Chi Phí Lãi Vay Trích Trước Có được Trừ? - Gonnapass
Có thể bạn quan tâm
Bạn hỏi: Theo điểm 2.20, điều 4, TT96/2015/TT-BTC có quy định về chi phí trích trước như sau:“Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết
Nội dung bài viết
- Tình huống
- Chi phí kiểm toán
- Chi phí lãi vay
- Chi phí tiền thưởng
- Một số ví dụ về chi phí trích trước khác
- Cơ sở pháp lý
Tình huống
Thông thường, em thấy cuối năm DN thường có những chi phí trích trước đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi chưa hết như chi phí kiểm toán, chi phí lãi vay trích trước. Kỳ hạn ở đây em đang hiểu là kỳ hạn quyết toán của năm đấy. Vậy như theo quy định tại Thông tư thì chi phí trích trước này sẽ là chi phí không được trừ ( hay là trong năm đấy tạm loại).
Chi phí kiểm toán
Gonna Pass trả lời: Căn cứ theo các quy đinh hiện hành:
- – Các chi phí dịch vụ đã phát sinh, chưa có chứng từ đầy đủ nhưng trước quyết toán thực chi thì được tính vào chi phí được trừ
- – Các chi phí dịch vụ chưa phát sinh, chỉ trích trước thì không được tính vào chi phí được trừ, năm sau phát sinh mới được trừ
Chi phí kiểm toán thì có thể thấy rõ ràng hơn, xem công văn 1699/TCT-CS
Đối với chi phí dịch vụ kiểm toán: trường hợp Công ty có thanh toán khoản chi phí dịch vụ kiểm toán vào tháng 05/2014 và tháng 07/2014; các khoản chi này có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ của kỳ tính thuế năm 2014 (01/04/2014 đến 31/03/2015)
Công văn số 53407/CTHN-TTHT ngày 04/11/2022 của Cục thuế TP Hà Nội
Trường hợp trong năm 2020, Công ty có phát sinh các khoản chi như: chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động; trích trước khoản phải trả nhà cung cấp nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa thực chi thì các khoản chi này thuộc các khoản chi không được trừ đi khi xác đinh thu nhập chịu thuế TNDN.
Đến kỳ tính thuế năm 2021, Công ty đã thực hiện chi trả các khoản tiền đã trích trước nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của kỳ tính thuế mà đơn vị thực chi nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.
Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay giả sử trường hợp DN vay trong nhiều năm và cuối thời hạn vay mới trả lãi, thì chi phí lãi vay hàng năm trích trước như vậy vẫn phải tạm loại và điều chỉnh khi quyết toán hàng năm hay không phải tạm loại?
- – Riêng chi phí lãi vay trả sau thì nếu chi phí trích trước đúng theo kỳ hạn thì cũng xem như dịch vụ đã phát sinh, chưa có chứng từ đầy đủ nhưng trước quyết toán chưa thực chi thì vẫn được tạm tính vào chi phí được trừ.
- – Nếu hết hạn không chi thì mới loại khỏi chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế
Công văn tham khảo: CV 79335/CT-TTHT ngày 8/12/2017 – Cục thuế TP. Hà Nội
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Ogishi Việt Nam là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (được thành lập bởi Công ty Ogishi Kougou tại Nhật Bản) ký kết hợp đồng vay vốn với Công ty Ogishi Kougou để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đó, lần thanh toán lãi vay đợt 1 của Công ty vào tháng 4/2017; tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2016 (31/12/2016) Công ty đã trích trước phần chi phí lãi vay phải trả của năm 2016 tính đến ngày 31/12/2016 vào chi phí năm 2016 và đến tháng 4/2017 Công ty đã thanh toán khoản chi phí lãi tiền vay theo đúng kỳ hạn thì khoản chi phí lãi vay Công ty đã trích trước được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2016 nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên đồng thời đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ.
Trường hợp đến thời điểm quyết toán thuế TNDN năm 2016 Công ty đã loại bỏ khoản lãi vay phát sinh của năm 2016 ra khỏi chi phí được trừ năm 2016 (tại thời điểm quyết toán khoản chi phí lãi vay vẫn chưa đến kỳ hạn thanh toán) thì Công ty thực hiện khai điều chỉnh hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính.
