Xét Nghiệm Chức Năng Gan SGPT, SGOT, GGT Tại Đà Nẵng

Do thói quen ăn uống không khoa học, uống nhiều rượu bia và hút thuốc. Rất nhiều người bị biến chứng nguy hiểm về gan do không phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến các hậu quả vô cùng đáng tiếc. Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm cần thiết 6 tháng/ lần để đánh giá được hoạt động của gan. Những dấu hiệu bất thường gây nên tổn thương gan từ đó có những biện pháp chữa trị thích hợp, giúp bệnh có chuyển biến tích cực hơn. Vậy xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì, có ý nghĩa như thế nào. Mời bạn cùng Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng tìm hiểu nhé.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì?

xét nghiệm men gan

Thông thường có 4 loại men gan (enzym) bao gồm: AST (Aspart transaminase) hay còn gọi là SGOT. ALT (Alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (Serum glutamic pyruvic transaminase). Alkaline phosphatase; GGT (Gama glutamyl transpeptidase). Trong 4 loại men gan thì AST (SGOT) và ALT (SGPT) đóng vai trò chủ yếu phản ánh tình trạng của tế bào gan.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc bác sĩ sẽ định lượng một số enzym. Và kiểm tra nồng độ protein trong máu của người bệnh. Các xét nghiệm sinh hóa chính thường được bác sĩ tiến hành gồm các định lượng thông số ALT, AST, GGT:

chỉ số men gan

Alanine Transaminase (ALT): ALT là một loại enzyme được tìm thấy trong gan giúp chuyển hóa protein. Ở người bình thường, 2 chỉ số này dao động trong khoảng 20 U/L – 40 U/L. Khi gan bị tổn thương hoặc viêm ( như viêm gan) thì nồng độ ALT sẽ tăng vượt ngưỡng trung bình.

Aspartate Transaminase (AST): AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Tương tự như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh.

Gamma-glutamyltransferase (GGT):GGT là một enzym trong máu, nồng độ GGT bình thường vào khoảng 3-60 U/L. Nếu nồng độ GGT cao hơn bình thường cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan

cấm uống thuốc

Trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, cần tránh ăn uống. Ngưng sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi xét nghiệm. Để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm thì không nên sử dụng các loại thuốc như: Thuốc giảm đau (paracetamol, các thuốc chống viêm không steroid); thuốc tim mạch (amiodaron, chẹn kênh calci); thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu (fluindion, rivaroxaban, dabigatran, clopidogrel, prasugrel); thuốc hạ cholesterol máu (các statin, ezetimib, acid nicotinic)…

Sau khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, nếu kết quả xét nghiệm cho bạn biết bạn đang bị bệnh thì điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là giữ cho tinh thần luôn ổn định. Và điều bạn hướng đến lúc này là điều trị bệnh. Không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần. Rất nhiều trường hợp người bệnh đã khỏi hẳn hoàn toàn nhờ thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Đồng thời với người bị bệnh gan, thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thịt mỡ, thịt dê, lòng đỏ trứng… Bổ sung rau củ xanh, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ để nhanh chóng lấy lại được sức khỏe và hồi phục chức năng gan.

8 loại trái cây cải thiện chức năng gan:

trái cây cải thiện chức năng gan - Phòng khám Medic

Xét nghiệm chức năng gan ở Đà Nẵng

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng cung cấp gói xét nghiệm chức năng gan với chi phí chỉ 70.000vnđ, bên cạnh đó phòng khám còn có các gói xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao như xét nghiệm tầm soát ung thư, xét nghiệm tổng quát,  xét nghiệm ADN, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.

Với phương châm phục vụ : UY TÍN – TẬN TÂM – CHẤT LƯỢNG, phòng khám hi vọng sẽ là nơi được quý khách đặt niềm tin và an tâm khi đến đây.

Địa chỉ: 97 Cao Thắng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ : 091.555.1519 để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

giải đáp thắc mắc

Từ khóa » Chức Năng Gan Sgpt Là Gì