Thai Nhi 22 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào, đạp Nhiều Không?

Não bộ của thai nhi 22 tuần phát triển rất nhanh chóng. Trong giai đoạn này, bé cũng có thể “nhào lộn” trong bụng mẹ. Vậy thai 22 tuần phát triển như thế nào? 

Để biết thêm về thai 22 tuần nặng bao nhiêu hay thai nhi 22 tuần ít đạp có sao không; mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

1. Thai nhi 22 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Chỉ số thai 22 tuần

Thai nhi 22 tuần tuổi đã lớn bằng một quả đu đủ. Kích thước của em bé như sau:

  • Cân nặng gần 0,412 – 0,548kg (412-548g)
  • Chiều dài đầu tới gót chân khoảng 27,8 cm

Ngoài ra, các chỉ số cho thấy dấu hiệu thai nhi 22 tuần tuổi khoẻ mạnh còn được nhận biết qua có thông số:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 47 – 59mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 181 – 214mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 34 – 42mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 154 – 193 mm
Hình siêu âm thai nhi 22 tuần

2. Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?

  • Chồi vị giác đã bắt đầu hình thành trên lưỡi 
  • Các giác quan của thai cũng đang phát triển mỗi ngày. 
  • Thai nhi có thể tự vuốt ve khuôn mặt hoặc mút ngón tay cái.
  • Thai 22 tuần tuổi bắt đầu trông giống trẻ sơ sinh khi môi, mí mắt và lông mày rõ ràng hơn. 
  • Bộ não và dây thần kinh được hình thành đầy đủ để thai nhi có thể cảm nhận được sự va chạm.
  • Các cơ quan sinh sản của bé cũng tiếp tục phát triển. Ở con trai, tinh hoàn đã bắt di chuyển xuống. Ở con gái, tử cung và buồng trứng dần di chuyển vào đúng vị trí, âm đạo cũng bắt đầu phát triển.

3. Thai nhi 22 tuần tuổi biết làm gì?

  • Thai nhi 22 tuần tuổi đạp nhiều hơn là điều hết sức bình thường. Điều này có thể do em bé đang cần chuyển động nhiều hơn để tìm cho mình tư thế thoải mái nhất. Ở giai đoạn này, bé có thể đạp từ 15 – 20 lần mỗi ngày.
  • Nếu thai máy đều đặn thì đây là dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh. Còn thai nhi 22 tuần đột nhiên đạp quá ít hoặc giảm số lần đạp thì nên đi khám ngay.
  • Bé còn biết nấc, lộn nhào, quay người, co duỗi cơ thể… Bạn có thể cảm thấy như có một chú cá đang bơi lội, vùng vẫy trong bụng.

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

  • Cân nặng gần 0,412 – 0,548kg (412-548g)
  • Chiều dài khoảng 27,8 cm từ đầu tới gót chân 
  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 50 – 62mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 199 – 223mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 37 – 44mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 72-204 mm
  • Thai máy và cử động: Thai đã biết máy, biết mút ngón tay và vuốt ve khuôn mặt. Bé cũng biết cử động và nhào lộn trong bụng mẹ.
  • Sự phát triển của thai 22 tuần: Chồi vị giác, não bộ, hệ thần kinh và bộ phận sinh dục của thai nhi 22 tuần đã phát triển dần dần.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 22

1. Những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks xuất hiện 

  • Giai đoạn này, tử cung đang thực hành cho việc chuyển dạ bằng những cơn co thắt tử cung bất thường, không đau được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. 
  • Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt trở nên dữ dội, đau đớn hoặc xuất hiện thường xuyên hơn; thì cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu sinh non.

2. Sự tăng kích cỡ của đôi chân 

  • Bàn chân tăng kích cỡ thường liên quan đến tình trạng phù chân khi mang thai.
  • Ngoài ra, hormone relaxin sẽ làm lỏng các dây chằng và khớp quanh vùng xương chậu để em bé có thể di chuyển khi chuyển dạ. Hormone này còn khiến xương bàn chân bị lỏng lẻo khiến ngón chân hơi xòe ra và kích cỡ chân tăng lên. 
  • Cách cải thiện: Khi đi mua giày mới, bạn hãy chọn mua đôi giày thoải mái và rộng rãi, có gót bệt nhé.

