Chiến Lược Cấp Chức Năng Của Doanh Nghiệp

Đối với các chủ doanh nghiệp, thuật ngữ cấp chiến lược kinh doanh hay chiến lược cấp công ty đã không còn quá xa lạ. Vậy trong lĩnh vực kinh doanh ta có bao nhiêu cấp chiến lược và chiến lược nào phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty, chiến lược nào đóng vai trò chính trong việc định hướng phát triển công ty?... Sau đây, công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Quang Minh sẽ giới thiệu chi tiết những thông tin cụ thể thuộc mỗi cấp chiến lược trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính Show
  • 2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
  • 3. Chiến lược cấp chứng năng
  • a. Chiến lược marketing
  • b. Chiến lược tài chính
  • c. Chiến lược nghiên cứu và phát triển
  • d. Chiến lược vận hành
  • e. Chiến lược nguồn nhân lực
  • 4. Chiến lược toàn cầu

Chiến lược cấp chức năng của doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty hay còn gọi là chiến lược tổng thể hoặc chiến lược chung nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của cả công ty. Chiến lược tập trung trả lời các câu hỏi: những họat động nào có thể giúp công ty đạt được khả năng sinh lời cực đại, giúp công ty tồn tại và phát triển? có thể duy trì các kế hoạch này được bao lâu và chúng thực sự hiệu quả như thế nào?

Theo Fred R.David, phân loại chiến lược cấp công ty thành 14 loại sau: Kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa họat động đồng tâm, đa dạng hóa họat động kết nối, đa dạng hóa họat động theo chiều ngang, chiến lược liên doanh, chiến lược thu hẹp họat động, chiến lược cắt bỏ họat động, chiến lược thanh lý, chiến lược tổng hợp.

Cụ thể về vài loại chiến lược nêu trên gồm những hoạt động cụ thể như :

- Chiến lược kết hợp về phía trước :

  • Áp dụng khi các nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ. Hoặc những nhà phân phối này có chất lượng tốt, có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhưng có giới hạn về năng lực.

- Chiến lược phát triển thị trường:

  • Chiến lược này có thể gồm các hoạt động nhằm đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ ra các môi trường mới, tiếp cận nhiều khách hàng mới.Áp dụng trong trường hợp khi doanh nghiệp có khả năng mở rộng qui mô sản xuất kết hợp động marketing hiệu quả

2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp chức năng của doanh nghiệp

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh hay chiến lược kinh doanh hướng đến cách thức công ty sử dụng để cạnh tranh thành công trên các thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh bao gồm cách thức cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, cách thức tổ chức định vị thương hiệu trên thị trường đó, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh .

Theo Michael Porter có ba chiến lược cạnh tranh tổng quát: Chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. Cụ thể mỗi chiến lược được hiểu như sau:

- Chiến lược chi phí thấp:

  • Chiến lược chi phí thấp: là một hệ thống các cơ chế, hành động của doanh nghiệp liên hệ mật thiết với nhau nhằm sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp hơn so với thị trường, tuy nhiên sản phẩm vẫn đảm bảo những chức năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc tập trung quản lí và tối giản hóa các nguồn chi phí đến một mức thấp nhất so với thị trường thì chiến lược này mới thanh công.

- Chiến lược khác biệc hóa sản phẩm:

  • Chiến lược khác biệt hóa: là chiến lược tạo ra các sản phẩm, dịch vụ độc đáo, mới lạ trong mắt người tiêu dùng, nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu và sự quan tâm của người tiêu dùng hơn so với các sản phẩm cùng ngành. Chính vì sự khác biệc này, sản phẩm hoặc dịch vụ của chính công ty đó có thể có giá cao hơn mức giá trung bình trên thị trường.

- Chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường:

  • Chiến lược tập trung là chiến lược được áp dụng khi một công ty xác định rằng hiệu quả sản phẩm của họ chỉ phát huy tốt nhất khi tập trung vào một phân khúc thị trường duy nhất. Chiến lược này đặc biệt hiệu quả đối với các donah nghiệp quy mô nhỏ, hoặc doanh nghiệp mới thành lập, khẳng định tính khả thi trong việc xác định tính khả thi trong một môi trường nhất định. Tập trung vào một phân khúc giúp công ty giảm thiểu ngân sách chi tiêu cho quảng cáo và các công việc không cần thiết khác, giảm thiểu lãng phí tài nguyên trên nhiều phân khúc khác.

Xem thêm: Thành lập công ty tại TP.HCM giá rẻ

3. Chiến lược cấp chứng năng

Chiến lược cấp chức năng của doanh nghiệp

Đây là cấp độ nhỏ hơn trong chiến lược cấp đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp, nó được sử dụng cụ thể cho từng đơn vị, bộ phận với những mục tiêu khác nhau. Khi dược vận hành, chúng sẽ kết hợp với nhau sẽ tạo ra hiệu quả và đi đến những mục tiêu cụ thể thống nhất với chiếc lược cấp đơn vị kinh doanh. Với chiến lược cấp chứng năng thì mỗi phòng ban khác nhau sẽ đảm nhận những chiến lược khác nhau tùy vào tính chất công việc của từng bộ phận.

Chiến lược cấp chức năng bao gồm nhiều chiến lược, tiêu biểu là chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển, chiến lược vận hành, chiến lược nguồn nhân lực.

a. Chiến lược marketing

Marketing là là cả một chiến lược lâu dài và được thay đổi liên tục trong suốt quá trình hoạt động của công ty tương ứng với mỗi thời kỳ khác nhau. Chiến lược marketing sẽ quảng bá sản phẩm và thương hiệu của công ty đến nhiều khách hàng làm tăng độ nhận diện thương hiệu và từ đó tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, cuối cùng quy về mục đích ban đầu là tăng doanh số, lợi nhuận cho công ty.

Chiến lược marketing có những mô hình phổ biến như mô hình 4P(Product, Price, Place và Promotion) hoặc mô hình 7P(Product, Price, Place và Promotion, People, Physical evidence và Process hoặc nhiều hơn).

b. Chiến lược tài chính

Quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao.

Nội dung chủ yếu của quản trị hoạt động tài chính là hoạch định và kiểm soát tài chính, hoạch định và quản trị các dự án đầu tư, quản trị các hoạt động tài chính ngắn hạn, quản trị các nguồn cung tài chính, chính sách phân phối và phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chiến lược tài chính liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng có hiệu quả một nguồn vốn phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Chiến lược nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển là chiến lược tập trung phát triển những sản phẩm mới trước các đối thủ cạnh tranh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hoặc thực hiện những đổi mới quy trình sản xuất, …

Chiến lược nghiên cứu và phát triển hướng đến sự phát triển một cách toàn diện cho các ản phẩm và thương hiệu công ty, chính vì vậy công ty nên đầu tư đúng mức cho hoạt động này, phối hợp một cách tối ưu các hình thức tổ chức hoạt động R&D,…

d. Chiến lược vận hành

Vận hành bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng, bao gồm các hoạt động của quá trình sản xuất – vận hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, đóng gói… đây là bộ phận cơ bản của chuỗi giá trị, nên việc cải tiến, hoàn thiện những hoạt động này nhằm góp phần quan trọng làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, điện nước…

e. Chiến lược nguồn nhân lực

Đây là chiến lược nhằm sử dụng tổng thể các phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và hiệu quả nhằm phát huy tối đa năng lực, sở trường của nhân viên để đảm bảo năng lực thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Các nội dung chủ yếu mà ta thường gặp đó là công tác tuyển dụng nhân sự mới, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới.

Những chiến lược phổ biến luộc lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực bao gồm: thu hút và giữ nhân tài, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức lao động khoa học, đãi ngộ hợp lý…mỗi chiến lược đóng vai trò như một mắc xích không thể thiếu trong đối với tổng quan chiến lược nhân sự.

