Chi Phí Của Doanh Nghiệp Là Gì? - Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Trong hoạt động kinh doanh, việc hiểu rõ và tính toán các loại chi phí trong doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng với các nhà quản trị. Năm bắt được các chi phí, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược quản lý và sử dụng hiệu quả, có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh. Vậy cụ thể chi phí của doanh nghiệp là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm chi phí của doanh nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật doanh nghiệp 2020
NỘI DUNG TƯ VẤN
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
- CÁC LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
- QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Để hiểu rõ hơn về chi phí của doanh nghiệp, trước hết bạn cần hiểu chi phí là gì?
Chi phí được hiểu là giá trị của nguồn lực được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Bản chất của chi phí là sự đánh đổi để lấy một kết quả khác, kết quả này thể hiện dưới dạng vật chất như sản phẩm, nhà xưởng, tiền… hoặc không phải dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ.
Như vậy, Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, quản lý doanh nghiệp và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
CÁC LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm:
Thứ nhất, Chi phí sản xuất sản phẩm: Đó là sự tiêu hao các loại vật tư (nguyên, nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ…), hao mòn máy móc thiết bị, tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).
Thứ hai, Chi phí tiêu thụ sản phẩm: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định như chi phí bán hàng (chi phí về bao gói sản phẩm, chi phí vận chuyển, bảo quản, giới thiệu sản phẩm, bảo hành sản phẩm…) và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí phục vụ cho việc điều hành hoạt động chung của cả tổ chức, như tiền lương ban giám đốc, lương nhân viên hành chính, khấu hao nhà văn phòng, điện – nước – điện thoại văn phòng công ty… Các chi phí quản lý doanh nghiệp thường không thay đổi theo doanh thu nên việc so sánh tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp với tốc độ tăng doanh thu sẽ giúp đánh giá về hiệu quả quản lý.
Thứ ba, Thuế gián thu (thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). Đối với doanh nghiệp, những khoản tiền thuế phải nộp là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải ứng trước cho người tiêu dùng hàng hóa và chỉ được thu hồi khi các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ. Vì thế, nó được xem như là một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, Chi phí ngoài sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này có thể là chi phí quản lý khách hàng, chi phí tiếp thị, chi phí chăm sóc khách hàng… Để giảm thiểu chi phí ngoài sản xuất, doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp tối ưu quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Các giải pháp công nghệ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí quản lý, vận hành doanh nghiệp.
Các chi phí nêu trên phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và được bù đắp từ doanh thu kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
Quản lý chi phí doanh nghiệp là một công việc đòi hỏi người quản trị cần nắm rõ cơ cấu tổ chức và chuẩn hóa quy trình quản lý cũng như tối ưu chi phí của doanh nghiệp hiệu quả để mang lại lợi nhuận lớn hơn.
Để có thể tối ưu hóa lợi nhuận thì mỗi doanh nghiệp phải tăng tối đa doanh thu và giảm tối đa chi phí. Đối với nhiều doanh nghiệp chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không hề nhỏ. Một trong những chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả là xác định được định mức quản lý doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải theo dõi chi phí liên quan phát sinh khi doanh nghiệp hoạt động và chi phí liên quan phát sinh khi doanh nghiệp không hoạt động. Bởi vì lợi nhuận được xác định bằng doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được trừ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để hoạt động, lợi nhuận có thể được tăng lên bằng cách tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động. Bởi vì việc cắt giảm chi phí thường có vẻ như là một cách dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn để tăng lợi nhuận, do đó các nhà quản lý thường sẽ nhanh chóng chọn phương pháp cắt giảm chi phí.
Tuy nhiên, cắt giảm chi phí hoạt động quá nhiều có thể làm giảm năng suất của doanh nghiệp và do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị giảm. Mặc dù giảm bất kỳ chi phí hoạt động cụ thể nào thường sẽ làm tăng lợi nhuận ngắn hạn, nó cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn. Ví dụ: nếu một doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo, lợi nhuận ngắn hạn của họ sẽ có khả năng cải thiện, vì họ đang chi tiêu ít tiền hơn cho chi phí hoạt động. Tuy nhiên, bằng cách giảm quảng cáo, doanh nghiệp cũng có thể giảm khả năng tạo doanh thu mới và lợi nhuận trong tương lai có thể bị ảnh hưởng. Cách tốt nhất, các doanh nghiệp nên tìm cách giữ chi phí hoạt động càng thấp càng tốt trong khi vẫn duy trì khả năng tăng doanh số. Để có thể làm được điều này, nhà quản lý cần hiểu rõ chi phí hoạt động và cách quản lý chi phí hoạt động một cách hiệu quả.
Như vậy, Luật Phamlaw đã cung cấp cho Quý khách hàng đầy đủ các thông tin về chi phí của doanh nghiệp là gì và những vấn đề liên quan tới chi phí của doanh nghiệp để giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như Quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ và giải đáp.
Chi phí của doanh nghiệp là gì – Luật Phamlaw
> Xem thêm:
- Tài sản của doanh nghiệp là gì
- Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp
- Trở thành cướp chỉ vì thiếu tiền đóng học
- Nghị định Số: 60/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000
- Phát ngôn Tân Hiệp Phát sau hàng loạt những sự cố
- Thủ tục mở đại lý, cửa hàng theo Luật Doanh nghiệp
- Tranh chấp thành viên góp vốn khi giải thể doanh nghiệp
- Danh mục địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư mới nhất
- Cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài
- Pháp luật về quyền sở hữu
- Thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi đăng ký thành lập
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Hà Nam Nhanh Chuyên Nghiệp
Bài viết cùng chủ đề
- Thủ tục đăng ký thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập năm 2018
- Quy định về giao dịch tiền ảo tại Việt Nam
- Quy định về cổ tức và chia cổ tức trong doanh nghiệp
- Điều kiện áp dụng thuế suất 0% thuế Giá trị gia tăng đối với vận tải quốc tế
- Quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần
- Quy định pháp luật về trụ sở chính của doanh nghiệp
- Mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì phải làm sao?
- Tư vấn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung
Từ khóa » Chi Phí Là Gì
-
Chi Phí Là Gì ? Phí Và Lệ Phí Là Gì? Những Quy định Của Pháp Luật Liên ...
-
Chi Phí – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chi Phí Là Gì? Chi Phí Cơ Hội, Chi Phí đầu Ra Và Chi Phí Cố định?
-
Chi Phí Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chi Phí Là Gì? Phân Loại Chi Phí Chi Tiết Nhất - MISA AMIS
-
Chi Phí Là Gì Và Những Cách Hiểu Sai Lầm Về Chi Phí
-
Phí Là Gì? Lệ Phí Là Gì? Chi Phí Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chi Phí Là Gì? Các Loại Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Thương Mại
-
Chi Phí Là Gì? Điều Kiện Ghi Nhận Chi Phí Trong đơn Vị Kế Toán?
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Chi Phí Sản Xuất Bao Gồm Những Loại Nào
-
Các Loại Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì?
-
Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Là Gì? Làm Thế Nào Để Tối Ưu?
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Vai Trò Của Chi Phí ...
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Khái Niệm Và Phân Loại Update 2022