Chị Tôi- Ca Khúc Bất Hủ Về Phụ Nữ Khiến Trần Tiến Sợ Nhất

“Chị tôi” có lẽ là một trong số ít những nhạc phẩm kinh điển mà mỗi năm, khi tới ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, không ít khán giả bồi hồi bật lại. Bởi dẫu cho không gian của thời bấy giờ đã khác, sự hy sinh cũng mang màu sắc khác, nhưng nỗi niềm mà "Chị tôi" khơi lên trong trái tim người nghe vẫn mãi vẹn nguyên…

Nhạc sĩ Trần Tiến sinh năm 1947 tại Hà Tây cũ. Ông được đông đảo khán giả yêu mến và mệnh danh là “Nhạc sĩ của những khúc du ca”. Trong số hàng trăm sáng tác nổi tiếng, những bài hát về phụ nữ chiếm số lượng khá lớn. Trong đó, ca khúc “Chị tôi” nằm lòng trong nhiều thế hệ khán giả Việt.

Xem Video Trần Tiến nghẹn ngào hát "Chị tôi":

[mecloud]CoQUC8oadG[/mecloud]

“Chị tôi” kể về cuộc đời của một người chị tảo tần sớm hôm, hy sinh cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng của mình để lo cho đàn em. Hát về ca khúc mộc mạc và da diết đến thắt lòng này, nhiều nghệ sĩ như Bằng Kiều, Quang Linh, Tùng Dương… đều từng mang đến cho khán giả sự xúc động và niềm đồng cảm riêng. Tuy nhiên, theo nhiều khán giả, “cha đẻ” của ca khúc- Nhạc sĩ Trần Tiến là người thể hiện ca khúc này thành công nhất.

Tác giả của hàng loạt ca khúc đồng quê từng tâm sự rằng, đời nhạc sỹ, ca sỹ của ông sợ nhất là phải hát 2 ca khúc "Chị tôi" và "Vết chân tròn trên cát". Có lẽ khi những lời ca cất lên, trái tim người lính một thời ấy phải sống lại những nỗi đau mà ông đã trải qua. Những câu chữ mộc mạc, lối hát như tỷ tê kể chuyện, âm nhạc chân chất từ cây ghi ta nhuốm màu thời gian... lại tha thiết và da diết đến lạ.

Nhạc sĩ Trần Tiến

Về hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Chị tôi”, Blogger Nguyễn Cao Tấn năm 2011 có viết:

“Bài thơ “Chị tôi” là của một cựu sinh viên trường Xây dựng sáng tác. Sau năm 1980, bài thơ này được Trần Tiến sử dụng để viết thành ca khúc nổi tiếng về số phận của những người thôn nữ. Đây là một tặng phẩm mà Trần Tiến đã gửi tặng người dân làng cổ Trường Yên (Hoa Lư - Ninh Bình), nơi có địa danh Cầu Đông nổi tiếng.

Theo các cụ cao niên trong làng Yên Thành, nhân vật tôi- tức tác giả bài hát là con trai út trong gia đình có 2 con gái, một con trai. Ông sinh năm 1947, bố mất sớm, mẹ ông bị ốm liệt đến năm ông 20 tuổi thì mất. Người chị cả của ông sinh năm 1950, chị còn lại sinh năm 1945. Theo phong tục cũ thì con gái phải tang cha mẹ 3 năm, đó là lý do khiến người chị cả lỡ bước khi “người đàn ông” trong bài hát không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa. Người đàn ông này cũng không rõ lai lịch ngoài việc về xây chiếc cầu nối bờ sông.

Sau khi chị cả mất, người em trai theo học đại học xây dựng và thường lui về sống cùng gia đình người chị thứ 2 lúc này cũng đã xa giá theo chồng. Vì thế mà những lần trở về cố hương của anh thường mang nhiều cảm xúc khi tất cả chỉ là những kỷ niệm và hồi ức bên nấm mồ người chị. Tác phẩm thơ của người kỹ sư xây dựng này trở lên nổi tiếng khi nó được đăng tải và nhạc sĩ Trần Tiến đã sử dụng để sáng tác ra bài hát “chị tôi”. Bài hát mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về thân phận của người con gái khi mà xã hội còn trọng nam khinh nữ, không thể quyết định được số phận của mình”.

Xem Video Bằng Kiều hát "Chị tôi":

[mecloud]wVLeQxFmPu[/mecloud]

Trong một lần giao lưu trực tuyến trên VnExpress, nhạc sĩ Trần Tiến từng được một độc giả hỏi “Liệu người chị trong bài Chị tôi có phải là chị ruột của chú? Và người ấy còn sống không?”. Trần Tiến đã trả lời: “Chị của chú vẫn còn sống nhưng vẫn thích bài hát chú viết về những người chị khác, chấp nhận những người bạn xưa đến nhà thắp nhang mình vì bài hát là sự thật cộng với tưởng tượng. Chị rất hãnh diện về bài hát này".

Trong chương trình Cuộc sống thường ngày của VTV, Trần Tiến cũng trả lời về thắc mắc này. Ông nói, “Trong ca khúc Chị tôi, có một nửa là tôi viết về chị ruột của tôi, còn một nửa là về những người chị khác, những người phụ nữ khiến tôi vô cùng khâm phục. Họ đã chịu đựng, hi sinh để lo lắng cho các em mà quên đi hạnh phúc riêng của mình”.

“Chị tôi” có lẽ là một trong số ít những nhạc phẩm kinh điển mà mỗi năm, khi tới ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, không ít khán giả bồi hồi bật lại. Bởi dẫu cho không gian của thời bây giờ đã khác, sự hy sinh cũng mang màu sắc khác, nhưng nỗi niềm mà "Chị tôi" khơi lên trong trái tim người nghe vẫn mãi vẹn nguyên…

Lời bài hát “Chị tôi”:

Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong

Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không

Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a

Chị tôi chưa lấy chồng.

 

Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo

Mẹ dục con gái yêu lấy chồng đi

Chị thương hai đứa em thương mẹ già con đau í a

Chị tôi chưa lấy chồng.

 

Rồi mẹ tôi khuất xa, chúng tôi không còn thơ ngây

Chị lại lo các em chuyện chồng con

Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương í a

Chị tôi chưa lấy chồng.

 

Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua

Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông

Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a

Chị cũng muốn lấy chồng.

 

Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu

Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa

Hàng cau đâu trái cau bao lá trầu buồn rơi theo

Chị tôi chưa lấy chồng.

 

Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm

Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô

Mộ chị tôi bé xinh đứng bên cầu thương nhớ mêng mông

Chị ơi sao vẫn chưa lấy chồng.

Chị tôi chưa lấy chồng...

Giao Anh

Từ khóa » Bài Thơ Chị Tôi Chưa Lấy Chồng