RSI Là Gì? Ý Nghĩa, Công Thức Tính Và Cách Dùng Chỉ Số RSI
Có thể bạn quan tâm
Khi đầu tư vào thị trường Forex, để có thể thu được nguồn lợi nhuận tối đa, đòi hỏi các trader cần phải biết và sử dụng thành thạo các công cụ phân tích và đánh giá thị trường tài chính. Chính vì vậy mà có nhiều chỉ số đã được ra đời để hỗ trợ các nhà giao dịch phân tích hiệu quả hơn và RSI là một trong số đó.
Vậy cụ thể, chỉ số RSI là gì? Cách cài đặt và sử dụng đường RSI như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 RSI là gì?
- 2 Ý nghĩa của chỉ số RSI trong giao dịch Forex
- 2.1 Phân vùng quá mua quá bán
- 2.2 Dự đoán xu hướng giá tăng giảm ở tương lai
- 2.3 Xác định hình dạng phân kỳ, hội tụ giá
- 3 Công thức tính chỉ số RSI
- 4 Vai trò của chỉ số RSI trong Forex
- 4.1 Xác định xu hướng giá cặp ngoại tệ trong tương lai
- 4.2 Xác định khả năng phân kỳ và hội tụ của giá đồng ngoại tệ
- 5 Cách cài đặt đường RSI trên phần mềm MT4
- 6 Vùng quá mua, quá bán là gì?
- 7 Cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả nhất
- 7.1 Dùng chung cả RSI với MACD
- 7.2 Sử dụng RSI tương tụ một đường xu hướng
- 7.3 Sử dụng RSI cùng với đường SMA
- 8 Một số ưu lý khi sử dụng chỉ số RSI
- 9 Kết luận
RSI là gì?
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, để đánh giá các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá cổ phiếu, forex hoặc tài sản khác.
RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị được di chuyển giữa hai điểm cực trị) có giá trị từ 0 đến 100 để đo lường sự quá mua (overbought) hay quá bán (oversold).
RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder được xuất bản trong cuốn sách Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật vào năm 1978 và trên tạp chí Modern Trader (nay là tạp chí Futures) trong số ra tháng 6 năm 1978.
Theo lý thuyết nhà sáng lập Wilder đặt ra, khi RSI xuống dưới mức 30 là biểu hiện cho thị trường đang ở tình trạng quá bán. Ngược lại, khi RSI ở trên mức 70 thì sẽ biểu hiện cho tình trạng thị trường ở mức quá mua. Một khi hiện tượng quá mua hoặc quá bán được diễn ra, thị trường ngoại tệ có thể sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại.
Các tín hiệu RSI mang lại không chỉ có giá trị đối với thị trường Chứng khoán mà còn đối với hầu hết các thị trường tài chính khác như thị trường Tương lai, thị trường Ngoại hối… Biến nó trở thành một trong những chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến nhất.
Ý nghĩa của chỉ số RSI trong giao dịch Forex
Chỉ báo RSI có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường Forex. Dựa vào nó các nhà đầu tư sẽ xác định được các hành động mua bán theo xu hướng giá thị trường chính xác nhất. Các ý nghĩa của chỉ số RSI trong giao dịch Forex bao gồm:
- Phân vùng quá mua quá bán
- Dự đoán xu hướng giá tăng giảm ở tương lai
- Xác định hình dạng phân kỳ, hội tụ giá
Phân vùng quá mua quá bán
Biên độ của RSI trong Forex dao động từ 0 đến 100, tức là biên độ dịch chuyển về gần con số 100 thì chứng tỏ sức mua của thị trường tăng mạnh. Ngược lại nếu chỉ số lùi lại gần về 0 chứng tỏ sức bán đang tăng cao. Để dễ dàng theo dõi và xác định được sức mua bán, các nhà giao dịch thường dựa vào RSI 30 và 70 theo đó:
- Quá mua: Khi đường RSI > 70 -> Khi này giá đã đến đỉnh và có xu hướng điều chỉnh giảm giá.
- Quá bán: Khi RSI < 30 -> Khi này giá đang trên đà chạm đáy và sẽ có đợt điều chỉnh để giá tăng trở lại.
Dự đoán xu hướng giá tăng giảm ở tương lai
- Xu hướng tăng khi: RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên hoặc RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 sau đó vượt quá cao khỏi vùng 55.
- Xu hướng giảm khi: RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 nhưng lại vượt xuống vùng 45.
