Chiến Dịch Marketing Là Gì? 8 Chiến Dịch Marketing Thành Công ở ...
Có thể bạn quan tâm
- Chiến dịch marketing là gì?
- Các bước xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả
- Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing
- Bước 2: Nghiên cứu thị trường
- Bước 3: Phân khúc thị trường
- Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu
- Bước 5: Xây dựng chiến lược marketing
- Bước 6: Triển khai chiến dịch
- Bước 7: Theo dõi và đánh giá chiến dịch marketing
- Những chiến dịch marketing thành công ở Việt Nam
- Chiến dịch Marketing “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk
- Chiến dịch Marketing của KFC
- Chiến dịch Marketing gây tranh cãi của Điện máy xanh
- Chiến dịch săn sale cùng Shopee
- Chiến dịch marketing của Beer Tiger
- Chiến dịch đi về nhà của Honda
- Chiến dịch marketing của Pepsi
- Chiến dịch Marketing của OMO
- "Thương hiệu nhất quán" của Coca-Cola
- "Just Do it" của Nike
- "Is Pepsi OK" Của Pepsi
- "Đi để trở về" của Biti's Hunter
- "Get a Mac" của Apple
- Chiến dịch Marketing của Tiktok
Các chiến dịch marketing là một điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn sản phẩm và dịch vụ của mình được chú ý, kích thích tăng trưởng doanh số bán hàng. Mỗi chiến dịch Marketing đều là độc nhất và được xây dựng trên nhiều yếu tố về mục tiêu, sản phẩm, ngân sách, đặc thù doanh nghiệp, thị trường.
Vậy nên, lựa chọn một chiến dịch marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được thành công cũng như tiết kiệm chi phí. Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu nội dung này tại đây.
Chiến dịch marketing là gì?
Chiến dịch marketing là các hoạt động quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các loại phương tiện khác nhau. Bao gồm cả truyền thống: truyền hình, phát thanh, báo giấy..., cho đến các kênh digital: ADX, trang tin điện tử, mạng xã hội...
Các chiến dịch marketing thường được thiết kế với các mục tiêu khác nhau: truyền bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm mới, tăng trưởng doanh số sản phẩm, xử lý khủng hoảng truyền thông,... Mục tiêu marketing campaign sẽ quyết định số lượng, tần suất và phương tiện truyền thông cần thiết để tiếp cận hiệu quả nhất phân khúc khách hàng hướng tới.
Chiến dịch marketing là gì?
Các bước xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing
Mục tiêu của mỗi chiến dịch marketing là khác nhau. Nó có thể hướng tới việc tăng trưởng khách hàng mới trong một thời gian cụ thể hay biến những khách hàng đã mua hàng quay trở lại trải nghiệm lần nữa.
Từ việc xác định mục tiêu này, doanh nghiệp có thể xây dựng được ngân sách phù hợp:
- Đặt ngân sách theo từng nhiệm vụ
- Phù hợp với ngân sách các đối thủ trên thị trường
- Tính trên phần trăm doanh thu. Theo Small Business Administration, các doanh nghiệp có thể dành từ 2 - 20% doanh số bán hàng dự kiến cho hoạt động marketing.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Hiểu về thị trường và sự cạnh tranh của bạn là cách tốt nhất để định hình một chiến dịch marketing. Đừng cố gắng bán những thứ mà không ai muốn. Một thị trường phù hợp để kinh doanh là nơi bao gồm những người có mong muốn mua sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng, hoặc có hứng thú nhưng chưa tìm được thời điểm thích hợp để chuyển sự háo hức thành nhu cầu mua sắm.
Bước 3: Phân khúc thị trường
Xác định phân khúc thị trường càng cụ thể thì chiến dịch marketing càng được xây dựng sát nhất để đảm bảo 100% tiếp cận và chuyển đổi tốt.
Xác định thị trường mục tiêu của bạn liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý học của những người ra quyết định mua. Khi xác định đối tượng mục tiêu của bạn, bạn nên tìm hiểu những loại phương tiện truyền thông nào có nhiều khả năng nhận được phản hồi mong muốn nhất.
