Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Chi Phí Sản Xuất Bao Gồm Những Loại Nào

Việc nghiên cứu các loại chi phí sản xuất sẽ giúp việc tổ chức kế toán, hạch toán kinh tế tại doanh nghiệp được vận hành đúng đắn và phát huy được vai trò của công tác quản lý sản xuất doanh nghiệp nói chung. Vậy chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất bao gồm những loại nào? Bài viết hôm nay sẽ tập trung giải thích về ý nghĩa, vai trò, cách tính cũng như cách phân loại chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thuật ngữ kinh tế này. Từ đó, tạo tiền đề cho các phương án giúp tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc giảm thiểu chi phí sản xuất để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất (hay chi phí chế tạo sản phẩm) là số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho các nguyên vật liệu, đối tượng lao động cũng như sức lao động của con người được sử dụng hay phát sinh trong quá trình sản xuất.

Hay nói cách khác, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

chi phí sản xuất bao gồm

Công thức tính chi phí sản xuất

Công thức tính chi phí sản xuất như sau:

Chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí lao động sản xuất + Chi phí máy móc và thiết bị + Chi phí quản lý sản xuất + Chi phí khác

Trong đó:

Loại chi phíĐịnh nghĩaCông thức tính
Chi phí nguyên vật liệuLà khoản chi phí được dùng cho việc mua và xử lý nguyên vật liệ dùng trong sản xuấtChi phí nguyên liệu = Số lượng nguyên liệu x Giá của 1 nguyên liệu
Chi phí lao động sản xuấtLà các chi phí doanh nghiệp phải trả cho nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất (bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng,…)Chi phí lao động sản xuất = Số giờ lao động cần thiết x Mức lương trung bình của nhân sự
Chi phí máy móc, thiết bịBao gồm các khoản phí liên quan đến việc sử dụng và bảo trì máy móc, thiết bị sản xuấtChi phí máy móc và thiết bị = Giá máy móc và thiết bị / Tuổi thọ trung bình của máy móc
Chi phí quản lý sản xuấtCác chi phí liên quan đến quản lý và giám sát quá trình sản xuấtChi phí quản lý sản xuất = Lương và phúc lợi của nhân sự quản lý + Chi phí vận hành cơ sở sản xuất
Chi phí khácBao gồm các chi phí liên quan khác như: Vận chuyển, chi phí thuê mặt bằng, chi phí bảo hiểm,…

Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, có thể phân biệt chi phí sản xuất và giá thành dựa vào các yếu tố dưới đây:

  • Về thời gian, khác với chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất được tính ngay khi doanh nghiệp phát sinh chi phí trong kỳ giá thành chỉ được tính khi sản phẩm hoàn thành.
  • Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí sản xuất.
  • Chi phí sản xuất về bản chất là cơ sở để tính giá thành. Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được khối lượng thành phẩm.

Đọc thêm bài viết về cách phân loại giá thành và phương pháp tính giá thành sản xuất

Ý nghĩa của chi phí sản xuất

Hai chiến lược cạnh tranh cơ bản mà mọi doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường đáp ứng được ít nhất một trong số đó để có thể tồn tại và phát triển là chất lượng và giá thành. Một sản phẩm đạt chất lượng với giá thành hợp lý là kết quả của công tác quản lý sản xuất đạt hiệu quả nói chung và quản lý chi phí sản xuất nói riêng. Chi phí sản xuất vì thế có ý nghĩa với không chỉ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia.

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều thành phần có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều thành phần có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Đối với doanh nghiệp: Chi phí sản xuất cho phép nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn thực trạng sản xuất và từ đó xây dựng những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, đồng thời tiết kiệm được chi phí sản xuất.
  • Ở cấp độ nhà nước: Dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, các cơ quan kinh tế nhà nước có thể nhìn nhận một cách tổng thể và khách quan sự phát triển của nền kinh tế đất nước, từ đó đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Chi phí sản xuất bao gồm những loại nào?

Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất đảm bảo tính dễ dàng nhận biết, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, phân loại chi phí sản xuất có thể được tiến hành dựa trên các tiêu thức dưới đây:

Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí

Cách thức phân loại này dựa trên nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp sao cho phù hợp. Các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí mà không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh.

Có 5 loại chi phí sản xuất

Có 5 loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất được phân loại theo yếu tố chi phí gồm 5 loại:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Chi phí lao động: Các chi phí về tiền lương phải trả cho nhân công, các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm mọi chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại kỳ báo cáo.
  • Chi phí khác bằng tiền: Toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên và được chi bằng tiền trong kỳ báo cáo.

Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế

Chi phí sản xuất theo cách phân loại này được chia thành ba khoản mục chi phí sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: Lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương…
  • Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại phân xưởng chưa được liệt kê ở hai khoản mục trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất chung cố định (những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất) và chi phí sản xuất chung biến đổi (thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất).

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ gồm hai loại:

  • Chi phí biến đổi: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
  • Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định. Điển hình của loại chi phí này là chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân.

Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Cách phân loại này chia chi phí sản xuất thành hai loại:

  • Chi phí trực tiếp: Bao gồm những khoản chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
  • Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ.

Phân loại chi phí sản xuất bao gồm nội dung cấu thành chi phí

Chi phí sản xuất phân loại theo phương thức này gồm:

  • Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chi phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương chi trả cho người lao động và chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Chi phí tổng hợp: Là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng có cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung.

Cách giảm chi phí sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Để tối ưu chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách giảm các chi phí thành phần như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí vận hành sản xuất…

Xem thêm chi tiết tại: 5 Cách giảm chi phí sản xuất

Nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm để tối ưu chi phí sản xuất

Nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm để tối ưu chi phí sản xuất

  • Tối ưu chi phí nguyên vật liệu: Ngoài việc đàm phán với nhà cung cấp hiện tại để có chi phí nhập hàng tốt nhất, nhà sản xuất nên tìm nhiều nhà cung cấp khác nhau để có sự so sánh về giá.
  • Giảm chi phí lưu kho: Số lượng hàng tồn kho lớn không chỉ chiếm diện tích lưu trữ mà còn tăng chi phí lưu kho của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp tính toán và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý để đảm bảo tồn kho an toàn và tối ưu chi phí lưu kho. Ngoài ra, đối với kho thành phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng kèm,… để giải quyết vấn đề hàng tồn.
  • Giảm tỷ lệ hàng lỗi: Tỷ lệ lỗi càng nhiều, chi phí sản xuất bị đội lên càng cao. Do đó, doanh nghiệp cần kiểm soát tốt chất lượng trong quy trình sản xuất. Điều này có thể thực hiện được bằng cách thiết lập quy trình kiểm tra chất lượng rõ ràng, áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao ý thức của công nhân khi tham gia sản xuất…
  • Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất: Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân công mà còn nâng cao hiệu suất và hiệu quả quản lý chất lượng. Chính vì vậy, đây hiện đang là phương án được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn.
Đăng ký ngay để được chuyên gia tư vấn lộ trình xây dựng nhà máy thông minh dành riêng cho doanh nghiệp bạn - Bản quy hoạch kiến trúc nhà máy thông minh toàn diện, chuẩn quốc tế - Giải quyết 4 bài toán lớn trong sản xuất: Tiến độ - Chất lượng - Chi phí - Giao hàng - Hỗ trợ tính toán năng lực sản xuất, lập kế hoạch, lập lịch sản xuất tối ưu - Tùy biến theo đặc thù của từng doanh nghiệp Đăng ký ngay

Nhìn chung, để có thể tiết kiệm và giảm thiểu sự tiêu hao vô nghĩa chi phí sản xuất trong quá trình vận hành doanh nghiệp, các đơn vị cần có cho mình những lộ trình, kế hoạch triển khai cụ thể, đúng đắn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tư vấn đáng tin cậy, hãy liên lạc với các chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 092.6886.855 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Chi Phí Là Gì