Xác định hình dạng phân kỳ, hội tụ giá
Để xác định xu hướng này ta tiến hành nối đỉnh với đỉnh, đáy với đáy. Nếu hai đường này đi ra xa nhau chứng tỏ phân kỳ. Khi này giá đang có xu hướng đảo chiều từ tăng tới giảm. Các nhà đầu tư nên ngừng các hoạt động bán ra, chuẩn bị xác định điểm thực hiện mua vào.
Nếu hai đường giá và RSI di chuyển lại gần nhau là hội tụ. Khi này giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Các nhà đầu tư nên dừng các hoạt động mua vào, chuẩn bị xác định điểm bán ra.
Công thức tính chỉ số RSI
Để có thể phân tích xu hướng thị trường tiền tệ được thuận lợi hơn. Các Trader cần phải tìm hiểu kỹ công thức tính chỉ số RSI. Để tính được chỉ số sức mạnh tương đối, bạn sẽ phải tính trung bình của hàm mũ 14 kỳ của ngày có mức giá đóng cửa cao hơn mức mở cửa. Lấy số này chia cho mức giá đóng của ngày có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của sàn ngoại hối.
Cách tính RSI như sau:
RSI = 100 – 100/ (1+RS)
Trong đó:
- RS: sức mạnh tương đối.
- RS = AG/ AL (AG: viết tắt của Average Gain, trung bình tổng số kỳ tăng trong một quãng thời gian nhất định; AL: Viết tắt của Average Loss, trung bình tổng số kỳ giảm trong một quãng thời gian nhất định)
- RSI là giá đóng cửa 14 ngày gần nhất.
Vai trò của chỉ số RSI trong Forex
Cùng với ý nghĩa giúp cho các Trader xác định tín hiệu mua-bán trên thị trường giao dịch, chỉ số RSI còn đóng vai trò:
- Xác định xu hướng giá cặp ngoại tệ trong tương lai.
- Xác định khả năng phân kỳ và hội tụ của giá đồng ngoại tệ.
Xác định xu hướng giá cặp ngoại tệ trong tương lai
Đường RSI có thể thể hiện dự báo xu hướng tương lai của thị trường, theo 2 cách:
Xu hướng tăng khi:
- RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên.
- RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 sau đó vượt quá cao khỏi vùng 55.
Xu hướng giảm khi:
- RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống.
- RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 nhưng lại vượt xuống vùng 45.
Xác định khả năng phân kỳ và hội tụ của giá đồng ngoại tệ
Phân kỳ hội tụ giá với RSI cũng là cách xác định xu hướng, giống chỉ báo phân kỳ hội tụ đường MACD. Sự phân kỳ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thúc, và giá sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm.
Khi phân kỳ ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau. Sự phân kỳ đường RSI và giá của VCB, báo hiệu xu hướng đảo chiều từ tăng qua giảm.
Ngược lại:
Sự hội tụ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thúc, và giá sẽ đảo chiều từ giảm qua tăng. Khi phân kỳ ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển lại gần nhau.
Cách cài đặt đường RSI trên phần mềm MT4
Sau khi đã tìm hiểu như thế nào là đường RSI, những ý nghĩa và công thức tính chỉ số RSI. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu cách để cài đặt đường RSI trên phần mềm Metatrader 4. Đầu tiên các Trader cần phải tải và cài đặt phần mềm MT4.
Để cài đặt chỉ số RSI trên MT4 các nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Mở phần mềm giao dịch MT4 lên, nếu chưa có thì bạn hãy download MT4 về máy ngay nhé. Sau đó, chọn Insert trên thanh menu > Indicator > Oscillators > Relative Strength Index
Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị 1 bảng thông tin để bạn điều chỉnh chỉ số RSI. Thông thường chu kỳ 14 ngày là thời điểm đủ để cho một kết quả chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn màu cho đường RSI, nét đậm hoặc nét thanh tại mục Style.
Vùng quá mua, quá bán là gì?
Dù đường RSI chuyển động qua lại giữa 2 mức: 0 và 100. Tuy nhiên có 2 khu vực chính khi sử dụng đường RSI là: Vùng quá mua & Vùng quá bán.
- Vùng quá mua (overbought): Khi đường RSI vượt ngưỡng 70, lúc này tín hiệu đường RSI cho thấy nhà đầu tư là muốn mua quá nhiều, đẩy vượt quá xa so với ngưỡng cân bằng.