CV 3204/CT-TTHT ngày 13/04/2017 – Cục thuế TP. Hồ Chí Minh
Căn cứ các quy định nêu trên:
1) Trường hợp của Công ty theo trình bày phát sinh chi phí lãi vay do ký hợp đồng vay tiền của các tổ chức tín dụng và của các cá nhân (không bao gồm khoản vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay, khoản vay để góp/ bổ sung vốn pháp định, vốn điều lệ và khoản vay khác không trực tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị) nhưng chưa thanh toán do chưa đến hạn thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tương ứng với năm phát sinh chi phí lãi vay phải trả.
2) Trường hợp Công ty phát sinh lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đã kê khai nộp thuế TNDN thì về việc sử dụng thu nhập sau thuế của hoạt động kinh doanh bất động sản do Công ty tự quyết định.
Chi phí lãi vay giao dịch liên kết – Interest expense from related parties
Lãi vay khi ứng trước tiền cho người bán
Chi phí tiền thưởng
Áp dụng theo công văn 1699/TCT-CS
- – Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Softfront Việt Nam có thực hiện trích trước lương tháng thứ 13 trong năm 2013 nhưng đến khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2013 mà chưa thực hiện chi thì khoản trích trước này không đủ điều kiện để hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2013.
- – Trường hợp đến tháng 02/2015 (thuộc kỳ tính thuế từ 01/04/2014 đến 31/03/2015), Công ty có thực hiện chi khoản tiền lương tháng thứ 13 thì Công ty được tính vào chi phí được trừ của kỳ tính thuế năm 2014 đối với khoản chi tiền lương cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Một số ví dụ về chi phí trích trước khác
Trích trước giá vốn của các dịch vụ, trích công văn 353/TCT-CS
Ví dụ 1: Công ty A có thực hiện viết sản phẩm phần mềm cho công ty B nhưng chưa hoàn thành toàn bộ dịch vụ cung ứng phần mềm. Công ty A đã tạm thu tiền và đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ các chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận thì đơn vị được trích trước phần chi phí tương ứng với doanh thu đã kê khai khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN để phù hợp với nguyên tắc chi phí tương ứng với doanh thu tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế.
Ví dụ 2: Công ty B có bán vé máy bay cho khách hàng trong tháng 12 năm 2009 nhưng đến tháng 2 năm 2010 khách hàng mới bay. Như vậy Công ty B đã xuất hoá đơn cho khách hàng và ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN trong năm 2009 nhưng chưa phát sinh đầy đủ các chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận thì đơn vị được trích trước phần chi phí tương ứng với doanh thu đã kê khai khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Cơ sở pháp lý
Cụ thể, theo điều 4 thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC hướng dẫn về thuế TNDN sửa đổi, bổ sung điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
““Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
…
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.”
Biên soạn: Nguyễn Văn Tĩnh – Tư vấn viên – Manabox Việt Nam
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Email Address Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091 Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế Mọi thông tin xin liên hệ: Công ty TNHH Gonnapass Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội Email: hotro@gonnapass.com Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/ Group: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan Website: https://gonnapass.com Hotline/ Zalo : 0888 942 040Từ khóa » Chi Phí Lãi Vay Không được Trừ
-
Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNDN - Kế Toán Thiên Ưng
-
Chi Phí Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Điều Kiện để Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý Hợp Lệ
-
Xác Định Chi Phí Lãi Vay Khi Tính Thuế TNDN - Kế Toán Anpha
-
Nâng Trần Chi Phí Lãi Vay được Khấu Trừ Khi Xác định ... - Bộ Tài Chính
-
Cách Xác định Chi Phí Lãi Vay được Trừ Và Không được Trừ
-
Chi Phí Lãi Vay được Trừ Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Khi Nào Thì Chi Phí Lãi Vay được Chấp Nhân Là Khoản Chi Hợp Lệ
-
Quy định Về Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNDN
-
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ
-
Chi Phí Lãi Vay Của Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế Luật Việt An
-
CÁCH XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LÃI VAY HỢP LÝ - Dịch Vụ Đại Lý Thuế AT
-
Chi Phí Lãi Vay Khi Doanh Nghiệp Chưa Góp đủ Vốn Khi Tính Thuế
-
Chi Phí Lãi Vay được Trừ Và Không được Trừ Khi Quyết Toán Thuế TNDN