Chỉ Số RSI Là Gì? Công Thức Tính, Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI - FTV

Chỉ số RSI là một chỉ báo quan trọng được dùng để đo dao động giữa hai cực quá bán và quá mua. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng khi phân tích chứng khoán mà các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này cần phải tìm hiểu. Vậy chỉ số RSI là gì? Hãy cùng FTV tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chỉ số RSI là gì?

RSI là gì?RSI là gì?

Chỉ số RSI là gì? Chỉ số RSI được viết tắt từ Relative Strength Indicator hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số này được ra đời vào những năm cuối của thập niên 70 bởi nhà phân tích kĩ thuật J. Welles Wilder.

Chỉ số RSI là một chỉ số báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật giúp đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, nhằm đánh giá các điều kiện bán quá mức hoặc mua quá mức trong giá cổ phiếu hoặc tài sản khác,...

Thông thường RSI đo lường tốc độ cũng như sự thay đổi trong xu hướng giá, RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá với số ngày giảm giá qua dữ liệu giao động trong khoảng từ 0 đến 100.

Nếu chỉ số dao động vượt quá mức 70 thì được gọi là Quá mua.

Nếu chỉ số xuống thấp hơn 30 thì sẽ được gọi là Quá bán.

Ở giữa mức 30 và 70 được xem là vùng trung tính, với mức 50 là dấu hiệu không có xu hướng.

Chỉ số này thường được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng để tìm ra sự phân kỳ, khi chỉ số vượt quá đường trung bình sẽ tạo đáy hoặc đỉnh. Ngoài ra, chỉ báo này cũng được dùng để đánh giá xu hướng. Nhìn chung đây chính là chỉ số dùng để nhận định dự báo thị trường, giá cả hàng hóa hay cổ phiếu.

Công thức tính RSI là gì?

Công thức tính chỉ số RSI là gì? RSI được tính theo công thức sau đây:

RSI = 100 - [100/(1+RS)].

RS = tổng tăng/tổng giảm hay RS = trung bình tăng/trung bình giảm.

RSI thường được tính dựa theo 14 ngày gần nhất và dùng giá đóng cửa để tính.

Lưu ý rằng RSI chỉ được tính khi có dữ liệu trên 14 ngày trở lên.

Trong đó: RS: là sức mạnh tương đối.

RS = AG/AL

  • AG: là viết tắt của Average Gain, trung bình tổng số kỳ tăng trong 1 quãng thời gian nhất định.

  • AL: Viết tắt của Average Loss, trung bình tổng số kỳ giảm trong 1 quãng thời gian nhất định

Ý nghĩa của chỉ số RSI là gì?

Ý nghĩa của chỉ số RSI là gì?

Ý nghĩa của chỉ số RSI là gì?

Ý nghĩa của chỉ số RSI là gì? Chỉ số RSI này mang ý nghĩa quan trọng trong việc xác định dấu hiệu tăng hoặc giảm của thị trường.

Xu hướng tăng giá khi:

  • Chỉ báo RSI lớn hơn 50 theo hướng từ dưới đi lên.

  • RSI nằm ở vùng từ 45 đến 55 và đường RSI vượt trên vùng 55.

Xu hướng giảm giá khi:

  • Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên đi xuống.

  • Khi đường RSI ở vùng 45 tới 55 và đường RSI vượt dưới ngưỡng 45.

Xác định tính phân kỳ và hội tụ của giá:

  • Tương tự với chỉ báo phân kỳ, hội tụ đường MACD thì phân kỳ, hội tụ của giá với chỉ số RSI cũng chỉ là một cách xác định xu hướng.

  • Sự phân kỳ của RSI và giá, báo hiệu 1 xu hướng chuẩn bị kết thúc và giá sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm.

Để xác định được xu hướng này ta tiến hành nối đỉnh với đỉnh và đáy với đáy.

  • Nếu hai đường này đi cách xa nhau chứng tỏ phân kỳ. Khi này giá đang có xu hướng đảo chiều từ tăng đến giảm. Các nhà đầu tư nên ngừng hoạt động bán ra để chuẩn bị xác định điểm thực hiện mua vào.

  • Nếu hai đường giá và RSI di chuyển lại gần nhau chính là hội tụ. Khi này giá sẽ đảo chiều từ giảm đang đi lên. Các nhà đầu tư nên dừng các hoạt động mua vào để chuẩn bị xác định điểm bán ra.

Mặc dù giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14 ngày. Nhưng các nhà đầu tư có thể điều chỉnh lại để tăng tốc nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hay giảm độ nhạy (các giai đoạn thời gian dài hơn).

Chính vì vậy mà RSI 7 ngày sẽ hay nhạy cảm hơn với các biến động giá hơn là RSI 21 ngày. Sẽ ít có khả năng cung cấp tín hiệu sai sót bởi các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh chỉ số RSI để đặt 20 và 80 là những mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70).