Phân khúc thị trường
Ví dụ, với những nhóm đối tượng Gen Z, rõ ràng địa điểm tương tác mạnh của họ sẽ nằm trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc các nền tảng sáng tạo video clip. Họ yêu thích tương tác với các dạng nội dung review, chia sẻ bí kíp hay các thông tin giải trí hàng ngày.
Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu
Xác định một thị trường ngách cụ thể cho phép bạn tập trung và tối đa hóa các nỗ lực tiếp thị của mình. Bằng cách thể hiện chuyên môn của mình, bạn sẽ nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.
Bước 5: Xây dựng chiến lược marketing
Khi đã tìm ra cho mình một thị trường mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp cần xây dựng một số chiến lược marketing
Bước 6: Triển khai chiến dịch
Để triển khai chiến dịch, doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Ngân sách của bạn sẽ có tác động lớn đến sự lựa chọn của bạn. Càng nhiều tiền, bạn càng có nhiều kênh để lựa chọn. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng là tốt nhất.
Điều quan trọng nhất không phải là có bao nhiêu kênh mà là tìm kênh phù hợp mà khán giả của bạn tương tác hàng ngày. Trong thời đại 4.0, các kênh truyền thông trực tuyến được rất nhiều người lựa chọn, bên cạnh đó các mạng xã hội hay PR báo chí cũng là yếu tố tốt để tăng tốc cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Bước 7: Theo dõi và đánh giá chiến dịch marketing
Bước cuối cùng trong một chiến dịch truyền thông marketing liên quan đến việc phân tích kết quả. Kết quả của bạn có thể cho bạn biết mục tiêu nào được phản hồi tốt nhất và kênh nào tạo cơ hội tốt nhất để bạn đạt được mục tiêu, đồng thời đưa ra các điều chỉnh ở những điểm chưa phù hợp, tránh tình trạng chạy chiến dịch không hiệu quả dẫn tới lãng phí ngân sách, nhân lực và thời gian.
Những chiến dịch marketing thành công ở Việt Nam
Chiến dịch Marketing “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk
Mục tiêu của chiến dịch "Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam" là phục vụ cho sự kiện kỷ niệm 40 năm thành lập tập đoàn Vinamilk, dựa trên một thông điệp xuyên suốt của nhãn hàng này từ những năm 2008 đến nay.
Chiến dịch Marketing “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk
Để thực hiện chiến lược gây "Quỹ sức Việt Nam" và các hoạt động truyền thông khác, Vinamilk đã thực thi trên rất nhiều kênh truyền thông đa dạng:
- TVC: Với Thông điệp "Hãy tiếp tục đồng hành và chia sẻ niềm tin cùng Vinamilk nuôi dưỡng ước mơ "Vươn Cao Việt Nam – Vươn Tầm Thế Giới", TVC của Vinamilk được đầu tư với mặt hình ảnh và âm thanh xuất sắc. Tần suất hiển thị trên các kênh quảng cáo youtube, truyên hình, OOH dày đặc với độ phủ sóng lớn.
- Social: Thông qua lượng lớn KOLs và mạng lưới fanpage dày đặc, Vinamilk khiến chiến dịch viral một cách tự nhiên và mang lại nhiều thiện cảm cho công chúng, thay vì cảm giác quảng cáo quá lộ liễu.
- Activation: Thông qua các hoạt động trao sữa cho hơn 40.000 trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành khó khăn trên cả nước.
- PR: Chuỗi bài khai thác từ thành công trên thị trường chứng khoán, kinh doanh của doanh nghiệp, theo dòng sự kiện với các chiến dịch nhỏ trong khuôn khổ, chạy bài trên hàng loạt kênh tin tức uy tín.
Chiến dịch Marketing “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk đã mang về kết quả ấn tượng:
- 1 triệu views cho clip "Kỉ niệm 40 năm Vinamilk - Vươn cao Việt Nam" trên Facebook, 5 triệu views trên Youtube
- Hơn 200 tin bài trên 50 đầu báo và kênh truyền hình
- Hơn 100.000 lượt like, share trên nền tảng mạng xã hội
Chiến dịch Marketing của KFC
Với hơn 140 cửa hàng tại 19 tỉnh/ thành phố ở Việt Nam, KFC là một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng tại thị trường Việt. Đặc biệt sau khi áp dụng chiến lược Marketing "bản địa hóa" để chinh phục một thị trường vốn đầy cạnh tranh này.
