Chỉ Số RSI (Relative Strength Index) Là Gì? Chỉ Số Sức Mạnh Tương đối
Có thể bạn quan tâm
Chỉ số RSI gọi là chỉ sức mạnh tương đối. Đây là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến được phát triển vào năm 1978.
Anfin sẽ chia sẻ chi tiết về khái niệm, công thức và cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật này để xác định xu hướng giá qua bài viết sau.
Nội Dung Bài Viết
- Chỉ số RSI là chỉ số gì?
- Công thức tính RSI là gì?
- Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật RSI để xác định xu hướng giá
- Tóm lại…
Chỉ số RSI là chỉ số gì?
Chỉ số RSI là viết tắt của Relative Strength Index, còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. RSI là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng đo lường mức độ biến động của giá cổ phiếu hay các loại tài sản khác để đánh giá tình trạng mua quá mức (quá mua) hoặc bán quá mức (quá bán).
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một biểu đồ đường di chuyển giữa hai điểm cực biên) và có giá trị giới hạn từ 0 đến 100. Chỉ số này ban đầu được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. và được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1978 của ông, “New Concepts in Technical Trading Systems”.
Công thức tính RSI là gì?
RSI được tính theo hai bước, bắt đầu từ công thức sau:
Trong đó:
- Average gain: Mức lãi trung bình
- Average loss: Mức lỗ trung bình
Mức lãi hoặc lỗ trung bình được sử dụng trong công thức là phần trăm lãi hoặc lỗ trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Mức lỗ trung bình được sử dụng trong công thức này với giá trị dương.
Các giai đoạn lỗ thì mức lãi trung bình sẽ được tính là 0, các giai đoạn lãi thì mức lỗ trung bình sẽ được tính là 0. Cách tính mặc định là sử dụng giá trị trong 14 phiên giao dịch để tính toán giá trị RSI ban đầu.
Ví dụ: Thị trường đóng cửa tại mức giá cao hơn 7 trong số 14 ngày với mức tăng trung bình là 1%. 7 ngày còn lại đều đóng cửa tại mức giá thấp hơn với mức lỗ trung bình là -0,8%.
Giá trị ban đầu của RSI sẽ được tính như sau:
Sau khi đã có số liệu trong 14 phiên, bước thứ hai của chỉ số RSI được tính với công thức sau:
Trong đó:
- Previous average gain: Mức lãi trung bình trước đó
- Previous average loss: Mức lỗ trung bình trước đó
- Current Gain: Mức lãi hiện tại
- Current Loss: Mức lỗ hiện tại
Bằng cách sử dụng các công thức trên, nhà phân tích kỹ thuật sẽ tính được giá trị RSI.
Chỉ số RSI sẽ tăng khi số lượng và quy mô của các lần đóng cửa ở mức giá tăng tăng lên, và sẽ giảm khi số lượng và quy mô của các khoản lỗ tăng lên.
Bước thứ hai của phép tính sẽ giúp kết quả chính xác hơn, loại bỏ các dữ liệu nhiễu.
Xem thêm: NAV là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ quá trình đầu tư của các nhà chứng khoán. Vậy NAV là gì? Cùng Anfin tìm hiểu thôi nào!
Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật RSI để xác định xu hướng giá
Chỉ ra tình trạng quá mua, quá bán
Mục đích sử dụng cơ bản nhất của chỉ số RSI là chỉ ra các cổ phiếu quá mua, cổ phiếu đang được giao dịch cao hơn giá trị nội tại của nó và quá bán, cổ phiếu đang giao dịch tại mức giá thấp và có khả năng giá sẽ bật lên.
Hiểu một cách đơn giản, khi chỉ báo RSI vượt qua mức tham chiếu 30, đó là dấu hiệu tăng giá; khi chỉ số giảm xuống dưới mức 70, đó là dấu hiệu giảm giá.
Khi chỉ số sức mạnh giá tương đối di chuyển trên mức 70, cổ phiếu được coi là quá mua và giá có thể giảm. Khi chỉ báo xuống dưới 30, cổ phiếu đang bị bán ra quá nhiều và có thể sẽ tăng giá.
Tuy nhiên, giả định này chỉ mang tính tương đối. Do đó, nhiều nhà giao dịch thường đợi chỉ báo tăng trên mức 70 và sau đó giảm xuống trước khi bán, hoặc giảm xuống dưới 30 và sau đó tăng trở lại trước khi mua.
Ngoài ra, trong xu hướng tăng, chỉ báo kỹ thuật RSI có xu hướng duy trì trên 30 và thường chạm ngưỡng 70.
Trong xu hướng giảm, hiếm khi RSI vượt quá mức 70 và chỉ báo thường ở mức 30 hoặc thấp hơn. Những giả định này có thể giúp nhà giao dịch xác định sức mạnh của xu hướng và xác định các điểm đảo chiều tiềm năng.
Ví dụ: Giữa xu hướng tăng, nếu chỉ số RSI không đạt đến mức 70 trong một số lần dao động, nhưng sau đó lại giảm xuống dưới 30, thì xu hướng này đã suy yếu và có thể đảo chiều giảm xuống thấp hơn.
Ngược lại, nếu trong xu hướng giảm, RSI không giảm xuống mức 30 hoặc thấp hơn, và sau đó phục hồi đạt trên 70, xu hướng giảm đó đã suy yếu và có thể đảo chiều thành xu hướng tăng.
