Chiến Dịch Marketing “thảm Họa” Của KFC - A-connection Group
Có thể bạn quan tâm
KFC đã rất cố gắng hồi sinh chiến dịch nâng cao nhận thức của mình bằng mánh khóe mới. Và lần này KFC chọn điểm dừng chân tiếp theo của họ là tại Costa Rica.
Những chiến dịch bị xem là “giả tạo”
Ngoài việc sử dụng người nổi tiếng và các màu sắc mang tính biểu tượng thì những vấn đề mang tính xã hội cũng được các công ty tận dụng vào việc tiếp thị sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp sử dụng các tiếp thị này thường muốn tuyên truyền mang đến một thông điệp, vấn đề nào đó. Và ngày nay thì những chiến dịch kiểu này đã trở thành xu hướng và được sử dụng rộng rãi.
Thời gian này, KFC đã đưa thương hiệu của mình với các chương trình tiếp thị lên tầm cao mới. Chiến dịch “Buckets for the Cure” đình đám của KFC vào lúc đất, KFC đã bán gà rán đựng trong 1 chiếc xô nhỏ màu hồng nhằm mang thông điệp nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú. Và KFC cam kết rằng mỗi hộp gà được bán ra tương ứng 50 xu được đóng góp vào tổ chức Susan Komen (tổ chức nghiên cứu về ung thư vú lớn nhất thế giới)
Tuy nhiên, các nhà phê bình đã chỉ ra chiến dịch của KFC là giả tạo bởi vì béo phì và chế độ ăn nhiều chất béo chính là nguyên nhân gây ra ung thư vú. Các chuyên gia khẳng định rằng đây chẳng qua là các mánh khỏe quảng cáo chứ không có ý nghĩa gì. Thế là chiến dịch gây ra tranh cãi lớn xung quanh KFC
Barbara Brenner, là một thành viên trong tổ chức chống ung thư vú chia sẻ: “các sản phẩm của KFC và các nhóm thức ăn khác đa phần được nhóm người nghèo ở các nước phát triển tiêu thụ, họ cũng chính là nhóm người có tỷ lệ tử vong do ung thư vú cao hơn”
Đưa ra ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng
Ung thư vú là căn bệnh mà đa số phụ nữ tại Mỹ thường mắc phải, căn bệnh này khá phổ biến nên có nhiều thông tin sai lệch và thậm chí nhiều người chẳng thèm quan tâm đến nó. Và điều này khiến KFC ngộ ra được chiến lược của mình đã có vấn đề. Vào tháng 10.2019, KFC đã nỗ lực cải thiện chiến dịch này
KFC đã mở ra chương trình khuyến mãi “Mua 1 tặng 1” và in dòng chữ này trên tất cả các sản phẩm, điều quan tâm là có một dòng chữ khác ở phía dưới được xem là “điều kiện”, và in với cỡ chữ cực nhỏ: “chương trình khuyến mãi này không có giá trị. Cũng giống như điều khoản này, ung thư vú sẽ có thể tồn tại mà bạn không biết. Vậy nên hãy tự kiểm tra và đi khám liên tục để phòng tránh ung thư vú”
Mánh khóe này đã khiến cho khách hàng vô cùng tức giận và xảy ra nhiều hỗn loạn, nhiều người đã xếp hàng rất lâu chỉ để mua sản phẩm khuyến mãi này và họ đã mắng chửi KFC mặc dù nhân viên đã cố gắng giải thích.
Ung thư vú đúng là vấn đề lớn, nhưng việc sử dụng chiến lược này của KFC được xem là thông minh, nhưng thực tế thì nó khiến nhiều người khó chịu. Có lẽ là phản ứng sẽ không tồi nếu như sản phẩm của họ không là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh
Tuy nhiên thì KFC khẳng định đồ ăn của họ là ra và bán cho mọi người, nhưng người tiêu dùng tự biết đâu là thực phẩm tốt cho sức khỏe của mình. Khi được hỏi về các chiến dịch ung thư vú của KFC thì tiến sĩ Walter Willett đã nói rằng “Gà rán không làm nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, nhưng thừa cân là nguyên nhân gây ra ung thư vú”.
KFC và các chiến dịch thảm hại khác
KFC là một trong những chuỗi cửa hàng ăn uống lớn nhất và thương hiệu rất phổ biến ở các nhóm người có thu nhập thấp tại Mỹ. Và nhóm người này dễ bị béo phì và mắc bệnh ung thư hơn.
- Chiến dịch KFC-Opraj
Vào năm 2009, KFC hợp tác cùng với Oprah Winfrey để quảng cáo món gà nướng mới ra mắt của mình. Trang web của Oprah đã đăng quảng cáo về chương trình khuyến mãu mua một tặng một, và chương trình diễn ra khá thuận lợi với hơn 10 triệu người nhận voucher ưu đãi.
Tuy nhiên thì KFC đã đánh giá thấp khả năng của Oprah, ở thời điểm đó họ đã không quản lý tốt nhu cầu của khách hàng và buộc phải hủy giao dịch ở nhiều địa điểm. Khách hàng cảm thấy họ lại bị lừa và thất vọng, và mối quan hệ giữa khách hàng và KFC càng thêm căng thẳng
- Chiến dịch quảng cáo KFC tại Trung Quốc
Thời điểm năm 2013, KFC Trung Quốc đưa ra chiến dịch quảng cáo với khẩu hiệu “Trust in every bite”. Thông điệp này đưa ra nhằm trấn an khách hàng của KFC rằng các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên KFC cũng gây ra thêm rắc rối lớn khi mọi người biết được trong thịt gà của KFC có những chất bảo quản và thuốc kháng sinh không tốt cho sức khỏe. Chiến dịch này khiến nhu cầu mua hàng của KFC bị giảm đi đáng kể.
Bài học lớn nhất từ hoạt động tiếp thị của KFC là phải quan tâm đến khách hàng ở mọi khía cạnh, từ phát triển sản phẩm đến chiến dịch xã hội, thiết kế cửa hàng hay các chương trình tiếp thị. Và KFC cần suy nghĩ về giá trị của mình và thái độ của khách hàng đối với thương hiệu của mình.
Theo: Cafebiz.vn
Có thể bạn quan tâm- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)
Từ khóa » Chiến Dịch Quảng Cáo Của Kfc
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC Và Sự Thành Công Tại Việt ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC: Định Vị Thương Hiệu ...
-
Chiến Lược Marketing Của KFC - Đi đến đâu "bản địa Hóa" đến đó
-
Chiến Dịch Marketing 'thảm Họa' Của KFC: Tung Chương Trình "mua ...
-
7 'quái Chiêu' Quảng Cáo KFC Khiến Khách Hàng Phấn Khích - IPOS
-
KFC Giới Thiệu Gương Mặt đại Diện Mới - Một Influencer ảo Chưa Hề ...
-
Bài Học Từ KFC: Quảng Cáo Của KFC... - Advertising Vietnam
-
Chiến Dịch Marketing Là Gì? 8 Chiến Dịch Marketing Thành Công ở ...
-
“We're Back": Chiến Dịch đánh Dấu Sự Trở Lại Của KFC Sau đại Dịch ...
-
Chiến Dịch Truyền Thông KFC Is Back - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC - MarketingTrips
-
Tony Dzung Chiến Lược Marketing 4P Của KFC
-
Chiến Dịch Marketing Thành Công Của KFC Trong đại Dịch Covid-19
-
Đánh Giá Sự Thành Công Một Chiến Dịch Quảng Cáo Của KFC