Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Khái Niệm Và Phân Loại Update 2022
Có thể bạn quan tâm
Trong sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất là một yếu tố quan trọng quyết định đến giá thành sản phẩm cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Vậy yếu tố chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất bao gồm những chi phí nào? Tất cả sẽ được Luận Văn 24 giải đáp chi tiết trong bài viết này. Tham khảo ngay nhé!
Mục lục ẩn- 1. Chi phí sản xuất là gì?
- a) Chi phí sản xuất chung là gì?
- b) Chi phí chế biến là gì?
- c) Chi phí sản xuất tư bản là gì?
- d) Chi phí sản xuất ký hiệu là gì?
- e) Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì?
- f) Chi phí ngoài sản xuất là gì?
- g) Tổng chi phí sản xuất là gì?
- h) Hàm tổng chi phí sản xuất là gì?
- 2. Ví dụ về chi phí sản xuất
- 3. Ý nghĩa của chi phí sản xuất
- 4. 8 nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
- 5. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
- 5.1. Phân theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- 5.2. Phân loại theo yếu tố chi phí
- 5.3. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
- 5.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm
- 5.5. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí
1. Chi phí sản xuất là gì?
Yếu tố chi phí là gì luôn nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc khi tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là khái niệm chi phí sản xuất là gì cũng như những thuật ngữ có liên quan đến các loại chi phí trong sản kinh doanh sản xuất hàng hoá, dịch vụ.
a) Chi phí sản xuất chung là gì?
- Chi phí sản xuất là các khoản phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh để chuyển hóa các nhân tố đầu vào thành khối lượng hàng hóa, dịch vụ mang giá trị cao hơn.
- Chi phí sản xuất là nhân tố quyết định đến giá thành của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.
b) Chi phí chế biến là gì?
Chi phí chế biến là tổng chi phí bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tài sản, chi phí bảo dưỡng nhà máy và các trang thiết bị, phí địa tô, thuế quan, lãi xuất, điện nước,…
c) Chi phí sản xuất tư bản là gì?
Việc xác định chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì có ý nghĩa lớn trong việc làm rõ mối quan hệ giữa phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
- Chi phí sản xuất tư bản là toàn bộ những chi phí lao động thực tế của toàn xã hội được dùng để sản xuất ra hàng hóa.
- Trong kinh doanh tư bản, chi phí sản xuất tư bản là mức chi phí để mua tư liệu sản xuất và sức lao động cũng như là giới hạn hiệu quả sản xuất kinh doanh của tư bản.
d) Chi phí sản xuất ký hiệu là gì?
Sau khi đã giải mã khái niệm chi phí sản xuất là gì thì tiếp theo bạn đọc sẽ cùng tìm hiểu xem chi phí sản xuất được ký hiệu là gì. Theo Mác, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ký hiệu như sau:
- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được ký hiệu là k
- Công thức tính chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa: k = c + v
e) Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì?
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh nhằm phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ theo phương pháp kê khai thường xuyên của doanh nghiệp.
f) Chi phí ngoài sản xuất là gì?
Chi phí ngoài sản xuất là các khoản chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất có liên quan đến quá trình bán sản phẩm hoặc chi phí phục vụ công tác quản lý chung của doanh nghiệp.
g) Tổng chi phí sản xuất là gì?
Tổng chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí về lao động cần thiết, lao động vật hoá cũng như các chi phí khác có liên quan đến sản xuất hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trong một điều kiện nhất định về công nghệ hay kỹ thuật.
h) Hàm tổng chi phí sản xuất là gì?
Hàm tổng chi phí sản xuất là một hàm đồng biến thể hiện sự vận động cùng chiều của mức tổng chi phí sản xuất và tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra trong một kỳ kinh doanh.
Trong sản xuất kinh doanh ngoài chi phí thì quản trị nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy quản trị nguồn nhân lực là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết đến từ Luận Văn 24. Tham khảo ngay!
2. Ví dụ về chi phí sản xuất
Sau khi đã tìm hiểu chi phí sản xuất là gì thì dưới đây sẽ là ví dụ minh họa cụ thể, dễ hiểu về yếu tố này:
Ví dụ: Khi doanh nghiệp sử dụng lao động phải chi tiền lương, tiền thưởng, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
3. Ý nghĩa của chi phí sản xuất
Hiểu được chi phí sản xuất là gì cũng như ý nghĩa của nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng cân nhắc mức giá thành của sản phẩm, dịch vụ. Ý nghĩa của chi phí sản xuất được thể hiện qua 4 khía cạnh chính:
- Chi phí sản xuất mang ý nghĩa rất lớn với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Vì nó chính là thang đo giá trị đầu vào của doanh nghiệp.