- Vùng quá bán (oversold): Khi đường RSI dưới ngưỡng 30, lúc này đường RSI cho thấy nhà đầu tư bán quá nhiều, đẩy giá quá thấp so với ngưỡng cân bằng.
Khi mức giá cổ phiếu ở vùng quá mua hoặc quá bán, thì khả năng cổ phiếu sẽ điều chỉnh để có một mức giá phù hợp và cân bằng. Nếu cổ phiếu đạt mức quá mua liên tục và duy trì trên 70, đó thường là cổ phiếu đang giai đoạn tăng mạnh, thì mức điều chỉnh 70 sẽ lên thành 80. Lưu ý thêm: Trong các xu hướng mạnh, chỉ báo RSI có thể ở trạng thái quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài.
Tuy nhiên, nhìn chung:
- Tín hiệu bán: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá mua, và đường RSI rớt dưới ngưỡng 70, bởi đó là dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng giảm lớn hơn lớn hơn khả năng tăng giá.
- Tín hiệu mua: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá bán, và đường RSI vượt qua ngưỡng 30, bởi đó là dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng tăng giá lớn hơn khả năng giảm giá.
Mặc dù vậy các Trader cần phải lưu ý: Trong một thị trường tăng giá mạnh hoặc uptrend, đường RSI có xu hướng duy trì trong phạm vi từ 40 đến 90. Khi đó vùng 40-50 đóng vai trò là vùng hỗ trợ.
Ngược lại, trong 1 xu hướng giảm mạnh hay downtrend, đường RSI có xu hướng ở phạm vi từ 10-60, khi đó vùng 50-60 đóng vai trò là ngưỡng kháng cự.
Cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả nhất
RSI là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của giá để vào lệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần am hiểu về chỉ số này mới nhìn nhận được chính xác nhất. chỉ số này vẫn có thể gửi đi một số tín hiệu sai lệch khiến trader bị thất thoát khi giao dịch.
Chính vì vậy, cách tốt nhất để sử dụng nó là kết hợp với các công cụ khác để kết quả phân tích được chính xác nhất:
Dùng chung cả RSI với MACD
MACD cũng là chỉ báo thuộc nhóm dao động, nhưng cách thức sử dụng sẽ hơi khác 1 chút với RSI. MACD cho thấy mối quan hệ giữa hai đường trung bình động của giá 1 sản phẩm nào đó được tạo ra từ đường EMA 26 kỳ kết hợp với đường EMA 12 kỳ, cùng 1 đường EMA 9 kỳ thường được gọi là đường tín hiệu, dùng để kích hoạt các tín hiệu mua và bán. Trong khi đó, RSI sẽ được tính toán dựa trên lỗ lãi trung bình trong 1 khoảng thời gian nhất định (mặc định là 14 kỳ) với 1 biên dao động từ 0 đến 100.
Nếu MACD dùng để đo lường giá dựa trên mối quan hệ của 2 đường trung bình động EMA thì RSI lại đo lường SỰ THAY ĐỔI GIÁ dựa trên các mức cao thấp gần nhất. Chính vì thế khi kết hợp 2 chỉ số này lại với nhau sẽ giúp cho các trader nhìn thấy bức tranh về thị trường một cách hoàn chỉnh hơn.
Mặc dù cùng báo hiệu sự thay đổi xu hướng sắp tới bằng cách cho thấy sự phân kỳ so với giá nhưng trong rất nhiều trường hợp MACD và RSI sẽ không cùng 1 hướng, nghĩa là RSI có thể báo giá đã phân kỳ nhưng MACD thì lại không đưa ra tín hiệu gì. Do đó, nếu kết hợp cả 2 chỉ báo này để tìm phân kỳ (đây cũng là cách đơn giản nhất) thì bạn có thể chờ cho cả 2 chỉ báo cùng đồng thuận đưa ra 1 tín hiệu chung, đó sẽ là lúc mà bạn có thể vào lệnh. Hãy xem ví dụ bên dưới để hiểu rõ hơn.
Có thể thấy cả RSI và MACD cùng đưa ra 1 tín hiệu thì EURUSD sau khi đã tạo 1 đỉnh cao hơn, nhưng phe mua không đủ sức đẩy giá lên cao hơn nữa, đã có dấu hiệu hạ nhiệt mạnh mẽ. Như có nói, khi kết hợp 2 chỉ báo này cần phải có sự đồng thuận xu hướng, khi RSI và MACD mỗi chỉ báo đi “một phách” không chung hướng thì bạn cần kết hợp các yếu tố khác ví dụ như căn cứ vào các đường EMA để xác định xu hướng chẳng hạn.