3. Ngất xỉu hoặc chóng mặt

  • Việc thai nhi phát triển ngày càng lớn có thể gây áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến não khiến bạn bị choáng váng
  • Cách cải thiện: Bạn nên uống đủ nước khoảng từ 8 – 12 ly/ngày. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm thiểu tình trạng choáng váng. Lưu ý uống nhiều nước hơn khi trời nóng, khi bạn bị đổ mồ hôi hay vận động thể chất.

4. Chuột rút ở chân

  • Theo ý kiến của một số chuyên gia sản khoa, tình trạng chuột rút ở chân khi mang thai có thể là do chế độ ăn uống thiếu canxi hoặc magie.  
  • Cách cải thiện: Bạn nên bổ sung thêm viên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu mỗi ngày.

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu

  • Xuất hiện cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Cơn gò này xuất hiện để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ sinh nở sắp tới.
  • Bàn chân tăng kích cỡ: Chứng phù nề thai kỳ và hormone relaxin tăng cao khiến cho các khớp ở bàn chân bị lỏng lẻo và xoè to hơn.
  • Cảm thấy choáng váng muốn ngất xỉu: Thai nhi ngày càng lớn có thể gây chèn ép lên thành mạch máu. Điều này dẫn đến lưu lượng máu đến não bị cản trở nên dễ gây choáng váng.
  • Thường bị chuột rút ở chân: Chế độ ăn uống của thai kỳ bị thiếu hụt canxi và magie có thể dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai. 

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 22 tuần

thai nhi 22 tuần

1. Mẹ bầu 22 tuần nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi mang thai 22 tuần, trong mỗi lần đi khám thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ các điều cơ bản dưới đây. Điều này sẽ giúp bạn có thể ngăn chặn được các rủi ro trong thai kỳ.

1.1 Nguy cơ sinh non 

  • Nếu bạn có nguy cơ sinh non, chẳng hạn như có cổ tử cung ngắn hoặc gặp một số biến chứng thai kỳ như tiền sản giật. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm fibronectin bào thai (fFN). 
  • Fibronectin bào thai (fFN) là một loại protein được sản xuất trong thời kỳ mang thai, có vai trò như một loại “chất keo” giữ em bé trong tử cung của mẹ bầu. 
  • Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, bạn không có nguy cơ sinh non.
  • Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì khả năng bạn có nguy cơ sinh non cao trong vòng một tuần tới. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể thực hiện một số biện pháp để kéo dài thời gian mang thai và điều trị để đẩy nhanh quá trình phát triển của phổi thai nhi.

1.2 Về việc bổ sung magie trong thai kỳ 

  • Ngoài việc giúp xương và răng của bé chắc khỏe, magie còn có tác dụng kích thích chức năng enzyme, điều chỉnh insulin và kiểm soát lượng đường trong máu
  • Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức mạnh cơ bắp, thường bị chuột rút ở chân; thì cần xin tư vấn từ bác sĩ về việc bổ sung hàm lượng magie trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Các loại hạt như bí ngô, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều,… là nguồn cung cấp magie dồi dào mà bạn không nên bỏ qua!

1.3 Hãy rèn luyện thể chất để tốt cho trí não của bé!

  • Duy trì việc rèn luyện thể chất khi mang thai sẽ giúp sức khoẻ của bạn thêm dẻo dai và chuẩn bị cho việc “vượt cạn” thành công.
  • Việc tập luyện không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn có thể hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

2. Những xét nghiệm nào mẹ bầu 22 tuần cần biết?

Đến tuần thai 22, đi khám thai dần trở thành một thói quen. Bạn có thể dự liệu bác sĩ sẽ kiểm tra một số hạng mục và yêu cầu thực hiện xét nghiệm trong tuần 22 như:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 22 tuần
  • Siêu âm 4D, 5D kết hợp đo các chỉ số phát triển của thai nhi
  • Kiểm tra độ phù của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
  • Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường
  • Siêu âm thai, các bác sĩ có thể kiểm tra cân nặng, kích thước và các chỉ số của thai nhi 22 tuần tuổi
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu, HIV, viêm gan B, giang mai,… nếu trước đó chưa làm. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, định lượng sắt, canxi. 
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm protein trong nước tiểu nhằm đánh giá nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và phù nề

3. Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Ngoài những điều nên và không nên làm khi mang thai đã được đề cập trong nhiều tuần thai trước; các mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều sau trong chế độ dinh dưỡng:

  • Không ăn đồ ăn hoặc thức uống chưa được nấu chín: Khi mang thai 22 tuần, bạn không nên ăn bất cứ đồ ăn hoặc thức uống chưa được nấu chín kỹ hay tiệt trùng. Bởi vì chúng có thể chứa các sinh vật gây bệnh.
  • Không nên ăn hoặc uống mật ong nguyên chất chưa tiệt trùng: Dù bào tử trong mật ong không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng bạn lại dễ bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum. Vì thế, tốt nhất là bạn nên tránh dùng mật ong nguyên chất chưa được tiệt trùng.

Ghi nhớ lời khuyên từ bác sĩ

  • Nhận biết nguy cơ sinh non: Nếu bạn có nguy cơ sinh non thì cần thực hiện xét nghiệm fibronectin bào thai (fFN) để có hướng điều trị. 
  • Bổ sung magie trong chế độ ăn uống: Việc bổ sung magie sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng chuột rút trong thai kỳ.
  • Duy trì rèn luyện thể chất trong thai kỳ: Việc tập luyện thể chất giúp cơ bắp phát triển dẻo dai, chuẩn bị cho việc sinh nở và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ: Ngoài việc tuân thủ đi khám thai định kỳ, bạn cũng cần thực hiện thêm một số xét nghiệm theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
  • Không nên ăn hoặc uống một số thực phẩm còn sống hoặc chưa tiệt trùng: Việc ăn phải các thực phẩm còn sống hoặc chưa tiệt trùng có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn.

Những câu hỏi liên quan đến thai nhi tuần 22

1. Dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh

Dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh gồm:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 50 – 62mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 199 – 223mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 37 – 44mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 72-204 mm
  • Cân nặng gần 0,412 – 0,548kg (412-548g)
  • Chiều dài khoảng 27,8 cm từ đầu tới gót chân 
  • Thai đã biết máy, biết mút ngón tay và vuốt ve khuôn mặt
  • Thai nhi đã phát triển chồi vị giác và bộ phận sinh dục đang hình thành
  • Thai nhi đã có hình dáng giống em bé phát triển đầy đủ môi, mí mắt và lông mày
  • Bộ não và hệ thành kinh của thai nhi đã hình thành có thể cảm nhận được sự va chạm

2. Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần

Chiều dài trung bình của xương mũi tăng theo tuổi thai từ 3.3 – 4.2mm từ 16 tới 18 tuần, 4.6-5.7mm từ 19 tới 22 tuần, 6.0-6.65mm từ 23 tới 26 tuần. Như vậy, chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là 5.7mm.

3. Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Thai 22 tuần đang nằm trong tháng thứ 6 của thai kỳ, tức là tam cá nguyệt thứ hai. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association); trong tam cá nguyệt thứ hai mẹ bầu phải tăng khoảng từ 450-900g/tuần. Tuy nhiên, số cân này còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau và chỉ số BMI trước khi mang thai của mỗi mẹ bầu. Do đó, bạn cần tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe.

4. Thai 22 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới của mẹ bầu được xem là trường hợp bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp bất thường kèm các dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, đau bụng, thai đạp nhiều hơn 20 lần/ ngày,… thì bạn cần đi khám sức khỏe ngay.

5. Thai 22 tuần nặng 600g có chuẩn không?

Như bạn đã biết, thai nhi 22 tuần sẽ có cân nặng trung bình khoảng 412-548g. Do đó, nếu thai 22 tuần nặng 600g thì được xem là vượt số cân nặng trung bình.

Như vậy, bạn đã hiểu rất rõ về sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi cũng như những thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn này. Hy vọng bài viết của Hello Bacsi sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình mang thai.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Của Thai Nhi 22 Tuần