- Với kinh tế học vi mô, chi phí sản xuất có 1 vai trò quan trọng và nó có nhiều mối quan hệ với nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp và xã hội. Khi chi phí sản xuất giảm nó chính là cách mà các nhà quản trị tìm kiếm để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
- Chi phí sản xuất được xem là bài toán muôn thuở dành cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm qua đó tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng tính cạnh tranh của sản phẩm và lợi ích dành cho người tiêu dùng.
- Trên thực tế, giá thành sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có chi phí sản xuất. Do vậy để có thể tính giá thành của một sản phẩm hay hàng hóa bất kỳ, doanh nghiệp cần phải cân đo đong đếm nhiều yếu tố khác nhau.
Cân đối chi phí sản xuất và phát triển nguồn nhân lực sẽ là chìa khoá đem lại thành công cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm phát triển nguồn nhân lực và vai trò của nó thông qua bài chia sẻ thú vị của Luận văn 24. Xem ngay kẻo lỡ!
4. 8 nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
Trong khi tìm hiểu ý nghĩa và khái niệm chi phí sản xuất là gì thì doanh nghiệp cũng như cá nhân cần nắm vững 8 nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất để có sự quyết định hợp lý:
- Chi phí tiền lương: Sự thay đổi về quy mô lao động và năng suất lao động của nhân viên dẫn đến sự thay đổi tiền lương sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
- Năng suất lao động: Việc áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại góp phần tăng năng suất lao động, sử dụng ít lao động thủ công hơn dẫn đến chi phí sản xuất giảm.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá tăng sẽ có lợi cho nhập khẩu nguyên liệu khi đó chi phí sản xuất thấp hơn.
- Nguyên liệu thô: Chi phí nguyên liệu thô tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng.
- Thuế:Trong trường hợp thuế đánh vào người lao động tăng thì chi phí sản xuất sẽ tăng.
- Rào cản tài chính và thuế quan:Thủ tục giấy tờ và kê khai thuế quan phức tạp, mất nhiều thời gian sẽ đội chi phí sản xuất của doanh nghiệp lên cao.
- Chi phí vận chuyển: Khi quá trình vận chuyển xa, yêu cầu cao về bảo quan sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất tăng cao.
- Lãi suất: Việc tăng lãi suất đầu tư sẽ khiến các doanh nghiệp vay vốn đầu tư gặp khó khăn và khiến mức chi phí sản xuất tăng.
Trong quá trình tìm hiểu chi phí sản xuất là gì, nếu có bất kì ý kiến thắc mắc nào hay muốn biết thêm khía cạnh nào đó liên quan đến chi phí sản xuất thì có tìm đến sự giúp đỡ từ dịch vụ viết luận văn thuê Luận văn 24 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.
5. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Khi phân tích chi phí sản xuất là gì thì bạn cũng cần nắm vững chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm những gì. Sau đây, Luận Văn 24 sẽ gửi đến 5 cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh chi tiết nhất.
5.1. Phân theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Trong phân tích chi phí sản xuất là gì thì có nhiều tiêu thức khác nhau dùng làm căn cứ phân loại phân loại yếu tố chi phí trong đó phân theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh là tiêu thức phổ biến. Dựa theo tiêu thức này chi phí sản phẩm bao gồm:
- Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động bất thường: bao gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quản lý hành chính.
5.2. Phân loại theo yếu tố chi phí
Dựa theo yếu tố chi phí sản xuất là gì có thể phân loại chi phí theo những chi phí có cùng nội dung kinh tế trên cơ sở không phân biệt chi phí đó được phát sinh ở lĩnh vực nào, ở đâu, mục đích gì và ảnh hưởng ra sao.
- a) Yếu tố nguyên liệu, vật liệu
Yếu tố nguyên liệu, vật liệu gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…. đã được sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ những giá trị không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).
- b) Yếu tố nhiên liệu động lực
Trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi.
- c) Yếu tố lương và các khoản phụ cấp lương
Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức.
- d) Yếu tố BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
Trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức.
- e) Yếu tố khấu hao tài sản cố định
Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
- f) Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
- g) Yếu tố chi phí bằng tiền
- Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố kể trên.
- Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất và lập báo cáo sản xuất theo yếu tố….
Hoạch định nhân lực là yếu tố then chốt đảm bảo sự vận hành ổn định của doanh nghiệp. Bạn hãy cùng xem ngay bài viết từ Luận Văn 24 để biết thêm nhiều thông tin thú vị xoay quanh chủ đề hoạch định nguồn nhân lực.
5.3. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Để phân tích chi phí sản xuất là gì và tác động như thế nào đến giá thành sản phẩm, chi phí xuất được phân theo khoản mục chi phí với 5 loại chính:
- a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- b) Chi phí nhân công trực tiếp
Là chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- c) Chi phí sản xuất chung
Là chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất ngoài chi phí trực tiếp như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu,…
- d) Chi phí bán hàng
Bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để đảm bảo thực hiện đơn đặt hàng và giao sản phẩm đến khách hàng gồm: chi phí quảng cáo giao dịch, hoa hồng bán hàng,…
- e) Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bao gồm chi phí hành chính tổ chức văn phòng mà không thể xếp vào quá trình sản xuất như chi phí bồi thường hành thất, kế toán tổng hợp, quản lý toàn xí nghiệp.
5.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm
Cách phân loại tiếp theo khi nghiên cứu chi phí sản xuất là gì là theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm với 2 loại chính:
- a) Chi phí khả biến (Biến phí)
- Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành.
- Biến phí tính trên một đơn vị sản phẩm lại có tính cố định.
- b) Chi phí cố định (Định phí)
- Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành.
- Định phí tính cho một đơn vị sản phẩm lại biến đổi tỷ lệ nghịch với sản lượng sản phẩm.
5.5. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí
Tiêu chí cuối cùng trong khi tìm hiểu cách phân loại chi phí sản xuất là gì là dựa trên cách thức kết chuyển chi phí với 2 loại chi phí chính, gồm có:
- a) Chi phí sản phẩm
Chi phí sản xuất là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua.
- b) Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó. Nó được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh.
Nếu bạn đang loay hoay tìm tài liệu khi thực hiện luận văn chủ đề tạo động lực thì đừng quên theo dõi bài viết của Luận Văn 24 về cơ sở lý luận tạo động lực cho người lao động chi tiết để có thêm nhiều kiến thức và ý tưởng làm bài.
Trong bài viết hôm nay, Luận Văn 24 đã cùng bạn khám phá khái niệm chi phí sản xuất là gì, ví dụ minh họa cụ thể, ý nghĩa của chi phí sản xuất là gì, 8 yếu tố ảnh hưởng và 5 cách phân loại chi phí sản xuất chi tiết trong sản xuất kinh doanh. Hy vọng bạn đã nắm vững được những thông tin bổ ích liên quan đến chủ đề này. Chúc bạn luôn học tốt và thành công.
5/5 (1 Review) CEO Alma Đặng Thu TràCEO Alma Đặng Thu Trà là một nhà hoạt động giáo dục trẻ nổi bật trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, là người sáng lập website luanvan24.com, nơi cung cấp đa dạng các dịch vụ viết thuê luận văn, báo cáo, tiểu luận, essay, assignment và đồ án tốt nghiệp, cùng với các dịch vụ phân tích và xử lý số liệu SPSS.
Từ khóa » Chi Phí Là Gì
-
Chi Phí Là Gì ? Phí Và Lệ Phí Là Gì? Những Quy định Của Pháp Luật Liên ...
-
Chi Phí – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chi Phí Là Gì? Chi Phí Cơ Hội, Chi Phí đầu Ra Và Chi Phí Cố định?
-
Chi Phí Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chi Phí Là Gì? Phân Loại Chi Phí Chi Tiết Nhất - MISA AMIS
-
Chi Phí Là Gì Và Những Cách Hiểu Sai Lầm Về Chi Phí
-
Chi Phí Của Doanh Nghiệp Là Gì? - Phamlaw
-
Phí Là Gì? Lệ Phí Là Gì? Chi Phí Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chi Phí Là Gì? Các Loại Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Thương Mại
-
Chi Phí Là Gì? Điều Kiện Ghi Nhận Chi Phí Trong đơn Vị Kế Toán?
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Chi Phí Sản Xuất Bao Gồm Những Loại Nào
-
Các Loại Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì?
-
Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Là Gì? Làm Thế Nào Để Tối Ưu?
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Vai Trò Của Chi Phí ...