Chỉ Số SGPT Tăng Thì Bị Bệnh Gì? - ISofHcare

1. SGPT là gì?

ALT hay còn gọi là SGPT là một enzym đặc trưng được tìm thấy nhiều trong các tế bào gan và một số lượng ít tại các cơ quan khác như: Thận, tim, cơ, xương, hồng cầu…

SGPT là tên viết tắt của Serum Glutamic Pyruvic Transaminase, đặc trưng cho tổn thương ở tế bào gan.

Xét nghiệm SGPT nhằm kiểm tra hoạt độ enzym này trong huyết tương, đây là chỉ số dùng để gợi ý đánh giá tình trạng tổn thương gan.

Xét nghiệm gợi ý đánh giá tình trạng tổn thương gan.

Xét nghiệm gợi ý đánh giá tình trạng tổn thương gan.

Ở người khỏe mạnh, nồng độ SGPT trong máu rất thấp. Khi gan bị tổn thương như bị viêm hoặc hoại tử trong viêm gan siêu vi, men gan SGPT được phóng thích vào trong máu nhiều hơn. Do đó khi làm xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra chức năng gan, chỉ số SGPT tăng cao.

Bác sĩ còn sử dụng chỉ số xét nghiệm SGPT để theo dõi mức độ diễn tiến của bệnh để kịp thời đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp.

2. Đọc kết quả xét nghiệm SGPT

a. Chỉ số SGPT bình thường

Giới hạn bình thường chỉ số SGPT khi làm xét nghiệm sinh hóa máu là < 35 UI/L ở nữ và < 50 UI/L ở nam.

Khi men gan tăng gấp 2 lần bình thường hoặc hơn, điều đó chứng tỏ có bất thường đang âm thầm diễn tiến trong cơ thể.

b. Chỉ số SGPT tăng cao

SGPT có thể tăng gấp 4 lần so với bình thường (trong giai đoạn sớm) và có thể tăng gấp 30-50 lần so với giá trị trung bình nếu gan bị tổn thương nặng. Sự tăng của SGPT tỉ lệ thuận với mức độ hủy hoại tế bào gan tuy nhiên chưa phản ánh hết mức độ bệnh nặng trên lâm sàng.

Chỉ số SGPT được xem là tăng cao hoặc rất cao nếu nồng độ trong máu gấp 100 lần so với giá trị bình thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan nghiêm trọng như viêm gan virus cấp hoặc mạn tính, tổn thương do thuốc, hóa chất, hoại tử tế bào gan, trụy mạch kéo dài. Đặc biệt chỉ số SGPT tăng đến 5.000 UI/L trong trường hợp người bệnh bị suy gan cấp hay sốc gan.

Khi bị viêm gan cấp tính, chỉ số SGPT có thể tăng cao trong khoảng từ 1 đến 2 tháng, sau khi được điều trị, trong khoảng từ 3 đến 6 tháng, chỉ số này sẽ giảm dần và trở về mức bình thường.

Sự tăng của SGPT tỉ lệ thuận với mức độ hủy hoại tế bào gan tuy nhiên chưa phản ánh hết mức độ bệnh nặng trên lâm sàng. 

Sự tăng của SGPT tỉ lệ thuận với mức độ hủy hoại tế bào gan, chưa phản ánh hết mức độ bệnh nặng trên lâm sàng.

Tuy nhiên, có nhiều hơn một yếu tố có thể làm tăng nồng độ SGPT trong máu. Chính vì vậy, chỉ khi chỉ số SGPT tăng cao trùng khớp với các biểu hiện của người bệnh trên lâm sàng mới cho kết quả đáng tin cậy nhất. Chính bác sĩ chuyên khoa mới có đủ kiến thức chuyên môn để cung cấp cho người bệnh những thông tin chính xác nhất.

3. Khi nào cần làm xét nghiệm men gan SGPT?

Xét nghiệm men gan SGPT thường được bác sĩ chỉ định để kiểm tra chức năng của gan sau khi bác sĩ thăm khám, hỏi bệnh và các triệu chứng nghi ngờ có tổn thương các tế bào gan.

Một số biểu hiện về suy giảm chức năng gan thường thấy là:

Chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng

– Mệt mỏi, sốt, suy nhược cơ thể

– Đau bụng, đặc biệt là hạ vùng hạ sườn phải

– Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu hơn bình thường

– Ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt…

Chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng

Chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng

Kiểm tra chỉ số SGPT cũng được chỉ định định kỳ trong các trường hợp điều trị bệnh về gan cấp tính và mãn tính nhằm:

- Theo dõi diễn tiến của các bệnh lý về gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan…)

– Đánh giá và đưa ra các phương pháp điều trị bệnh thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể.

– Đánh giá hiệu quả điều trị trong quá trình hoặc liều trình điều trị đang được áp dụng cho người bệnh.

Men gan giảm về bình thường chứng tỏ bệnh được cải thiện đáng kể.

Xét nghiệm men gan SGPT có ý nghĩa đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý do tổn thương tế bào gan gây ra. Để “đọc vị” chính xác ý nghĩa đằng sau mỗi chỉ số, người bệnh cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ từ các bác sĩ có chuyên môn. IVIE - Bác sĩ ơi cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa ở đây- vì bạn.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.

Từ khóa » Chức Năng Gan Sgpt Là Gì