Nguyên Tắc Quản Lý Chi Phí đầu Tư Xây Dựng Bao Gồm Những Gì?

Có thể nói chi phí đầu tư xây dựng là chi phí vô cùng cần thiết để các chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án tới kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. Vậy nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Nội dung quản lý chi phí đầu tư theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Nhà nước, chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu của của thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật cũng như mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí xây dựng.

 

Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được Nhà nước quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 05 năm 2015, tại Điều 3 quy định về nguyên tắc chi phí đầu tư xây dựng:

 

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.

 

chi phí đầu tư xây dựng 2

Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng

 

2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

 

3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

 

4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

 

chi phí đầu tư xây dựng 3

 Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng

 

Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý dự án ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

Tạm kết

Có thể nói, khi quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và các bên có liên quan phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Điều này giúp việc quản lý xây dựng trở nên hợp lý, tránh việc phát sinh các chi phí không cần thiết gây lãng phí. 

 

Hy vọng thông qua bài viết trên của Xây dựng Hoà Bình, độc giả sẽ có thêm thông tin về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng để tiến hành quản lý và đảm bảo nguồn kinh phí khi thi công công trình.

Gửi cho bạn Tên của bạn Email của bạn Email người nhận Tiêu đề Nội dung tin nhắn Gửi

Từ khóa » Các Chi Phí Của Dự án đầu Tư