Chi Phí Lãi Vay Của Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế Luật Việt An
Có thể bạn quan tâm
Chi phí lãi vay là gì? Chi phí lãi vay có được tính chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không? Điều kiện chi phí lãi vay hợp lý?
Đại lý thuế Việt An xin giải đáp các vấn đề liên quan đến chi phí lãi vay trên cơ sở pháp lý như sau:
Chi phí lãi vay là gì?
Chi phí lãi vay là khoản chi phí phát sinh khi doanh nghiệp đi vay các khoản vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:
- Lãi tiền vay ngắn hạn, dài hạn;
- Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính;
- …
Chi phí lãi vay khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định:
“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu”.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ sẽ được tính toàn bộ chi phí lãi vay là chi phí được trừ. Tuy nhiên nếu tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp không chứng minh được doanh nghiệp có dự án, hợp đồng cần huy động vốn lớn thì chi phí lãi vay cơ quan thuế có thể loại khỏi chi phí được trừ.
Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
Căn cứ Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định:
“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
- Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
- Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
- Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết phát sinh giao dịch vay với bên liên kết, chi phí lãi vay bị khống chế không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Trên đây là một số nội dung về chi phí lãi vay trong doanh nghiệp. Đại lý thuế Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp, chính xác. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ theo Hotline: 0988.856.708 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Từ khóa » Chi Phí Lãi Vay Không được Trừ
-
Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNDN - Kế Toán Thiên Ưng
-
Chi Phí Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Điều Kiện để Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý Hợp Lệ
-
Xác Định Chi Phí Lãi Vay Khi Tính Thuế TNDN - Kế Toán Anpha
-
Nâng Trần Chi Phí Lãi Vay được Khấu Trừ Khi Xác định ... - Bộ Tài Chính
-
Cách Xác định Chi Phí Lãi Vay được Trừ Và Không được Trừ
-
Chi Phí Lãi Vay được Trừ Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Khi Nào Thì Chi Phí Lãi Vay được Chấp Nhân Là Khoản Chi Hợp Lệ
-
Quy định Về Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNDN
-
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ
-
Chi Phí Lãi Vay Trích Trước Có được Trừ? - Gonnapass
-
CÁCH XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LÃI VAY HỢP LÝ - Dịch Vụ Đại Lý Thuế AT
-
Chi Phí Lãi Vay Khi Doanh Nghiệp Chưa Góp đủ Vốn Khi Tính Thuế
-
Chi Phí Lãi Vay được Trừ Và Không được Trừ Khi Quyết Toán Thuế TNDN