Chỉ Số ROA Là Gì? Công Thức, Ý Nghĩa, Mối Quan Hệ Giữa ROA Và ROE

Nhờ các chỉ số kinh tế, nhà đầu tư có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua đó đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý và sáng suốt. Có rất nhiều chỉ số mà mỗi nhà đầu tư nhất định phải biết trước khi tham gia thị trường. Chúng bao gồm: NAV, P/E, ROE, ROA. Vậy bạn có biết chỉ số ROA là gì

Mục lục hiện 1 Định nghĩa chỉ số ROA là gì? 2 Công thức tính chỉ số ROA 3 Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? 4 Ý nghĩa chỉ số ROA là gì? 5 Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROA để đánh giá doanh nghiệp 6 ROA giảm có ý nghĩa như nào đối với doanh nghiệp? 7 Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE 7.1 Ví dụ biểu thị mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Định nghĩa chỉ số ROA là gì? 

Chỉ số ROA (Return On Asset) là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. Nó cho ta biết tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà đầu tư đánh giá được độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 

Trong báo cáo tài chính, bạn có thể tìm thấy lợi nhuận sau thuế ở bảng kết quả kinh doanh. Còn tổng giá trị tài sản nằm ở bảng cân đối kế toán. 

ROA là gì
ROA là gì

Công thức tính chỉ số ROA

ROA = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) x 100%

Trong đó: 

  • ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (đơn vị tính: %)
  • Lợi nhuận sau thuế: Doanh thu trừ đi chi phí (lợi nhuận ròng)
  • Tài sản: Vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ

Ví dụ: Công ty A có tổng giá trị tài sản là 1.000 tỷ. Mỗi năm công ty A tạo ra lợi nhuận sau thuế là 200 tỷ. Khi này tỷ số ROA là 20%. Nghĩa là 1 đồng tài sản, công ty A tạo ra được 0.2 đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROA đựọc đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh  tranh trong ngành, mức độ lạm phát,…Tuy nhiên, nhìn chung, chỉ số ROA từ 10% trở lên được coi là tốt.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần so sánh chỉ số ROA của doanh nghiệp mình với chỉ số ROA của các doanh nghiệp cùng ngành để có được đánh giá chính xác nhất.

Ý nghĩa chỉ số ROA là gì? 

Chỉ số ROA giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
  • Chỉ số ROA đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn doanh nghiệp. Cụ thể phản ánh 01 đồng tài sản doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. 
  • ROA cao cho nhà đầu tư biết doanh nghiệp đang khai thác tài sản hiệu quả để tạo lợi nhuận. Những chứng khoán có chỉ số ROA cao thường được ưa chuộng hơn và có giá trị cao hơn. 
  • Chỉ số ROA thấp cho thấy các nguồn lực của doanh nghiệp chưa được khai thác hiệu quả. 
  • Có một số trường hợp doanh nghiệp hoạt động tốt, nhưng chỉ số ROA thấp. Chúng thường là doanh nghiệp hoạt động không cần đầu tư vào tài sản cố định vẫn có thể tạo ra lợi nhuận tốt. Ví dụ như ngành hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin. Lúc này nhà đầu tư nên xét thêm chỉ số khác như ROE, P/E để đánh giá chính xác. 
  • Đối với các doanh nghiệp yêu cần nhiều vốn để hoạt động như ngành sản xuất công nghiệp nặng. Khi sử dụng chỉ số ROA đánh giá, nhà đầu tư nên so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Hoặc so sánh với chính chỉ số ROA trong quá khứ của doanh nghiệp. 
  • Trong 1 ngành nghề, doanh nghiệp nào có chỉ số ROA cao hơn thì khai thác tài sản tốt hơn. Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROA tăng dần theo thời gian. Điều này cho thấy mức độ hiệu quả khai thác tài sản của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. 

Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROA để đánh giá doanh nghiệp

