CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - Tài Liệu Text

  1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >
CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 108 trang )

21.1.2. Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình1.1.2.1. Khái niệm chi phí và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình1. Khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng công trìnhChi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xâydựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình.Do đặc điểm của sản xuất xây dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗicông trình có chi phí khác nhau được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹthuật và yêu cầu công nghệ trong quá trình xây dựng.Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là công việc giám sát các chi phí phátsinh trong quá trình thực hiện việc đầu tư dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đếnkhi bàn giao đưa vào sử dụng của các đối tượng quản lý.2. Khái niệm về kiểm soát chi phíKiểm soát chi phí xây dựng được hiểu là điều khiển việc hình thành chiphí, giá xây dựng công trình sao cho không phá vỡ hạn mức đã được xác địnhtrong từng giai đoạn, nó là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh nhữngphát sinh trong suốt quá trình quản lý dự án nhằm bảo đảm cho dự án đạtđược hiệu quả kinh tế đầu tư, lợi ích xã hội được xác định.Kiểm soát chi phí là quá trình kiểm soát chi tiêu trong giới hạn ngânsách bằng việc giám sát và đánh giá việc thực hiện chi phí.Kiểm soát chi phí là việc giúp dự án được thực hiện trong phạm vi ngânsách đã có và lưu ý đúng lúc vào các vấn đề về mặt chi phí có thể xảy ra nhằmcó các biện pháp giải quyết hay giảm thiểu chi phí.Kiểm soát chi phí kỹ thuật được sử dụng để giám sát chi phí cho dự ántừ giai đoạn ý tưởng đến giai đoạn quyết toán của dự án đầu tư xây dựng. 31.1.2.2. Cơ sở của việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trìnhCơ sở của việc xác định chi phí đầu tư xây dựng là thông qua chỉ tiêutổng mức đầu tư, dự toán công trình, giá thanh toán và quyết toán vốn đầu tưkhi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.Tổng mức đầu tư (TMĐT) là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tưxây dựng công trình và được ghi trong quyết định đầu tư. TMĐT được tínhtoán và xác định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Lập báo cáo đầu tư, lập dựán đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật). TMĐT là cơ sở để chủ đầu tư lậpkế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. TMĐTđược tính toán xác định theo 4 phương pháp là dựa trên thiết kế cơ sở, dựatrên công suất sử dụng và giá xây dựng tổng hợp hoặc suất vốn đầu tư, dựatrên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thựchiện và phương pháp kết hợp. Về nội dung, TMĐT thường bao gồm 7 thànhphần: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chiphí dự phòng.Dự toán xây dựng công trình được lập trong giai đoạn thực hiện đầu tư,dự toán xây dựng công trình được tính toán và xác định theo công trình xâydựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình. Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phíquản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòngcủa công trình. Dự toán được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc xácđịnh theo thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kếbản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 2 bước và 1 bước).1.1.2.3 . Các giai đoạn hình thành chi phí đầu tư xây dựng công trìnhChi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành và quản lý qua 3giai đoạn của quá trình đầu tư : 41. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:Giai đoạn này xác định tổng mức đầu tư, là chi phí dự tính của dự ánđược xác định từ thiết kế cơ sở, tính theo diện tích hoặc công suất sử dụnghoặc tính trên cơ sở số liệu các dự án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đãthực hiện. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lývốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là một trongnhững căn cứ quan trọng để đảm bảo tính khả thi của dự án và quyết định thựchiện dự án, đồng thời dùng làm hạn mức là giới hạn tối đa không được phépvượt qua nhằm làm mục tiêu quản lý giá xây dựng công trình, là sự chuẩn bị choviệc biên soạn tổng dự toán, dự toán ở các bước tiếp sau.2. Giai đoạn thực hiện đầu tưTrong giai đoạn này phải lập được dự toán và chi phí trong khâu đấu thầu:+ Dự toán xây dựng công trình: được lập căn cứ trên cơ sở khối lượngcác công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công vàđơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%),là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các bước tiếp theo.+ Chi phí được lập trong khâu đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Xácđịnh giá gói thầu, giá dự thầu, giá đánh giá và giá đề nghị trúng thầu.- Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầutrên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt và các quyđịnh hiện hành.- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.- Giá đề nghị trúng thầu là do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dựthầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sailệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.- Giá trúng thầu: Là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầulàm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. 5- Giá ký hợp đồng: Giá ký hợp đồng được xác định sau quá trình đấuthầu, khi ký kết hợp đồng nhận thầu thực hiện xây dựng công trình. Giá kýhợp đồng do bên giao thầu và bên nhận thầu cùng đồng ý thống nhất xác địnhđể làm cơ sở thanh toán của cả hai bên.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụngChi phí hình thành khi nghiệm thu bàn giao công trình là giá quyếttoán. Giá quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quátrình đầu tư xây dựng để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháplà chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảmđúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kếtvà các quy định khác của Nhà nước có liên quan.Hình 1.1. Sơ đồ hình thành chi phí theo các giai đoạn đầu tư 61.1.2.4 . Đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng đến việc hình thànhchi phí đầu tư xây dựng công trìnhSo với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặcđiểm kinh tế – kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp vàquá trình tạo ra sản phẩm của ngành.1. Sản xuất mang tính lưu động làm phát sinh chi phí đầu tư xây dựngCác công trình xây dựng nằm ở các địa điểm khác nhau. Sau khi hoànthành công trình; con người, công cụ lao động, máy móc phải di chuyển đếnđịa điểm mới. Các phương án về kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn thayđổi theo từng địa điểm xây dựng. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng haybị gián đoạn, làm phát sinh các chi phí cho khâu di chuyển lực lượng thi côngvà chi phí xây dựng các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công.Các đơn giá xây dựng công trình được quy định cho từng công trìnhtheo từng khu vực và theo từng loại công tác riêng biệt trên cơ sở các địnhmức chi phí về vật liệu, cước vận chuyển, giá ca máy và tiền lương của côngnhân xây lắp... Nếu các bảng giá này được tính toán phù hợp với mức giá trênthị trường thì giá sản phẩm xây dựng được xác định bằng phương pháp dựtoán cũng sẽ mang tính chất như giá thị trường tại một thời điểm nhất địnhNgoài ra khi tiến hành xây dựng công trình ở những vùng mới khaikhẩn, xa xôi hẻo lánh hoặc những công trình theo tuyến thường cần phải xâydựng những xí nghiệp phụ trợ (sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông cốtthép, khai thác đá...) hoặc những công trình tạm loại lớn (đường ô tô tạm, cầu,cống, nhà ở cho công nhân...). Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm xâydựng không có giá thống nhất trên thị trường như các sản phẩm công nghiệp.Từng sản phẩm xây dựng có giá riêng được xác định bằng phương pháp riênggọi là phương pháp lập dự toán. Cơ sở để lập dự toán là khối lượng công tác 7được xác định theo tài liệu thiết kế và chi phí xã hội cần thiết để hoàn thànhmột đơn vị khối lượng công tác tương ứng (gọi là đơn giá xây dựng).2. Chu kỳ sản xuất dài, có nhiều sự biến động ảnh hưởng đến chi phí XDSản phẩm xây dựng có quy mô lớn và mức độ phức tạp về kỹ thuật xâydựng công trình nên thời gian xây dựng công trình dài. Vì vậy, chúng đượctiến hành theo một trình tự nhất định bao gồm các giai đoạn khác nhau. Cáctài liệu thiết kế và giá trị dự toán xây dựng được tính toán đầy đủ và chính xácdần theo từng giai đoạn đó.Đặc điểm này làm cho công tác thanh toán, quyết toán gặp nhiều khókhăn, phải chú ý đến yếu tố thời gian khi lựa chọn phương án. Nếu công trìnhhoàn thành đưa vào sử dụng không đúng tiến độ không những làm thiệt hại vềkinh tế, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành có liên quan,nguyên nhân của tình trạng nợ đọng kéo dài.3. Sản phẩm XD mang tính đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng nên việcquản lý chi phí cũng mang những đặc thù riêngTừ đặc điểm của sản xuất xây dựng là sản xuất cá biệt theo đơn đặthàng nên việc mua bán sản phẩm được xác định trước khi thi công. Mỗi dự ánxây dựng công trình đều phải xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựngcông trình để làm căn cứ cho quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư vàxây dựng cũng như làm cơ sở để xây dựng giá gói thầu trong kế hoạch đấuthầu, xác định hạn mức kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, cấp phát vốn đầu tưđể thanh toán cho khối lượng thực hiện và quyết toán vốn đầu tư đã hoànthành. 