Quy định Về Luân Chuyển Cán Bộ Công Chức Mới Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Luân chuyển cán bộ là gì?
- Đối tượng luân chuyển cán bộ công chức?
- Quy định của pháp luật về luân chuyển công tác công chức
- Quy trình thực hiện việc luân chuyển
Luân chuyển cán bộ công chức không còn là hoạt động quá xa lạ đối với tất cả chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề luân chuyển cán bộ công chức.
Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những quy định về luân chuyển cán bộ công chức mới nhất.
Luân chuyển cán bộ là gì?
Việc luân chuyển cán bộ được quy định cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 11 – Điều 7 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.Đối tượng luân chuyển cán bộ công chức?
Căn cứ Điều 52 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về luân chuyển công chức: Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng san Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đạo tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ.(Điều 3 – Quyết định số 98 quyết định của Trung ương).
Trong quá trình công tác, để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người thì công tác luân chuyển cán bộ, công chức là một việc cần thiết và ý nghĩa. Tuy nhiên, việc luân chuyển này phải theo đúng quy định, đúng trình tự, quy trình để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được luân chuyển.
Quy định của pháp luật về luân chuyển công tác công chức
Nội dung này sẽ phân tích quy định về luân chuyển cán bộ công chức theo quy định hiện nay.
Quy định tại khoản 11 – Điều 7 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Điều 52 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008, quy định về luân chuyển công chức: căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 55 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điều 55. Đối tượng, phạm vi luân chuyển
1. Đối tượng luân chuyển:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.
Luân chuyển cán bộ công chức mới nhất liên quan tới công cuộc chống tham nhũng:
Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ thực hiện đối với cán bộ, công chức không giữa chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo và không làm thay đổi tính chất công việc của cán bộ, công chức, viên chức; chỉ chuyển đổi từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018,
+ Cơ quan, tổ chức đơn vị nào phải thực hiện việc chuyển đổi:
Căn cứ quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm:
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.
+ Những vị trí công tác nào phải thực hiện việc chuyển đổi:
Điều 25 – Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định cụ thể: Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Chánh án Toàn án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
+ Nguyên tắc và trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển đổi:
Căn cứ quy định tại Điều 24 – Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ các nguyên tắc: bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức. Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Quy trình thực hiện việc luân chuyển
Việc luân chuyển cán bộ công chức cần phải có kế hoạch luân chuyển cụ thể và thực hiện theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:
– Đề xuất chủ trương luân chuyển;
– Đề xuất về nhân sự luân chuyển;
– Chuẩn bị về nhân sự luân chuyển;
– Thực hiện việc trao đổi với những cơ quan có liên quan về công chức dự kiến luân chuyển;
– Cuối cùng là tổ chức thực hiện việc luân chuyển.
Như vậy, trên đây là một số kiến thức về quy định về luân chuyển cán bộ công chức mới nhất.
Từ khóa » Việc Luân Chuyển Công Chức được Thực Hiện Trong Các Trường Hợp Sau đây
-
Quy định Về Luân Chuyển Cán Bộ, Công Chức Mới Nhất Năm 2022
-
Các Trường Hợp được Thực Hiện Việc Luân Chuyển Công Chức
-
Việc Luân Chuyển Công Chức Lãnh đạo, Quản Lý được Pháp Luật Hiện ...
-
Phân Biệt điều động Và Luân Chuyển Công Chức
-
Tư Vấn Chuyển Công Tác đối Với Cán Bộ Công Chức Theo Quy định Mới ...
-
Danh Mục Và Thời Hạn định Kỳ Chuyển đổi Vị Trí Công Tác ... - Bộ Nội Vụ
-
13. Luân Chuyển Công Chức Lãnh đạo, Quản Lý - Dulieuphaply
-
Chỉ Luân Chuyển Công Tác Công Chức Là Quản Lý, Lãnh đạo?
-
Sự Khác Nhau Giữa Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Với Luân Chuyển Cán Bộ
-
Quy định Mới Về Chuyển đổi Vị Trí Công Tác đối Với Cán Bộ, Công Chức
-
Các Trường Hợp Công Chức Chưa Phải Chuyển đổi Vị Trí Công Tác
-
Tìm Hiểu Một Số Quy định Về Công Chức, Viên Chức - Sở Tư Pháp
-
Những điểm Mới, Sửa đổi, Bổ Sung Về Tuyển Dụng Và Tiếp Nhận Vào ...
-
Điều 2. Quyết định Này Có Hiệu Lực Thi Hành Kể Từ Ngày 10 Tháng 8 ...