>> Tham khảo: Stoch RSI là gì? Cách áp dụng chỉ báo Stochastic RSI hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng chỉ số RSI hiệu quả

Sau đây là các cách sử dụng chỉ số RSI:

1. Phân kỳ thường (Regular Divergence)

Phân kỳ thường chính là một hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới. Tuy nhiên, RSI thì tạo đỉnh thấp hay giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI lại tạo đáy cao. Đó là sự lệch pha giữa giá và chỉ số, có thể đang cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo đến sự đảo chiều. Phương pháp này thường được dùng để tìm sự đảo chiều của một xu hướng.

2. Phân kỳ kín (Hidden Divergence)

Ngược lại với phân kỳ kín, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao hay giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp. Đây là phương pháp mà nhà đầu tư theo xu hướng rất hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong một xu hướng

3. Vẽ đường xu hướng cho chỉ số RSI

Nếu RSI phá gãy đường xu hướng – trendline của nó thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức và cẩn thận đảo chiều.

4. Vẽ mô hình cho chỉ số RSI

Các mô hình thường được vẽ như Nêm – wedge hay hai đỉnh hai đáy. Sự đảo chiều được dự báo là sẽ xảy ra khi giá phá mô hình.

5. Xác định xu hướng mới với vùng 45 đến 55

Vùng nằm giữa 45 đến 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì sẽ có một xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng sẽ giảm và cắt lên 55 là xu hướng đang tăng.

Một ứng dụng khác của RSI giúp các nhà đầu tư xác định dự báo xu hướng trong tương lai, bằng cách phát hiện tín hiệu phân kỳ RSI.

Phân kỳ âm: báo hiệu khả năng tạo đỉnh và xu hướng giảm giá của cổ phiếu sắp tới, khi nhận thấy rằng tín hiệu đồ thị giá tiếp tục tăng (đỉnh sau cao hơn so với đỉnh trước) nhưng ở tín hiệu RSI thì đỉnh sau sẽ thấp hơn đỉnh trước tại cùng khung thời gian. Nhà đầu tư sẽ có xu hướng chốt lãi hay không tiếp tục mua vào.

Phân kỳ dương: báo hiệu khả năng tạo đáy cũng như tăng giá của cổ phiếu sắp tới, khi cảm thấy tín hiệu đồ thị giá tiếp tục giảm (đáy sau thấp hơn so với đáy trước) nhưng ở tín hiệu RSI thì đáy sau sẽ cao hơn đáy trước tại cùng khung thời gian. Nhà đầu tư sẽ có xu hướng bắt đáy hay không bán ra thêm lúc này.

Vùng quá mua và quá bán là gì?

Vùng quá mua và quá bán là gì?

Vùng quá mua và quá bán là gì?

Dù đường RSI chuyển động qua lại giữa hai mức: 0 và 100. Tuy nhiên có hai khu vực chính khi sử dụng đường RSI là vùng quá mua và vùng quá bán.

Vùng quá mua (overbought): Khi đường RSI vượt quá ngưỡng 70, lúc này tín hiệu đường RSI sẽ cho thấy nhà đầu tư đang muốn mua quá nhiều, đẩy vượt quá xa so với mức ngưỡng cân bằng.

Vùng quá bán (oversold): Khi đường RSI xuống dưới ngưỡng 30, lúc này đường RSI cho thấy rằng nhà đầu tư bán quá nhiều, đẩy giá xuống quá thấp so với ngưỡng cân bằng.

Khi mức giá cổ phiếu ở vùng quá mua hay quá bán, thì khả năng cổ phiếu sẽ điều chỉnh để có 1 mức giá phù hợp và cân bằng. Nếu cổ phiếu đạt mức quá mua liên tục và duy trì trên ngưỡng 70, đó thường là cổ phiếu đang trong giai đoạn tăng mạnh thì mức điều chỉnh 70 sẽ lên thành 80. Lưu ý rằng, trong các xu hướng mạnh thì chỉ báo RSI có thể ở trạng thái quá mua hay quá bán trong thời gian dài.

Tuy nhiên, nhìn chung:

  • Tín hiệu bán: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá mua và đường RSI rơi dưới ngưỡng 70, bởi đó là dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu có khả năng giảm lớn hơn khả năng tăng giá.

  • Tín hiệu mua: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá bán và đường RSI vượt qua ngưỡng 30, bởi đó là một dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng tăng giá lớn hơn khả năng giảm giá.

Mặc dù vậy các nhà đầu tư cần phải lưu ý: Trong một thị trường tăng giá mạnh hoặc xu hướng đi lên, đường RSI có xu hướng duy trì trong phạm vi từ 40 - 90. Khi đó vùng 40 đến 50 đóng vai trò là vùng hỗ trợ.

Ngược lại, trong một xu hướng giảm mạnh hay xu hướng giảm, đường RSI có xu hướng ở phạm vi từ 10 đến 60, khi đó vùng 50 tới 60 đóng vai trò là ngưỡng kháng cự.

Ưu - nhược điểm của chỉ số RSI

Ưu điểm của RSI

Quan sát và phân tích chỉ báo RSI có thể cho các nhà đầu tư những tín hiệu sớm hơn dự báo về sự đảo chiều xu hướng, và có thể đưa ra những quyết định đầu tư hoặc thoái vốn với một chứng khoán.

