Chi Phí Lãi Vay được Trừ Và Không được Trừ Khi Quyết Toán Thuế TNDN
Có thể bạn quan tâm
Khi nào thì chi phí lãi vay được trừ và không được trừ khi quyết toán thuế TNDN
Chi phí lãi tiền vay: là khoản lãi tiền vay cùng các chi phí khác liên quan trực tiếp đến khoản vay của doanh nghiệp
Xem thêm:
Cách tính thuế TNDN theo quý
Theo Điểm 2.17, 2.18, Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định cụ thể về chi phí lãi tiền vay được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN như sau:
1. Chi phí lãi tiền vay không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
– Lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp (kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh)
– Trường hợp 1: Số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ
– Trường hợp 2: Số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn :
1.1. Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay
Chi phí không được trừ | = | (Vốn điều lệ còn thiếu | : | Tổng số tiền vay) | x | Tổng số lãi vay |
1.2. Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay
Chi phí không được trừ | = | Vốn điều lệ còn thiếu | x | Lãi suất của khoản vay | x | Thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu |
+ Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư
+ Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay
2. Cách hạch toán
+ Nợ TK 811: chi phí khác
Có TK 111, 112:
+ Cuối kỳ kết chuyển
Nợ TK 911: xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811: chi phí khác
+ Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN số tiền này sẽ được ghi vào chỉ tiêu B4-các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
3. Chi phí lãi tiền vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Chi phí lãi tiền vay được dùng cho mục đích của hoạt động sản xuất, kinh doanh
+ Doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp
+ Hợp đồng vay tiền của doanh nghiệp
+ Khi vay, trả nợ vay thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
+ Nếu vay của cá nhân (không phải là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế) thì lãi suất vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay
+ Trường hợp vay của cá nhân, thì khi chi trả lãi tiền vay phải khấu trừ lại 5% thuế thu nhập cá nhân của họ (thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn)
4. Cách hạch toán
+ Trường hợp trả lãi vay theo định kỳ
Nợ TK 635
Có TK 111, 112
+ Trường hợp trả lãi vay trước cho nhiều kỳ
Khi trả lãi
Nợ TK 142, 242
Có TK 111, 112
Hàng tháng phân bổ chi phí lãi vay
Có TK 142, 242
+ Trường hợp trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay
Nợ TK 635
Có TK 335
Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay
Nợ TK 335
Có TK 111, 112
5. Hồ sơ đầy đủ để lãi tiền vay được hạch toán vào chi phí hợp lý
5.1. Khi vay của cá nhân
+ Hợp đồng vay vốn giữa doanh nghiệp và cá nhân
+ Chứng minh thư nhân dân phô tô của cá nhân
+ Phiếu thu (5% thuế thu nhập cá nhân) của cá nhân cho vay vốn
+ Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân mẫu 06/TNCN
+ Chứng từ nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước (cá nhân ủy quyền cho doanh nghiệp nộp thay)
5.2. Khi vay của tổ chức kinh tế, tín dụng
+ Hợp đồng vay vốn giữa doanh nghiệp và tổ chức
+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
+ Giấy báo có của ngân hàng
6. Ví dụ
Ví dụ 1:
Công ty A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 27/02/2017 với số vốn điều lệ là 7.000.000.000 đồng và tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của công ty là 60 ngày. Hết thời hạn góp vốn các thành viên mới góp được 5 tỷ, còn 2 tỷ đi vay ngân hàng Viettinbank với lãi suất 1%/tháng.
Chi phí lãi tiền vay công ty phải trả hàng tháng là: 2.000.000.000 x 1% = 20.000.000.000 đồng
Như vậy: 20.000.0000.000 đồng không được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp khi quyết toán thuế TNDN do số tiền đi vay bằng với số vốn điều lệ chưa góp đủ theo tiến độ.
Ví dụ 2:
Công ty C được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 12/01/2018 với số vốn điều lệ là 9.000.000.000 đồng thời hạn góp vốn là 60 ngày. Hết thời hạn 60 ngày góp vốn, các thành viên mới góp được 7.000.000.000 đồng, còn thiếu 2.000.000.000 đồng. Công ty đi vay ngân hàng Vietcombank số tiền 5.000.000.000 đồng với lãi suất 1%/tháng
– Số tiền lãi công ty phải trả hàng tháng là: 5.000.000.000 x 1% = 50.000.000 đồng
– Số tiền lãi vay không được trừ là: 2.000.000.000 x 1% = 20.000.000 đồng
– Số tiền lãi vay được trừ là: 3.000.000.000 x 1% = 30.000.000 đồng
Ví dụ 3:
Anh A là lao động tại công ty H. Anh cho công ty H vay 200.000.000 đồng với lãi suất hàng tháng là 1.3%. Mức lãi suất do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố cùng thời điểm là: 0.8%.
Số tiền lãi hàng tháng công ty H phải trả cho anh A là: 200.000.000 x 1.3% = 2.600.000 đồng
Mức lãi suất tối đa được trừ = 08% x 150% = 1.2%
Số tiền lãi tối đa được trừ: 200.000.000 x 1.2% = 2.400.000 đồng
Số tiền lãi không được tính vào chi phí: 2.600.000 – 2.400.000 = 200.000 đồng/tháng
Từ khóa » Chi Phí Lãi Vay Không được Trừ
-
Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNDN - Kế Toán Thiên Ưng
-
Chi Phí Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Điều Kiện để Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý Hợp Lệ
-
Xác Định Chi Phí Lãi Vay Khi Tính Thuế TNDN - Kế Toán Anpha
-
Nâng Trần Chi Phí Lãi Vay được Khấu Trừ Khi Xác định ... - Bộ Tài Chính
-
Cách Xác định Chi Phí Lãi Vay được Trừ Và Không được Trừ
-
Chi Phí Lãi Vay được Trừ Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Khi Nào Thì Chi Phí Lãi Vay được Chấp Nhân Là Khoản Chi Hợp Lệ
-
Quy định Về Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNDN
-
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ
-
Chi Phí Lãi Vay Của Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế Luật Việt An
-
Chi Phí Lãi Vay Trích Trước Có được Trừ? - Gonnapass
-
CÁCH XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LÃI VAY HỢP LÝ - Dịch Vụ Đại Lý Thuế AT
-
Chi Phí Lãi Vay Khi Doanh Nghiệp Chưa Góp đủ Vốn Khi Tính Thuế