Sử dụng RSI tương tụ một đường xu hướng
Đây là 1 trong những phương pháp khá hiệu quả, bởi RSI về mặt bản chất chúng chỉ là 1 dải băng được biến động theo giá, cho nên nó cũng sẽ tạo ra được các đỉnh và đáy khác nhau.
Từ việc tạo ra đỉnh và đáy trader có thể tận dụng chính RSI để vẽ xu hướng như ví dụ dưới đây:
Các bạn có thể thấy, cả giá và RSI đều đi chung 1 hướng nên khi kẻ được các đường trendline ở giá và RSI thì bạn hoàn toàn có thể chờ giá phá vỡ cả 2 cùng 1 lúc để vào lệnh. Ngoài ra, chính vì RSI xác định các chuyển động giá đặc biệt ở những thời điểm xu hướng rõ ràng thì RSI rất dễ phân cực, tức chạy lên biên trên (quá mua) hoặc biên dưới (quá bán).
Sử dụng RSI cùng với đường SMA
Căn cứ theo ý nghĩa phân vùng quá mua quá bán ở trên chúng ta sẽ sử dụng đường SMA 30 và SMA 100 kết hợp cùng với RSI để lọc lấy tín hiệu tốt nhất.
Theo đó chúng ta sẽ vào lệnh như sau:
- Vào lệnh Buy khi SMA 30 cắt lên SMA 100 và chỉ báo RSI trên 50. Thoát lệnh buy khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 hoặc khi RSI xuống dưới 30.
- Vào lệnh Sell khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 và chỉ báo RSI dưới 50. Thoát lệnh khi SMA 30 cắt lên SMA 100 hoặc khi RSI lên vùng 70.
Một số ưu lý khi sử dụng chỉ số RSI
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng chỉ số RSI:
- RSI chỉ là chỉ báo mang tính tham khảo, không phải lúc nào chúng chính xác 100%
- Giá trên vùng 70 vẫn có thể tiếp tục tăng. Vì thế khi phân tích trader cần thêm nhiều chỉ báo khác hỗ trợ để đặt lệnh hiệu quả.
- RSI có các dạng đảo chiều dài hạn, trung hạn và ngắn hạn tại mỗi khung thời gian khác nhau do sự khác nhau về thông số. Việc đưa ra quyết định mua bán ngay tại thời điểm này thường không chính xác. Vì thế nhà đầu tư nên chờ thêm các tín hiệu khác để vào lệnh.
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẻ những kiến thức cơ bản về chỉ số RSI. Hy vọng qua bài viết này, các Trader có thể dễ dàng am hiểu thế nào là đường RSI, ý nghĩa, cách tính chính xác chỉ số RSI và cách áp dụng chỉ số này một cách hiệu quả nhất. Từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý để thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn
Từ khóa » Cách Tính Chỉ Báo Rsi
-
Chỉ Số RSI Là Gì? - Thịnh Vượng Tài Chính
-
Chỉ Báo RSI Là Gì? Hướng Dẫn Tính Toán RSI Chi Tiết (Bài 1)
-
RSI Là Gì? - Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Chuẩn Nhất
-
RSI Là Gì? Công Thức Và Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI Hiệu Quả
-
Cách Sử Dụng RSI (Relative Strength Index) Trong Giao Dịch Forex
-
Hướng Dẫn Công Thức Và Cách Tính Toán RSI Chi Tiết Chính Xác
-
RSI Là Gì? Công Thức Tính Và Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI - Mitrade
-
Chỉ Số RSI (Relative Strength Index) Là Gì? Chỉ Số Sức Mạnh Tương đối
-
RSI Là Gì? Ý Nghĩa & Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Trong Forex - Tradervn
-
Chỉ Báo RSI Là Gì? – Cách Sử Dụng RSI Chuẩn Nhất - Tadaup
-
Tất Tần Tật Về Chỉ Báo RSI - Sàn Giao Dịch Hàng Hoá 24h
-
RSI Là Gì? Cách Tính Và Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI Chuẩn Xác
-
Chỉ Số RSI Là Gì? Công Thức Tính, Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI - FTV
-
Chỉ Số RSI Là Gì? Công Thức Và Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Hiệu Quả