Chiến dịch Marketing của KFC
Có thể tóm gọn chiến lược Marketing Mix của KFC như sau:
- Chiến lược sản phẩm với Đông - Tây kết hợp hoàn hảo, pha trộn vào thực đơn thêm những món ăn phù hợp với người Việt (bánh mì mềm, bắp cải trộn...,), được thay đổi kích cỡ và nêm nếm gia vị cho phù hợp thị hiếu người dùng.
- Chiến lược điều chỉnh giá để phù hợp với mức chi tiêu của Việt Nam
- Chiến lược mở rộng kênh phân phối rtải khắp Bắc, Trung, Nam để tiếp cận đa dạng khách hàng
- Đầu tư quảng cáo mạnh mẽ trên các kênh truyền thông: Mạng xã hội, PR, TVC hay quảng cáo trên các nền tảng gọi món,... Đặc biệt, slogan "Vị ngon trên từng ngón tay" của KFC đến giờ vẫn in đậm trong tâm trí người tiêu dùng Việt.
Chiến dịch Marketing gây tranh cãi của Điện máy xanh
TVC quảng cáo gây "ám ảnh" một thời của Điện máy xanh đến giờ vẫn để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Điện máy xanh đã triển khai hoạt động activation bằng một đội quân người xanh hùng hậu, rải khắp phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh, thành ông trong việc tạo trend và thu hút cả giới truyền thông lẫn khách hàng.
Tuy có nhiều ý kiến trái chiều trước chiến dịch marketing này, nhưng không thể phủ nhận sự thành công trong việc tạo trend và viral khắp "hang cùng ngõ hẻm". Trong những năm qua vẫn khó có quảng cáo của đơn vị phân phối đồ điện tử, gia dụng nào vượt qua được Điện máy xanh.
Chiến dịch săn sale cùng Shopee
Nhắc đến các kênh mua sắm online, thương mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay thì “Shopee số hai không ai số một”. Mặc dù sinh sau đẻ muộn hơn các đàn anh như Lazada, sendo hay tiki tuy nhiên với chiến dịch Marketing Săn sale cùng shopee thì đây chính là kênh mua sắm online đứng vị trí số một trên thị trường.
Chiến dịch săn sale cùng Shopee
Bằng vào việc cung cấp các mã giảm giá, freeships và thường xuyên có các chương trình sale vào các dịp lễ, ngày dễ nhớ như 11/11, 12/12…Shopee đã dần chiếm được niềm tin của khách hàng. Qua đó trở thành thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất hiện nay.
Chiến dịch marketing của Beer Tiger
Năm 2021, Beer Tiger đã tạo ra một chiến dịch quảng cáo thương hiệu như xây dựng MV, quảng cáo Storytelling ngày tết thì thương hiệu này đã tổ chức một chương trình đại nhạc hội thực tế ảo với quy mô lớn. Sự kiện này được quay bằng các kỹ xảo điện ảnh và công nghệ 3D đem lại cảm giác sống động, chân thật cho người xem như hòa mình vào không khí lễ hội.
Chương trình này được phát trực tiếp trên facebook với sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng MTP, Chi Pu, Wowy, Bích Phương, Tóc Tiên…Chương trình đã giúp cho thương hiệu Beer Tiger khẳng định được tên tuổi và hình ảnh của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng.
Chiến dịch đi về nhà của Honda
Vào năm 2021, Chiến dịch “Đi về nhà” của Honda cũng được xem là một trong những chiến dịch marketing nổi bật và thành công. Bởi thu hút sự chú ý của đông đảo người xem khi tác động mạnh vào cảm xúc của những người con xa quê, khát khao trở về nhà tụ họp với gia đình vào dịp lễ tết.
Với hình ảnh đẹp mắt cùng nội dung và ca từ ý nghĩa. Đặc biệt là bối cảnh cuộc sống quen thuộc, bài hát “Đi về nhà” kết hợp giữa Rapper Đen Vâu và Justatee đã chiếm trọn con tim của người xem. Từ khi ra mắt, MV đã thu về 18 triệu lượt xem video và đứng thứ 2 trên top thịnh hành của nền tảng youtube.
