị đầu chế
  • Nhiếp chính
    • Đồng nhiếp chính
  • Pháp gia (Trung Hoa)
  • Quốc dân
  • Signoria
  • Thân vương quốc
  • Thế tập
  • Thiện nhượng
  • Tuyển cử
  • Tam đầu chế
  • Tứ đầu chế
  • Tự xưng
Lịch sử
  • Thành lập Đế quốc La Mã
  • Magna Carta
  • Khởi đầu Đế quốc Ottoman
    • Cách mạng Vinh Quang
    • Cách mạng Pháp
    • Trienio Liberal
    • Đệ Nhất Đế chế Pháp
    • Nội chiến Bồ Đào Nha
    • Đệ Nhị Đế chế Pháp
    • Thống nhất nước Ý
    • Minh Trị Duy tân
  • Thỏa thuận Áo-Hung
  • Thống nhất nước Đức
  • Cách mạng 5 tháng 10 năm 1910
  • Thành lập Cộng hòa Brazil
    • Cách mạng Tân Hợi
    • Cách mạng Nga
  • Cách mạng Xiêm 1932
  • Thành lập Cộng hòa Ý
  • Tây Ban Nha chuyển sang nền dân chủ
    • Cách mạng Iran
    • Campuchia hiện đại
  • Nội chiến Nepal
Chủ đề liên quan
  • Gia miện
  • Gia tộc
    • Cây phả hệ
    • Con hoang
    • Dòng dõi
  • Danh sách nền quân chủ
    • Cựu vương quốc
    • Hiện hành
    • Phi chủ quyền
  • Chỉ trích
  • Giới quý tộc
    • Tước vị
    • Quý tộc vương quốc
  • Người đòi hỏi vương vị
    • Danh sách
  • Người thừa kế
    • Ấn định
    • Lâm thời
  • Người tạo vua
  • Người thống trị
  • Lãnh tụ bù nhìn
  • Số tôn hiệu
  • Soán ngôi
    • Danh sách
  • Tước hiệu
  • Thiên hoàng chế
  • Thứ tự kế vị
    • Chiến tranh
    • Khủng hoảng
    • Khuyết vị
    • Nổi loạn
    • Vua đối lập
  • Triều đại
    • Danh sách triều đại
  • Vua triết học
  • Vương quốc
    • Đế quốc
    • Reich
Chủ đề Chính trị
  • x
  • t
  • s

Chế độ quân chủ, đôi khi được gọi là chế độ quân quyền, là một thể chế chính quyền trong đó một vị vua đảm nhiệm chức vị nguyên thủ quốc gia cho tới khi qua đời hoặc thoái vị. Tính chính danh và thẩm quyền của vua dao động từ rất hạn chế và tượng trưng (quân chủ lập hiến) đến hoàn toàn chuyên quyền (quân chủ chuyên chế), trải rộng trên các lĩnh vực hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tranh vẽ Thần vũ Thiên hoàng, Nhật Bản
Bưu thiếp năm 1908 vẽ chân dung của các vua và nữ vương trên thế giới

Thể chế xưa kia trong thời quân chủ phần đông là chế độ quân chủ chuyên chế. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà vua hay nữ hoàng lãnh đạo, được kế thừa theo nguyên tắc cha truyền con nối. Chế độ quân chủ tuyệt đối thường dùng hình thức phong kiến (hình thức phân phong đất đai) để truyền nối và chiếm hữu đất đai. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, như vua Nghiêu, vua Thuấn, v.v. những trường hợp thiện nhượng.

Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế (Trung Quốc cổ đại, Đại Việt, Ai Cập cổ đại, Babylon, Ba Tư...), trong đó có thể chia ra 2 hình thức là quân chủ trung ương tập quyềnquân chủ phân quyền cát cứ (với lãnh chúa, chư hầu...).[1] Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến.

Chế độ Quân chủ chuyên chế xuất hiện ở Athena thế kỷ V – VI TCN (thời kỳ Dân chủ Athena), trong đó cơ quan quyền lực nhà nước đều được bầu ra và hoạt động theo nhiệm kỳ.[1] Cách mạng tư sản Anh năm 1652 cũng đem đến nhiều thay đổi. Trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ phổ thông thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ hay là một hình thái của chế độ quân chủ.

Thể chế về chế độ quân chủ phổ biến thời nay là chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong tay vua hay nữ hoàng. Vua hay nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần, còn mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội do nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo.

Quân chủ trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó Quốc vương Anh Charles III là quân chủ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và đồng thời cũng là quân chủ của 14 quốc gia độc lập khác (tức Khối thịnh vượng chung Anh). Có thể chia ra 2 hình thức là Quân chủ hạn chế và Quân chủ tuyệt đối (Quân chủ tập trung).

