Chỉ Luân Chuyển Công Tác Công Chức Là Quản Lý, Lãnh đạo?
Có thể bạn quan tâm
Chỉ công chức là quản lý, lãnh đạo phải luân chuyển công tác?
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời gian nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ (theo khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ công chức năm 2008).
Từ định nghĩa nêu trên, việc luân chuyển được thực hiện với công chức lãnh đạo, quản lý, chuyển từ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của nhiệm vụ.
Không chỉ vậy, Điều 52 Luật Cán bộ, công chức một lần nữa khẳng định:
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử udnjg công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Để hướng dẫn chi tiết quy định luân chuyển công chức, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 93 năm 2010 nêu rõ:
Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch
Đồng thời, theo quy định tại Điều 36 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, luân chuyển công chức được thực hiện trong 02 trường hợp:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Luân chuyển giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định, luân chuyển chỉ thực hiện với công chức lãnh đạo, quản lý, được thực hiện trong một thời gian nhất định và là một trong những quy định nhằm nâng cao năng lực của công chức đó.
Chỉ luân chuyển công tác công chức là quản lý, lãnh đạo? (Ảnh minh họa)
Luân chuyển, công chức được hưởng lương thế nào?
Chế độ, chính sách dành cho công chức luân chuyển được quy định cụ thể như sau:
- Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ: Phải chuyển ngạch và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định luân chuyển (khoản 4 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP);
- Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm: Được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển (khoản 3 Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP).
Không chỉ vậy, theo quy định tại Điều 71 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức luân chuyển được thuê nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng trong thời gian đảm nhiệm công tác nhưng phải trả lại khi hết thời hạn luân chuyển.
Đáng chú ý: Trong thời gian xử lý kỷ luật không thực hiện luân chuyển (theo khoản 17 Điều 1 luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức 2019).
Trên đây là quy định về việc luân chuyển công tác được áp dụng với công chức là quản lý, lãnh đạo. Độc giả có thể theo dõi thêm các quy định khác về luân chuyển công tác tại đây:
>> Cán bộ bắt buộc phải định kỳ luân chuyển công tác?
Từ khóa » Việc Luân Chuyển Công Chức được Thực Hiện Trong Các Trường Hợp Sau đây
-
Quy định Về Luân Chuyển Cán Bộ, Công Chức Mới Nhất Năm 2022
-
Các Trường Hợp được Thực Hiện Việc Luân Chuyển Công Chức
-
Việc Luân Chuyển Công Chức Lãnh đạo, Quản Lý được Pháp Luật Hiện ...
-
Phân Biệt điều động Và Luân Chuyển Công Chức
-
Tư Vấn Chuyển Công Tác đối Với Cán Bộ Công Chức Theo Quy định Mới ...
-
Danh Mục Và Thời Hạn định Kỳ Chuyển đổi Vị Trí Công Tác ... - Bộ Nội Vụ
-
13. Luân Chuyển Công Chức Lãnh đạo, Quản Lý - Dulieuphaply
-
Sự Khác Nhau Giữa Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Với Luân Chuyển Cán Bộ
-
Quy định Mới Về Chuyển đổi Vị Trí Công Tác đối Với Cán Bộ, Công Chức
-
Các Trường Hợp Công Chức Chưa Phải Chuyển đổi Vị Trí Công Tác
-
Tìm Hiểu Một Số Quy định Về Công Chức, Viên Chức - Sở Tư Pháp
-
Quy định Về Luân Chuyển Cán Bộ Công Chức Mới Nhất 2022
-
Những điểm Mới, Sửa đổi, Bổ Sung Về Tuyển Dụng Và Tiếp Nhận Vào ...
-
Điều 2. Quyết định Này Có Hiệu Lực Thi Hành Kể Từ Ngày 10 Tháng 8 ...