Nhược điểm của RSI

Bằng những thông tin ở trên có lẽ bạn đã hiểu được RSI là gì và các ứng dụng của nó trong giao dịch quyền chọn nhị phân. Vậy nhược điểm của chỉ số RSI là gì? RSI so sánh xung quanh lượng giá tăng, giảm và hiển thị kết quả trong 1 bộ dao động có thể được đặt bên dưới biểu đồ giá. Giống như hầu hết những chỉ báo kỹ thuật, tín hiệu của nó đáng tin cậy khi chúng phù hợp với xu hướng dài hạn.

Các tín hiệu đảo chiều thực sự rất hiếm và khó có thể tách biệt với các báo động giả. Thí dụ: tín hiệu giả sẽ là 1 sự giao nhau trong xu hướng tăng và theo sau là sự sụt giảm đột ngột của 1 cổ phiếu. Một âm báo giả sẽ là tình huống có sự giao nhau giữa xu hướng giảm, nhưng cổ phiếu lại đột ngột tăng tốc lên.

Vì chỉ báo hiển thị động lượng, nên có thể sẽ duy trì quá mua, quá bán trong một khoảng thời gian dài khi tài sản có động lượng đáng kể theo cả 2 hướng. Do đó, chỉ báo RSI hữu ích nhất trong 1 thị trường dao động nơi giá tài sản đan xen giữa các chuyển động tăng và giảm.

Tính giới hạn của chỉ số RSI

Mặc dù RSI là một chỉ số rất quan trọng, phổ biến trong phân tích xu hướng thị trường và xác định thời điểm nào nên mua bán cổ phần. Tuy nhiên, nó không có tác dụng ở tất cả mọi thị trường. Chỉ số RSI thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong các thị trường có xu hướng biến động mạnh và kéo dài.

Tức là khi thị trường có xu hướng giảm mạnh có thể xuất hiện 1 số phân kỳ dương khiến cho các nhà đầu tư nghĩ rằng đây là tín mua, nên mua vào nhưng sau đó nó tiếp tục giảm tới khi chạm đáy thực.

Ngược lại, nếu thị trường có xu hướng tăng giá mạnh thì 1 số phân kỳ âm sẽ xuất hiện gây nhiễu loạn các thông tin, khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là tín hiệu bán, để rồi bán hết cổ phần nhưng nó lại tiếp tục tăng tạo đỉnh thực của mình.

Chỉ số RSI chỉ có hữu dụng trong 1 số trường hợp ít có biến động (thị trường đang có xu hướng không rõ ràng hoặc biến động đi ngang).

Sai lầm thường mắc phải của nhà đầu tư

Sai lầm thường mắc phải của nhà đầu tư

Sai lầm thường mắc phải của nhà đầu tư

Sai lầm lớn của các nhà đầu tư là RSI vừa chạm mốc quá mua hay quá bán thì sẽ vào lệnh ngay.

Vào lệnh ngay khi có tín hiệu quá mua: Thường thì RSI chạm mốc 70 là đã báo quá mua nhưng vùng thực tế là từ 70 đến 100. Nếu giá tiến sâu hơn vào mốc 75, 80, 85 thì lệnh bán có thể bị thanh lý.

Tương tự với tín hiệu quá bán: khi RSI vừa chạm mốc 30 có thể vẫn chưa tới thời điểm thì bạn sẽ không có cơ hội được thanh lý vì giá còn giảm xuống 20 - 0.

Ngoài công cụ RSI thì còn có rất nhiều công cụ để đo lường cũng như dự đoán khác, vì thế biết vận dụng và kết hợp các công cụ này thì sẽ giúp nhà giao dịch đưa ra những quyết định nhanh chóng, chính xác hơn. Cuối cùng bạn cũng nên nắm rõ RSI là gì? những kiến thức xoay quanh nó để có thể đạt hiệu quả cao trong giao dịch.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

ftv

Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn muốn thử sức với chứng khoán mà đang còn lo ngại về kinh nghiệm đầu tư của mình, hãy liên hệ với FTV. Tại đây, bạn sẽ được chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tư vấn cách làm sao để đầu tư đem lại hiệu quả cao và cách phòng ngừa rủi ro.

Đến với FTV, nhà đầu tư sẽ được chuyên gia cập nhật các thông tin mới nhất liên quan tới biến động thị trường thông qua số liệu thống kê và bảng phân tích thị trường. Ngoài ra, sẽ được cung cấp tài liệu tham khảo miễn phí chẳng hạn như: biểu đồ, thống kê thị trường và cách thức giao dịch của mỗi loại mặt hàng hóa.

Nếu vẫn còn câu hỏi, thắc mắc về RSI là gì? Cũng như các thông tin chi tiết hãy nhanh tay gọi tới HOTLINE 0983 668 883 của công ty Cổ phần Đầu tư và công nghệ FTV để được các chuyên gia hàng trong lĩnh vực hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Xem thêm:
  • Lệnh MTL là gì? Các loại lệnh MTL trong chứng khoán

Từ khóa » Cách Tính Chỉ Báo Rsi