  Chế độ quân chủ tuyệt đối  Chế độ quân chủ bán lập hiến (phân nửa)  Chế độ quân chủ lập hiến  Khối thịnh vượng chung Anh  Chế độ quân chủ địa phương (truyền thống)
Quân chủ hạn chế

Hầu hết các quốc gia Quân chủ hiện nay đều theo chế độ Quân chủ lập hiến hay Quân chủ đại nghị, Quân chủ Cộng hòa. Vua (hay Nữ hoàng) là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ mang tính tượng trưng hơn là thực quyền. Còn hoạt động lập pháp do nghị viện nắm giữ, hoạt động hành pháp do thủ tướng nắm giữ, và hoạt động tư pháp do tòa án đảm nhiệm (Tam quyền phân lập).

Các quốc gia Vương quốc Khối thịnh vượng chung không có vua hay nữ hoàng riêng, mà xem Vua Anh hay là Nữ vương Anh như quốc vương chung của họ và ở mỗi quốc gia này đều có 1 Toàn quyền thay mặt cho vương quyền từ Anh Quốc.

Tại các công quốc như Luxembourg, Monaco, Andorra, Liechtenstein, người đứng đầu là Đại công tước hay là Hoàng thân, Vương công. Tại Mã Lai Á và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất còn tồn tại hình thức các tiểu vương.

Hiện nay không chỉ nước Anh mà nhiều quốc gia khác trên thế giới, mặc dù tên gọi là quân chủ nhưng lại được đánh giá là nhà nước dân chủ, ví dụ như nhà nước Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luxembourg, Thụy Điển ở châu Âu hay Nhật Bản ở châu Á.

Quân chủ tập trung

Ngoại trừ vài quốc gia còn theo chế độ quân chủ tuyệt đối, là Oman, Brunei, Ả Rập Xê Út, Eswatini và Qatar, trong số đó, hầu hết là các nền Quân chủ Hồi giáo. Quân chủ tập trung khi nhà vua hay nữ hoàng có quyền hạn lớn với 3 công cụ của pháp luật (lập pháp, hành pháp và tư pháp thay vì tam quyền phân lập).

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chế độ dân chủ
  • Chế độ độc tài
  • Danh sách vị quân chủ đương nhiệm trên thế giới

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chế độ quân chủ[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: Chế độ quân chủ
  • Thomas Paine (1737–1809), Bàn về Nguồn gốc và Cơ cấu của Chính quyền Quân chủ Nói chung & Hiến pháp của Anh quốc Nói riêng Lưu trữ 2013-05-27 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Các nền quân chủ
Các quốc giaQuân chủ chuyên chế
  • Brunei
  • Eswatini
  • Oman
  • Ả Rập Saudi
  • Vatican
Crown of St. Edward
Crown of St. Edward
Quân chủ lập hiến
  • Antigua và Barbudac
  • Úcc
  • Andorra
  • Bahamasc
  • Bahrain
  • Barbadosc
  • Belizec
  • Bỉ
  • Bhutan
  • Campuchia
  • Canadac
  • Đan Mạch
  • Grenadac
  • Jamaicac
  • Nhật Bảnj
  • Jordan
  • Kuwait
  • Liechtenstein
  • Lesotho
  • Luxembourg
  • Malaysia
  • Maroc
  • Monaco
  • Hà Lan
  • Nepaln
  • New Zealandc
  • Na Uy
  • Papua New Guineac
  • Qatarq
  • Tây Ban Nha
  • Saint Kitts và Nevisc
  • Saint Luciac
  • Saint Vincent và Grenadinesc
  • Quần đảo Solomonc
  • Thụy Điển
  • Thái Lan
  • Tonga
  • Tuvaluc
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtu
  • Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Irelandc
Các quốc giaQuân chủ tuyển cử
  • Andorra
  • Campuchia
  • Eswatini
  • Kuwait
  • Malaysia
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtu
  • Vatican
Các quốc gia quân chủcòn đang tranh cãi
  • Alo (Wallis và Futuna)
  • Ankole (Uganda)
  • Ashanti (Ghana)
  • Buganda (Uganda)
  • Bunyoro (Uganda)
  • Busoga (Uganda)
  • Dagbon (Ghana)
  • Māori (New Zealand)
  • Sigave (Wallis và Futuna)
  • Tây Tạng (Trung Quốc)
  • Toro (Uganda)
  • Uvea (Wallis và Futuna)
  • Yogyakarta (Indonesia)
  • Zululand (Cộng hòa Nam Phi)
  • (c) Tất cả 16 vương quốc thịnh vượng chung có chung một đại diện (Vương quốc Liên Hiệp Anh dưới thời Elizabeth II)
  • (j) Quốc vương được cho là người đứng đầu quốc gia
  • (n) Hiện còn đang tranh cãi
  • (q) Hiện thân của Quân chủ chuyên chế nhưng tự xưng là Quân chủ lập hiến
  • (u) Tổng thống được xem là Quốc vương
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4040034-7
  • LCCN: sh85086679
  • NKC: ph122964
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề cơ bản này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Chế độ Phong Kiến Tiếng Anh Là Gì