Tổng Mức đầu Tư Xây Dựng Là Gì? Các Chi Phí Của ... - Luật Dương Gia

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tổng mức đầu tư xây dựng là gì? 
  • 2 2. Các chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng:
  • 3 3. Xác định, thẩm định, phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng:
  • 4 4. Các phương pháp Xác định tổng mức đầu tư xây dựng:

1. Tổng mức đầu tư xây dựng là gì? 

Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.

2. Các chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng:

Các chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng được quy định cụ thể tại Nghi định Số: 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:

– Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;

– Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;

– Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;

– Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng;

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liên quan;

– Chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung như quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghi định10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các chi phí không thuộc các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4 Điều 4 Nghi định Số: 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

– Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

3. Xác định, thẩm định, phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng:

Chủ đầu tư thẩm định dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án. Trường hợp dự toán các chi phí này đã được phê duyệt trong tổng mức đầu tư xây dựng, chủ đầu tư xem xét quyết định việc chuẩn xác lại nếu cần thiết. Theo đó việc Xác định, thẩm định, phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng căn cứ tại điều 4 nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:

1. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.

2. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tư xây dựng hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ, tính chất dự án đã thực hiện, có sự phân tích, đánh giá để điều chỉnh quy đổi về mặt bằng giá thị trường phù hợp với địa điểm xây dựng, bổ sung những chi phí cần thiết khác của dự án.

3. Việc thẩm định, phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện đồng thời với việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.

Trong các trường hợp khác nhau thì Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án theo quy định của pháp luật.

Cũng theo như trên thì Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở quy mô diện tích sàn xây dựng, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình và các bộ phận kết cấu công trình và dữ liệu về chi phí của các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện có cùng loại, các cấp công trình, với các quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ. Các dữ liệu về chi phí sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư, và các khu vực đầu tư xây dựng công trình và điều chỉnh, bổ sung các chi phí khác phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình theo quy định của pháp luật.

4. Các phương pháp Xác định tổng mức đầu tư xây dựng:

Trong việc xác định Tổng mức đầu tư xây dựng thì có các phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 1 điều 6 Xác định tổng mức đầu tư xây dựng Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:

“Điều 6. Xác định tổng mức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo các phương pháp sau:

a) Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án;

b) Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng;

c) Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện;

d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, b, c khoản này.”

Như vậy đối với Phương pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là phương pháp cơ bản để xác định tổng mức đầu tư xây dựng đối với dự án, và phương pháp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình có thiết kế cơ sở đủ điều kiện để xác định khối lượng các công tác, các nhóm, các loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình và giá xây dựng công trình tương ứng the quy định của pháp luật

Ngoài ra đối với Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng thì Tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư xây dựng tương ứng được công bố phù hợp với loại và cấp công trình, có sự đánh giá, quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác của dự án chưa được tính trong suất vốn đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình.

Dối với Xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này như sau: Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ. Các dữ liệu về chi phí sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghi định Số: 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP.

Từ khóa » Các Chi Phí Của Dự án đầu Tư