Có rất nhiều lưu ý khi sử dụng chỉ số ROA để đánh giá tình hình doanh nghiệp
Có rất nhiều lưu ý khi sử dụng chỉ số ROA để đánh giá tình hình doanh nghiệp
  • Dù chỉ số ROA giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng khai thác tài sản của doanh nghiệp. Nhưng trong một số trường hợp chúng ta chỉ xét riêng chỉ số ROA thì không chính xác. 
  • Ví dụ ở trên, những doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng, CNTT không cần nhiều tài sản cố định. Do vậy chỉ số ROA thường thấp. Nhưng nó không phản ánh được hiệu quả hoạt động của công ty. Chúng ta cần phải xét nhiều chỉ số khác như ROE, P/E mới có thể đánh giá chính xác. 
  • Bên cạnh đó, việc xét đến cơ cấu trong tài sản của doanh nghiệp cũng vô cùng cần thiết. Tài sản của doanh nghiệp gồm vốn cổ đông và vốn vay. Tỷ lệ giữa hai nguồn vốn này cũng là chỉ số quan trọng. Nó giúp bạn đánh giá được mức độ rủi ro trong cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Từ đó tác động đến quyết định đầu tư của chúng ta. 
  • Hoàn toàn khác đối với lĩnh vực tài chính như các ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Lúc này chỉ số ROA có thể sử dụng độc lập. Bởi tài sản của các doanh nghiệp này thường là khoản vay, chứng khoán, tiền gửi. Chúng đều có tính thanh khoản cao, được quy lập trích lục dự phòng. Do đó tổng tài sản được hoạch định trên bảng kế toán của những đơn vị này sẽ tương đối gần so với giá trị thực tế và giá trị thị trường. 

ROA giảm có ý nghĩa như nào đối với doanh nghiệp?

Có thể nói ROA càng cao thì có thể nói là doanh nghiệp càng sử dụng tài sản của mình hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Vậy khi ROA giảm sẽ có ý nghĩa như thế nào?

Nguyên nhân ROA giảm có thể là do:

  • Doanh nghiệp đang tăng chi phí, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm
  • Doanh nghiệp đang đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định, trong khi tài sản cố định không mang lại lợi nhuận cao.
  • Doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường kinh doanh bất lợi, như suy thoái kinh tế, cạnh tranh gay gắt,..

ROA giảm là một dấu hiệu đang hiệu đáng lo ngại đối với các nhà đầu tư. Khi ROA giảm, giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng có thể giảm theo.

Dưới đây là một số gợi ý để doanh nghiệp cải thiện ROA:

  • Giảm chi phí: Doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ chi phí, tìm cách cắt giảm các chi phí không cần thiết.
  • Tăng cường hiệu quả hoạt động: Doanh nghiệp cần cải thiện quy trình hoạt động, nâng cao năng suất lao động.
  • Đầu tư đúng đắn: Doanh nghiệp cần đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời cao.

Việc cải thiện ROA cần có sự nỗ lực của toàn bộ doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo đến nhân viên.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Chỉ số ROE và ROA luôn đi kèm với nhau khi đánh giá tài chính doanh nghiệp
So sánh ROA và ROE
  • Chỉ số ROE (Return on Equity) là tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cùng mức độ rủi ro cơ cấu tài sản. Do vậy, ROA dù là chỉ số quan trọng nhưng không được đánh giá cao bằng chỉ số ROE. 
  • Mối quan hệ giữa ROA và ROE là thông qua hệ số vay nợ, nợ càng ít càng tốt. Trường hợp tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 là lý tưởng nhất. 
  • Theo quy chuẩn quốc tế, nếu một công ty có chỉ số ROE lớn hơn 15%. Điều này thể hiện công ty đủ năng lực tài chính. Lúc này chỉ số ROA sẽ lớn hơn 7.5%. 
  • Tuy nhiên để đánh giá tình hình công ty chính xác nhất, không nên xét một năm riêng lẻ. Nhà đầu tư nên xét ít nhất là 3 năm. Nếu doanh nghiệp duy trì ROE>10% và kéo dài được ít nhất 3 năm sẽ là doanh nghiệp tốt. 
  • ROA >7.5% và duy trì được 3 năm thì doanh nghiệp tốt. 

Ví dụ biểu thị mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Có hai công ty X và Y với những hiệu quả kinh doanh như sau:  

  • Công ty X: Vốn chủ sở hữu: 200 tỷ, Nợ 0 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 40 tỷ
  • Công ty Y: Vốn chủ sở hữu: 400 tỷ, Nợ 150 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 100 tỷ

Khi đó, công ty X và Y có chỉ số ROE lần lượt là 20% và 25%. Trong khi đó, chỉ số ROA của công ty X và Y lần lượt là: 20% và 18.1%. 

Ta thấy công ty X đang không có vay nợ, còn công ty Y có vay nợ. ROE của hai công ty lớn hơn 15%, cho thấy tình hình tài chính của công ty đang ổn định. Tuy nhiên, chỉ số ROA của công ty X lớn hơn công ty Y. Do đó, công ty X đang sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty. 

Trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, không nên thần thánh hóa bất kỳ chỉ số riêng lẻ nào. Điều quan trọng nhất chúng ta nên làm chính là trang bị thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số ROA là gì. Bạn cũng đừng quên tải ứng dụng Entrade X để giao dịch chứng khoán Miễn Phí nhé.

Từ khóa » Cách Nhận Xét Roa Roe