Xem thêm: Thành lập công ty tại Bình Phước giá rẻ

4. Chiến lược toàn cầu

Chiến lược cấp chức năng của doanh nghiệp

Ngoài các chiến lược kể trên, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng thị trường và học hỏi thêm những chiến lược mới để phát triển phạm vi kinh doanh ra quốc tế. Các chiến lược mà các công ty có thể sử dụng gồm:

  • Chiến lược đa quốc gia
  • Chiến lược quốc tế
  • Chiến lược toàn cầu
  • Chiến lược xuyên quốc gia.

Trên đây là bài viết tổng quan về các cấp chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp, hy vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc quản lý và điều hành công ty mình. Bên cạnh đó, công ty tư vấn Quang Minh chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến thành lập công ty như dịch vụ tư vấn thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế,... Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ trên.

1 Chiến lược cấp chức năng QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn Chương 8 8-2 Mục tiêu nghiên cứu 1. Làm rõ tầm quan trọng của chiến lược cấp chức năng. 2. Tìm hiểu nội dung cơ bản mà chiến lược cấp chức năng phải đặt ra và giải quyết. 3. Nắm được các loại hình chiến lược cấp chức năng. 2 8-3 Nội dung cơ bản 1. Chiến lược cấp chức năng là gì ? 2. Vai trò của chiến lược cấp chức năng. 3. Các loại chiến lược cấp chức năng. N-Series 8-4 Chiến lược cấp chức năng là gì ?  Đó là những kế hoạch tác nghiệp trong từng lĩnh vực chức năng để cụ thể hóa các chiến lược cấp công ty và cấp SBU vào hoạt động sản xuất kinh doanh.  Nó bao gồm những mục tiêu ngắn hạn (có thể cả trung hạn) và các biện pháp cụ thể để Ban quản lý chỉ đạo hoạt động thường nhật của đơn vị. 3 8-5 Vai trò của chiến lược cấp chức năng  Tập trung cải thiện hiệu suất hoạt động của các quá trình bên trong công ty.  Đảm bảo nâng cao hiệu quả từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.  Do đó, nó là cơ sở để phối hợp đồng bộ các hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu dài hạn của chiến lược cấp SBU và cấp công ty. 8-6 Các loại chiến lược cấp chức năng (1) Quản trị cung ứng. (2) Quản trị sản xuất. (3) Quản trị chất lượng. (4) Quản trị marketing. (5) Quản trị tài chính. (6) Quản trị tài nguyên nhân lực. (7) Nghiên cứu và phát triển (R&D). (8) Quản trị hệ thống thông tin… 4 8-7 Quản trị cung ứng  Mục tiêu:  Cung ứng nguyên vật liệu (đối với đơn vị sản xuất) hoặc thành phẩm (đối với đơn vị thương mại – dịch vụ).  Đảm bảo đầy đủ, kịp thời và tiết kiệm chi phí nhất trong điều kiện có thể. 8-8 Quản trị cung ứng  Biện pháp:  Đảm bảo qui trình cung ứng khoa học, hợp lý, ít rủi ro.  Tăng cường thuê dịch vụ logistics đầu vào.  Kết hợp sử dụng kỹ thuật quản trị hàng tồn kho Just-in-time (JIT) trên các loại nguyên liệu chính (có định mức sử dụng lớn và tần suất cung ứng thường xuyên). 5 8-9 Quản trị cung ứng  Lưu ý:  Tìm nhiều nguồn nguyên liệu, tránh lệ thuộc một vài nhà cung ứng để phân tán rủi ro.  Ứng biến hợp lý trong trường hợp công ty hội nhập về phía sau.  Just-in-time (JIT) hàm chứa rủi ro lớn vì quá trình cung ứng có thể bị gián đoạn mà không có lực lượng tồn kho dự phòng. 8-10 Quản trị sản xuất  Mục tiêu:  Sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của của kế hoạch kinh doanh.  Đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất nhiều nhất trong điều kiện có thể. 6 8-11 Quản trị sản xuất  Biện pháp:  Kiểm soát môi trường sản xuất và xử lý tốt các nhân tố tác động.  