Chiến dịch marketing của Pepsi
Với chiến dịch “Pepsi mang tết về nhà” cùng các hoạt động thiết thực như hỗ trợ vé máy bay cho các đối tượng người lao động có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên và học sinh được về quê ăn tết, Pepsi đã xây dựng được hình ảnh một thương hiệu có mức độ ảnh hưởng và quan tâm đến cộng đồng, san sẻ khó khăn cho xã hội.
Chiến dịch marketing của Pepsi
Theo thống kê, sau khi triển khai chiến dịch marketing này, Pepsi đã thu về hơn 84% tỷ lệ người xem hết video Instreams. Và tăng 10,6 điểm Ad Recall và 92% người xem video từ ba giây trở lên.
Chiến dịch Marketing của OMO
Cũng cùng năm 2021, OMO cũng là một trong những thương hiệu thành công với chiến dịch marketing khi truyền tải thông điệp về tết đó là “Lời chúc hóa hành động, lấm bẩn mang điều hay” không chỉ truyền tải thông điệp về gia đình mà còn là hành động bảo vệ môi trường và trái đất thông qua công việc trồng cây xanh mà không ngại bị lấm bẩn.
OMO đã kết hợp với Hội đồng đội Trung Ương để tặng 30.000 cây giống tại Quảng Bình trong chương trình “Trồng cây chống lũ” và trồng 5ha rừng đầu nguồn tại Vườn quốc gia Bến Én. Ngoài ra là một số chương trình ý nghĩa khác cho các trẻ em ở khu vực gặp nhiều khó khăn, từ đó giúp cho các chiến dịch marketing của OMO thành công hơn.
Top 6 chiến dịch Marketing nổi tiếng từ các thương hiệu lớn
"Thương hiệu nhất quán" của Coca-Cola
Coca-Cola sử dụng rất nhiều kênh truyền thông để triển khai các chiến dịch theo mùa, tuy nhiên sự nhất quán và kiên định thông qua thiết kế thương hiệu đã đem lại thành công lớn cho thương hiệu này. Mặc dù bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều ông lớn sản xuất nước giải khát khác.
"Thương hiệu nhất quán" của Coca-Cola
Dựa trên sự nhất quán về gìn giữ chuẩn mực công ty, bám chắc giá trị thương hiệu, Coca-Cola luôn làm mới mình mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Điều này giúp họ không trở nên nhàm chán mà vẫn có những điểm riêng biệt để khách hàng luôn nhận ra họ ở mọi lúc mọi nơi.
"Just Do it" của Nike
Ra mắt vào năm 1988, chiến dịch “Just Do It” của Nike giới thiệu các vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư nói về thành tích của họ và những cảm xúc mà họ cảm thấy khi tập thể dục. Những câu chuyện của họ gợi lên phản ứng cảm xúc ngay lập tức ở người xem và khiến mỗi người phải tự hỏi, "nếu những vận động viên này có thể làm được thì tại sao tôi lại không thể?"
“Điều kỳ diệu của thương hiệu nằm ở việc khơi dậy cảm giác tích cực ở khách hàng”. Nó lan tỏa mạnh mẽ đến nỗi nhiều khách hàng để liên hệ Nike để chia sẻ những câu chuyện cá nhân của họ, từ đó doanh nghiệp dễ dàng phát triển thương hiệu và tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng như đại diện của sự lạc quan, truyền cảm hứng và tác động lớn đến mỗi người khi họ quyết định vận động.
"Is Pepsi OK" Của Pepsi
"Mỗi ngày, có hàng triệu người thưởng thức Pepsi - những người yêu thích thương hiệu này - nhưng họ vẫn tiếp tục được hỏi 'Liệu Pepsi có ổn không?'", Todd Kaplan - Phó Giám đốc Tiếp thị của Pepsi lên tiếng.
Thông qua Super Bowl LIII, Pepsi triển khai một loạt hoạt động thông qua âm nhạc và thể thao để mang lại những trải nghiệm năng động cho khách hàng:
- Trong 10 giây trước khi diễn ra Pepsi Super Bowl LIII Halftime Show, Pepsi sẽ có màn dẫn đầu khó quên để mở màn cho buổi biểu diễn.
- Tiệc Super Bowl "Planet Pepsi" bao gồm trải nghiệm đa giác quan, lập bản đồ chiếu và nhiều khoảnh khắc đáng nhớ trên Instagram.