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam và thế giới mà nhà đầu tư cần nắm. Theo dõi các chỉ số quan trọng này để hỗ trợ bạn ra quyết định khi giao dịch.
Xác định sự phân kỳ
Xác định sự phân kỳ là một mục đích sử dụng khác của chỉ số RSI. Khi chỉ báo di chuyển theo một hướng, giá di chuyển theo hướng ngược lại, điều đó cho thấy xu hướng giá hiện tại đang yếu dần và có thể sẽ sớm đảo chiều.
- Phân kỳ tăng xảy ra khi chỉ báo kỹ thuật RSI chỉ ra tình trạng quá bán, theo sau là mức đáy cao hơn của RSI khớp với mức thấp hơn tương ứng của giá.
- Phân kỳ giảm xảy ra khi chỉ số này báo hiệu tình trạng quá mua, theo sau là mức đỉnh thấp hơn khớp với mức cao hơn tương ứng trên giá.
Như trong biểu đồ sau, sự phân kỳ tăng được xác định khi chỉ báo RSI hình thành mức thấp hơn khi giá hình thành mức thấp hơn.
Đây là một tín hiệu hợp lệ, nhưng sự phân kỳ hiếm khi có thể xảy ra khi một cổ phiếu đang trong xu hướng dài hạn ổn định.
Vì vậy, ứng dụng cách đọc chỉ báo quá bán hoặc quá mua một cách linh hoạt sẽ giúp xác định nhiều tín hiệu tiềm năng hơn.
Xác định những điểm từ chối biến động (Swing Rejections)
Một tín hiệu khác được chỉ ra nhờ chỉ số RSI là khi nó xuất hiện trở lại từ vùng quá mua hoặc quá bán. Tín hiệu này được gọi là "từ chối biến động" tăng và gồm 4 bước sau:
- RSI rơi vào vùng quá bán.
- RSI vượt trở lại trên mức 30.
- Chỉ báo RSI từ mức đỉnh giảm xuống một mức thấp mới nhưng không quay lại vùng quá bán.
- RSI sau đó tăng lên phá vỡ mức đỉnh gần nhất.
Bạn có thể hiểu rõ hơn qua biểu đồ sau:
Nguồn: Investopedia
Tương tự, tín hiệu “từ chối biến động” giảm cũng gồm 4 bước:
- Chỉ số kỹ thuật RSI tăng lên đi vào vùng quá mua.
- RSI giảm xuống dưới mức 70.
- RSI từ mức đáy tăng lên một mức cao mới nhưng không quay lại vùng quá mua.
- RSI sau đó giảm xuống phá vỡ mức đáy gần nhất.
Bạn có thể hiểu rõ hơn qua biểu đồ sau:
Nguồn: Investopedia
Tóm lại…
Chỉ số RSI được các nhà giao dịch sử dụng để theo dõi dao động giá của cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác.
Cũng như các chỉ báo khác, chỉ báo sức mạnh tương đối cũng có những hạn chế như đưa ra các tín hiệu đảo chiều giả khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm.
Vì vậy, các tín hiệu của RSI đưa ra sẽ đáng tin hơn khi chúng phù hợp với xu hướng dài hạn. Hơn nữa, nhà đầu tư cũng nên kết hợp sử dụng các công cụ và chỉ báo khác để xác định tín hiệu giao dịch hiệu quả.
Để đầu tư chứng khoán dễ dàng và thuận tiện, hãy tải ngay App Anfin - Đầu tư chứng khoán trên App Store tại đây hoặc trên Google Play tại đây.
- Hãy xem ngay bài viết này để tìm hiểu thêm về các chỉ báo kỹ thuật khác.
- Chỉ số CCI là gì? Đây là thuật ngữ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật thuộc các lĩnh vực đầu tư tài chính, trong đó có đầu tư chứng khoán.
Nguồn tham khảo: investopedia.com
Từ khóa » Cách Tính Chỉ Báo Rsi
-
Chỉ Số RSI Là Gì? - Thịnh Vượng Tài Chính
-
Chỉ Báo RSI Là Gì? Hướng Dẫn Tính Toán RSI Chi Tiết (Bài 1)
-
RSI Là Gì? - Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Chuẩn Nhất
-
RSI Là Gì? Ý Nghĩa, Công Thức Tính Và Cách Dùng Chỉ Số RSI
-
RSI Là Gì? Công Thức Và Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI Hiệu Quả
-
Cách Sử Dụng RSI (Relative Strength Index) Trong Giao Dịch Forex
-
Hướng Dẫn Công Thức Và Cách Tính Toán RSI Chi Tiết Chính Xác
-
RSI Là Gì? Công Thức Tính Và Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI - Mitrade
-
RSI Là Gì? Ý Nghĩa & Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Trong Forex - Tradervn
-
Chỉ Báo RSI Là Gì? – Cách Sử Dụng RSI Chuẩn Nhất - Tadaup
-
Tất Tần Tật Về Chỉ Báo RSI - Sàn Giao Dịch Hàng Hoá 24h
-
RSI Là Gì? Cách Tính Và Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI Chuẩn Xác
-
Chỉ Số RSI Là Gì? Công Thức Tính, Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI - FTV
-
Chỉ Số RSI Là Gì? Công Thức Và Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Hiệu Quả