84. Sản xuất xây dựng chủ yếu tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiềucủa các yếu tố tự nhiênĐặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng khi tiến hành xâydựng công trình phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, tránhthời kỳ mưa lũ, bão lụt, giảm thời gian tổn thất do thời tiết gây ra. Phải nghiêncứu các giải pháp để bảo đảm chế độ, chính sách thích hợp đối với người laođộng làm việc trong điều kiện ngoài trời, chế độ tiền lương, tiền thưởng vàcác khoản phụ cấp khác. Mặt khác, công tác tổ chức thi công, tổ chức laođộng tại hiện trường cần có các giải pháp bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho ngườilao động. Đồng thời phải tổ chức tốt hệ thống kho bãi để bảo quản vật tư, tàisản, tránh hư hỏng, mất mát tài sản, vật tư, thiết bị do thiên nhiên hoặc conngười gây ra trong hoạt động đầu tư và xây dựng.Chất lượng và chi phí xây dựng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điềukiện tự nhiên, khí hậu, do đó để quản lý tốt chi phí đầu tư xây dựng công trìnhđòi hỏi trước khi khởi công phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bịxây dựng. Công trình xây dựng phức tạp, có thể bao gồm nhiều hạng mục côngtrình, một hạng mục lại có thể bao gồm nhiều bộ phận kết cấu. Từ đặc điểmnày, yêu cầu vốn đầu tư lớn, do đó trong quản lý kinh tế, hoạt động đầu tư vàxây dựng đòi hỏi phải làm tốt công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư, lập định mứckinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.5. Quá trình sản xuất xây dựng quy mô lớn, phức tạp, thời gian XD kéo dàiTrong quá trình thi công xây dựng thường có nhiều đơn vị thuộc cácthành phần kinh tế tham gia thực hiện phần công việc của mình theo một trìnhtự nhất định về thời gian và không gian trên mặt bằng thi công chật hẹp. Đặcđiểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có trình độ phối hợp caotrong sản xuất để bảo đảm tiến độ thi công và chất lượng công trình. 9Ngoài ra do sự chi phối của đặc điểm này nên không chỉ phải có giảipháp để tổ chức phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thi công, mà cònphải nghiên cứu để có các biện pháp kiểm tra, giám sát tốt hoạt động thi côngcủa các đơn vị và sự phối hợp giữa các đơn vị nhằm bảo đảm chất lượng côngtrình và giảm tối đa lãng phí, thất thoát trong quá trình thực hiện dự án.1.1.3. Vốn ngân sách Nhà nướcVốn ngân sách nhà nước là một bộ phận vốn đầu tư xây dựng cơ bảnđược Nhà nước tập trung vào ngân sách Nhà nước dùng để đầu tư xây dựngcông trình theo mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước cho xây dựng cơbản. Trong mỗi thời kỳ, tùy vào điều kiện cụ thể và nhiệm vụ phát triển kinhtế - xã hội của đất nước mà nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tưxây dựng cơ bản với tỷ lệ khác nhau.Hiện nay nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước được bố trí trực tiếp chocác công trình văn hóa, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, cơ sở hạ tầng vànhững công trình trọng điểm quan trọng , có ý nghĩa làm thay đổi cơ cấu kinhtế của cả nước, của vùng lãnh thổ và địa phương.Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là quá trình Nhànước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung được dưới hình thức: thuế,phí, lệ phí ... để đầu tư cho xây dựng hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội. Cáckhoản chi này có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Vớiý nghĩa đó người ta coi khoản chi này là chi cho tích lũy.Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi được ưu tiên hàng đầu trongtổng chi ngân sách Nhà nước. Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhànước là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào ngânsách Nhà nước nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng,từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được thực hiện hàng năm 10nhằm mục đích để đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế,văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, các công trình không có khả năng thuhồi vốn.1.1.4. Dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sáchVốn ngân sách Nhà nước là vốn thuộc sở hữu toàn dân hoặc có nguồngốc toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo pháp luật. Người có thẩmquyền quyết định đầu tư là tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước được Chính phủgiao quyền hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.Tại khoản 1 Điều 4 Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11năm 2005 đã nêu rõ vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tíndụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốnđầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nướcquản lý.Xuất phát từ yêu cầu, nguyên tắc, mục tiêu và phạm vi đầu tư phát triểntừ ngân sách Nhà nước, quy chế về quản lý đầu tư của Chính phủ, dự án đầutư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách gồm các nội dung chủ yếu sau:- Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách:Các dự án được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quyhoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt.Các dự án được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện đầu tưphải có quyết định đầu tư phù hợp với những quy định về đầu tư xây dựng.Công tác lập kế hoạch vốn nhằm phân bổ cho các dự án đầu tư xâydựng cơ bản phải hợp lý, hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tếxã hội trong từng giai đoạn.- Phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, quy định các biện pháp, cách thức tổ chức và vận hành các biện pháp nhằm phân định rõ thẩm quyềnquản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của các cơ quan có thẩm quyền như sau: 11Thẩm quyền quyết định đầu tư;Thẩm quyền bố trí kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm;Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán, kết quả đấu thầu, chỉ định thầu;Thẩm quyền phê duyệt dự toán...Phân cấp quản lý vốn ĐT XDCB phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh củachính sách nhà nước về phân cấp quản lý kinh tế theo ngành, lãnh thổ. Mụcđích của cơ chế này nhằm giảm sự tập trung cao độ vào các cơ quan trung ươngđồng thời nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành , chính quyền địa phươngtrong việc quản lý các dự án thuộc phạm vi ngành, lãnh thổ mình phụ trách.- Công tác lập và quản lý quy hoạch: quy hoạch tổng thể phát triểnKTXH; quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch phát triển vùng... Mục đích,yêu cầu của công tác lập và quản lý quy hoạch là xây dựng những căn cứkhoa học, thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoạch định và chỉ đạo thực hiện cácchủ trương, các kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển trong 5 năm, 10năm và 15 năm.Quy hoạch giúp cho nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trongtỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầutư, khả năng hợp tác liên doanh, liên kết trên địa bàn cũng như với các tỉnhkhác. Mặt khác giúp các cấp ủy Đảng, UBND các cấp chỉ đạo, điều hành việcthực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đột phá phát triển phù hợp với cơchế thị trường.- Công tác lập, thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toánYêu cầu thẩm định dự án xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưngcơ bản của hoạt động đầu tư.Thẩm định dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đềcó liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trường, côngnghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt 12động, về quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăngtrưởng của nền kinh tế... với các thông tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụngtrong dự án.- Công tác thanh quyết toán nhằm đánh giá lại toàn bộ hoạt động đầu tư,xác định giá trị và hiệu quả thực tế của các dự án hoàn thành đưa vào khaithác sử dụng.- Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng- Công tác giám sát đánh giá dự án đầu tư1.2. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình1.2.1. Quyền và trách nhiệm của các cơ quan tham gia quản lý dự án1.2.1.1. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong việc quản lý chiphí đầu tư xây dựng công trìnhChủ đầu tư là người phải chịu trách nhiệm toàn diện trước người quyết địnhđầu tư và pháp luật về các mặt chất lượng, tiến độ, chi phí vốn đầu tư và các tráchnhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo qui định hiện hành của pháp luật.Chủ đầu tư có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:1. Chủ đầu tư có các quyền:- Chỉ định người kiểm soát chi phí ngay khi tiến hành thực hiện dự án đầutư xây dựng công trình; ký kết hợp đồng với tổ chức tư vấn kiểm soát chi phíhoặc cá nhân thực hiện kiểm soát chi phí không thuộc tổ chức của chủ đầu tư;- Xem xét, phê duyệt các hệ thống các báo cáo cần thiết lập trong quátrình kiểm soát chi phí do người kiểm soát chi phí lập để áp dụng trong quátrình kiểm soát chi phí;- Được quyền yêu cầu cá nhân, tư vấn kiểm soát chi phí đưa ra các đánhgiá, phân tích và đề xuất liên quan tới bất cứ vấn đề chi phí nào trong các giaiđoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình;

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú ThọGiải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
    • 108
    • 3,623
    • 19
  • Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu
    • 9
    • 711
    • 5
  • Tag Question Tag Question
    • 3
    • 626
    • 6
  • GIÁO ÁN KỲ I (MỚI) GIÁO ÁN KỲ I (MỚI)
    • 32
    • 299
    • 0
  • BaigiangDienTu 001 BaigiangDienTu 001
    • 23
    • 251
    • 0
  • GA Ly 7 cuc hay luon (ca nam) GA Ly 7 cuc hay luon (ca nam)
    • 76
    • 391
    • 0
  • Bao cao thi dua to Bao cao thi dua to
    • 24
    • 377
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.01 MB) - Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ-108 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Chi Phí Của Dự án đầu Tư