Chỉ Số Thai Nhi 22 Tuần - Siêu âm Thai Thế Nào Là Bình Thường?

siêu âm phát hiện dị tật thai nhi

Phát hiện dị tật sớm ở thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời. Ảnh: Internet.

Kiểm tra tim thai

Kiểm tra tim thai là xác định xem tim có đủ 4 ngăn hay không, có nhìn thấy các động mách không? Tim và dạ dày có đúng vị trí hay tim có hoạt động bình thường hay không?

Kiểm tra xương sống

Bác sĩ sẽ kiểm tra xương sống của bé bằng cách đo chiều dài và tiết diện của cột sống. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kiểm tra liệu các đột xương sống có đủ, được xếp thẳng hàng và có da bao phủ phía sau hay chưa?

Kiểm tra cơ quan nội tạng thai nhi

Các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát các cơ quan nội tạng của thai nhi như dạ dày, thận, bàng quang có hoạt động bình thường hay không.

kiểm tra hoạt động của cơ quan nội tạng thai nhi

Bác sĩ kiểm tra cơ quan nội tạng có hoạt động bình thường không. Ảnh: Internet.

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Theo chỉ số thai nhi tuần 22 khi siêu âm thì em bé của bạn nặng khoảng 430g và chiều dài khoảng 27,8 cm tính từ đầu đến chân. Lúc này, thai nhi đang tạo vân tay vân chân, những dấu hiệu độc nhất phản ánh DNA của riêng nó. Thai nhi sẽ tăng khoảng 170g/tuần, chất béo, cơ và hệ xương đang phát triển chiếm phần lớn trọng lượng.

Ở tuần này, em bé đã có lông mi và lông mày nhưng chúng vẫn cần phải cạnh tranh không gian trên khuôn mặt nhỏ bé đầy lông. Lượng lông tóc quá nhiều này sẽ biến mất khi bạn đến gần ngày sinh, chỉ còn lại lông tóc ở những nơi cần thiết. Luật bất thành văn là bé trai sẽ có lông mi dài nhất, không bao giờ là bé gái.

Thai nhi lúc này cũng có chút khả năng điều khiến các giác quan, ngũ quan đang dần trưởng thành để khi ra đời, em bé có thể đáp lại kích thích khi được cho ăn. Nếu ở thời điểm này mẹ chuyển dạ sinh non thì em bé ra đời cần được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt để có thể sống sót.

sự phát triển của thai nhi tuần 22

Thai nhi tuần 22 phát triển gần như đầy đủ các cơ quan. Ảnh: Internet.

Thay đổi của mẹ bầu mang thai 22 tuần

Bước vào tuần thai thứ 22, mẹ có thể cảm thấy mắt mình bị khô rát, triệu chứng này sẽ tệ hơn nếu mẹ đeo kính hoặc kính sát tròng. Để hạn chế khó chịu, mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt bôi trơn hoặc nước mắt nhân tạo và nhớ đeo kính râm khi ra nắng.

Các vết rạn trên bụng, đùi và hông có thể xuất hiện, vết rạn này là do sợi collagen của da bị kéo dãn và xé rách để có thể phù hợp với vóc dáng, số đo cơ thể đang tăng lên mỗi ngày. Không có loại kem nào trị dứt điểm được hiện tượng rạn da, nên khi mang thai các mẹ hãy chăm sóc da những vùng này kĩ lưỡng bằng cách dưỡng ẩm hoặc các loại kem chứa vitamin E để hạn chế rạn nứt khi thai nhi lớn dần.

Ở tuần thai thứ 22, một số mẹ bầu có triệu chứng tiết nước bọt quá nhiều, lúc nào cũng thích nuốt nước bọt. Tuy điều này có thể gây khó chịu cho mẹ bầu nhưng không hề gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Hãy thử kẹo cao su, ngậm kẹo bạc hà và đem theo khăn giấy đề thấm nước bọt lúc cần.

tiết nước bọt quá nhiều khi mang thai

Hiện tượng tiết nước bọt quá nhiều ở mẹ bầu ở tuần 22. Ảnh: Internet.

Những nốt nhỏ như mụn xuất hiện ở quầng vú, chúng được gọi là nốt Montgomery và tiết ra chất bôi trơn dạng dầu giúp nuôi dưỡng đầu vú. Đừng chà xát quá mạnh bằng xà phòng khi tắm và cũng đừng dùng kem trị mụn để loại bỏ những nốt sần này nhé.

Trong tuần thai này, mẹ cũng có thể gặp nhiều cơn đau đầu hơn ảnh hưởng đến công việc và khả năng tập trung của bạn. Đối với nhiều phụ nữ, đó có thể là do chocolate, caffeine, phơi nắng, không uống đủ nước hoặc có lượng đường huyết thấp do ăn không thường xuyên. Nếu nằm nghỉ không giúp được, hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để xem loại thuốc nào có thể sử dụng an toàn.

Sinh hoạt của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng khi mang thai hợp lý là điều cần thiết.

Trong khoảng thời gian thai được 25 tuần tuổi, mẹ cần chú ý bổ sung các chất sau trong bữa ăn:

  • Canxi và vitamin D
  • Tinh bột
  • Nước lọc
  • Thực phẩm giàu DHA, Omega-3, Omega-6
  • Trái cây, ngũ cốc

Ngoài ăn uống thì mẹ cũng cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn ngủ đúng giờ, có thể đi bộ nhẹ sau bữa ăn và nhớ giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Tham khảo chi tiết: Chăm sóc sức khỏe thai nhi 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ 3)

Sau khi theo dõi các chỉ số thai nhi tuần 22 khi siêu âm chuẩn nhất trên đây, chắc hẳn các mẹ đã biết được thai nhi trong giai đoạn này phát triển như thế nào bình thường và có cách chăm sóc phù hợp nhất. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào giúp ích được cho mọi người, nhất là những người lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt trong suốt kỳ và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Đọc thêm:

  • Cách đọc chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi khi siêu âm chuẩn nhất
  • Chỉ số thai nhi 36 tuần bao nhiêu là bình thường? Sự thay đổi của mẹ và bé tuần thứ 36
  • Chỉ số thai nhi 38 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể người mẹ

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Của Thai Nhi 22 Tuần