Chỉ Số Huyết áp Cổ Chân - Cánh Tay ( ABI ) - Thaythuocvietnam

Chỉ số huyết áp cổ chân-cánh (ABI) tay được thiết lập bằng cách lấy huyết áp tâm thu cổ chân chia cho huyết áp cánh tay.  Theo định nghĩa của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (AHA): ABI được tính bằng thương số mà tử số là huyết áp cổ chân (lấy chỉ số bên nào cao hơn của huyết áp hai cổ chân hoặc lấy bên thấp hơn (định nghĩa có sửa đổi) ) và mẫu số là huyết áp tâm thu cánh tay (bên nào cao hơn). Đây là chỉ số có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới rất hiệu quả và đơn giản. Bệnh này không chỉ là bệnh lý ở chi mà còn là dấu hiệu báo trước những nguy cơ cao về vấn đề sức khỏe trong tương lai, như là cơn đau tim và đột quỵ.

Chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay có nhiều tên gọi khác nhau như:

– ABI: Ankle Brachial Index (chỉ số cổ chân – cánh tay).

– AAI: Ankle Arm Index (chỉ số cổ chân – cẳng tay).

– ABPI: Ankle Arm Pressure Index (chỉ số áp lực mạch CCCT)

– Chỉ số huyết áp tâm thu ngọn chi.

Khi nghỉ, ABI bình thường trong khoảng 1 -1,3. Khi chỉ số lớn hơn 1,3 thường gợi ý  thành động mạch cứng, thường do xơ vữa và vôi hóa cần gửi bệnh nhân tới khám các chuyên khoa. Chỉ số ABI 0,8-0,9 chỉ điểm bệnh động mạch chi dưới nhẹ,  cần kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ. Khi chỉ số < 0,5 thường chỉ ra có bệnh mạch máu ngoại biên nặng, có thiếu máu chi trầm trọng, cần gửi bệnh nhân khám chuyên khoa ngay. Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và triệu chứng của bệnh nhân để quyết định các biện pháp khảo sát hơn nữa như MSCT động mạch, DSA mạch máu, cộng hưởng từ mạch máu hay là siêu âm Doppler mạch máu.

ThS. BS. Nguyễn Xuân Trung Dũng 

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguồn: Nội khoa Việt Nam

Lượt xem: 8.540

Từ khóa » Cách Tính Chỉ Số Abi