- Giải thưởng Tân binh của năm tại Pepsi NFL
- Phiên bản giới hạn lon Pepsi hình bóng đá : Pepsi đã tạo ra một lô nhỏ các lon Pepsi NFL bóng đá phiên bản giới hạn, có hình bóng đá và có kết cấu đặc biệt để kỷ niệm Super Bowl LIII.
"Đi để trở về" của Biti's Hunter
Hai mùa chiến dịch "Đi để trở về" của Biti's Hunter đều diễn ra vào dịp Tết với mục tiêu mong muốn người dùng nhớ đến, trở thành thương hiệu Top of Mind mỗi mùa tết và sở hữu platform "Homing".
"Đi để trở về" của Biti's Hunter
Tổng thể chiến dịch marketing diễn ra nhanh gọn:
- MV ca nhạc "Đi để trở về" gây bão trên Youtube
- Nổ ra một cuộc tranh luận về chủ đề "Đi hay trở về" trên mạng xã hội Facebook, với sự tham gia của các KOLs như: Phan Ý Yên, Phở, Giang Hoàng,… sử dụng các hashtag #teamđi, #teamtrởvề.
- Tổ chức cuộc thi chia sẻ ý nghĩa nhất năm trên Facebook với hơn 12.000 lượt tham gia
- Bài PR xuyên suốt chương trình trải khắp các mặt báo
"Get a Mac" của Apple
Chién dịch Get a Mac" của Apple là một ví dụ tiêu biểu cho các tiếp cận của Apple đến người dùng và cách họ xây dựng thương hiệu, đề cao tập khách hàng trung thành. Chiến dịch, với sự tham gia của Justin Long, “Tôi là Mac” và John Hodgman, “Tôi là PC”, đã tạo liên kết thương hiệu một cách liền mạch với các tính cách - chiếc Mac mát mẻ, thoải mái so với PC lỗi thời.
Chiến dịch Marketing của Tiktok
Được coi là “tân binh cá mập” trong lĩnh vực mạng xã hội, Tiktok dần trở nên thịnh hành và phổ biến trong cuộc sống, đồng thời đe dọa chiếm lĩnh thị trường mà ông lớn Facebook đang sở hữu.
Với nội dung mang thiên hướng giải trí và đề cao tính sáng tạo trong các ý tưởng của người dùng, các chiến dịch Marketing của Tiktok hướng đến việc mang lại nhiều giá trị và cơ hội thể hiện. Qua đó tạo ra cơ hội thể hiện bản thân và khiến cho mọi người chia sẻ thông điệp tích cực đến tất cả mọi người.
Cách tiếp cận cạnh tranh trực diện của Apple không chỉ mang lại sự giải trí cho người xem mà còn thúc đẩy người tiêu dùng tự nhận diện các tác nhân. Cuối cùng là thay đổi nhận thức của họ về các thương hiệu.
Từ khóa » Chiến Dịch Quảng Cáo Của Kfc
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC Và Sự Thành Công Tại Việt ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC: Định Vị Thương Hiệu ...
-
Chiến Lược Marketing Của KFC - Đi đến đâu "bản địa Hóa" đến đó
-
Chiến Dịch Marketing 'thảm Họa' Của KFC: Tung Chương Trình "mua ...
-
7 'quái Chiêu' Quảng Cáo KFC Khiến Khách Hàng Phấn Khích - IPOS
-
KFC Giới Thiệu Gương Mặt đại Diện Mới - Một Influencer ảo Chưa Hề ...
-
Bài Học Từ KFC: Quảng Cáo Của KFC... - Advertising Vietnam
-
“We're Back": Chiến Dịch đánh Dấu Sự Trở Lại Của KFC Sau đại Dịch ...
-
Chiến Dịch Truyền Thông KFC Is Back - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC - MarketingTrips
-
Chiến Dịch Marketing “thảm Họa” Của KFC - A-connection Group
-
Tony Dzung Chiến Lược Marketing 4P Của KFC
-
Chiến Dịch Marketing Thành Công Của KFC Trong đại Dịch Covid-19
-
Đánh Giá Sự Thành Công Một Chiến Dịch Quảng Cáo Của KFC