Cải tiến hợp lý hóa qui trình sản xuất, tổ chức sàn thao tác khoa học, chặt chẽ.  Huấn luyện vận hành và bảo trì thiết bị.  Quản lý ca, kíp và duy trì kỷ luật lao động.  Cải tiến và quản lý tốt định mức sản xuất. 8-12 Quản trị sản xuất  Chú trọng tiết kiệm chi phí thông qua:  Học tập kinh nghiệm.  Đầu tư nâng cao qui mô lợi suất kinh tế.  Tăng cường tự động hóa sản xuất.  Module hóa sản xuất một cách hợp lý.  Chuyên môn hóa sâu, linh hoạt phân tán sản xuất đến những nơi có chi phí rẻ. 7 8-13 Quản trị chất lượng  Mục tiêu:  Tập trung cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.  Đảm bảo sự ổn định chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.  Kết hợp đảm bảo trách nhiệm xã hội của sản phẩm và xử lý môi trường. 8-14 Quản trị chất lượng  Biện pháp: quản trị chất lượng tổng hợp (Total Quality Management – TQM ).  ISO 9000.  ISO 14000.  HACCP.  SA 8000 8 8-15 Quản trị chất lượng  Lưu ý:  Quan điểm “coi trọng phòng ngừa hơn khắc phục” trong kiểm soát sản phẩm hỏng.  Cần có bộ phận phản ứng nhanh để giải quyết khiếu nại (về chất lượng sản phẩm) của khách hàng một cách nhanh chóng nhất trong điều kiện có thể. 8-16 Quản trị marketing  Mục tiêu:  Đáp ứng tốt nhất nhu cầu (mong muốn và mức cầu) của khách hàng mục tiêu.  Nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị phần, tạo cơ sở để phát triển bền vững. 9 8-17 Quản trị marketing  Biện pháp:  Nghiên cứu môi trường marketing, nhu cầu và hành vi khách hàng.  Phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu và định vị trong thị trường mục tiêu.  Xây dựng hệ thống marketing – mix.  Tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động marketing. 8-18 Quản trị marketing  Cần kết hợp giải quyết tốt các mặt sau:  Xây dựng và phát triển thương hiệu.  Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm.  Tuân thủ qui trình phát triển sản phẩm mới.  Truyền thông marketing hữu hiệu.  Chú trọng phát triển thương mại điện tử và marketing online… 10 8-19 Quản trị tài chính  Mục tiêu:  Huy động vốn đầy đủ cho nhu cầu đầu tư từ các nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp.  Đảm bảo quản lý sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả nhất trong điều kiện có thể. 8-20 Quản trị tài chính  Biện pháp:  Huy động vốn từ nhiều nguồn: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; liên doanh; vay, thuê tài chính; tận dụng các quỹ nhàn rỗi nội bộ…  Cân đối hợp lý giữa đầu tư ngắn hạn và các quỹ đầu tư dài hạn (portfolios).  Phân tích tài chính, kiểm soát tình hình sử dụng vốn theo định kỳ; kiểm soát dòng lưu kim; cân đối nợ phải thu – phải trả. 11 8-21 Quản trị tài chính  Lưu ý các mặt phối hợp tăng hiệu quả:  Áp dụng các phần mềm tự động hóa công tác hạch toán và quản trị tài chính.  Quản trị rủi ro tài chính tích cực thông qua các công cụ hợp đồng futures và options.  Tận dụng các nguồn tài trợ, mua hàng trả chậm; khai thác triệt để các tài sản vô hình. 8-22 Quản trị tài nguyên nhân lực  Mục tiêu:  Đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực của tổ chức (về số lượng, chủng loại, chất lượng).  Bố trí sử dụng lao động hợp lý, đảm bảo có năng suất cao nhất trong điều kiện có thể. 12 8-23 Quản trị tài nguyên nhân lực  Biện pháp:  Chính sách tuyển dụng khoa học.  Chính sách đãi ngộ hợp lý.  Đào tạo, nâng cao tay nghề thường xuyên.  Cơ chế đánh giá, động viên, khen thưởng minh bạch và có tính kích thích cao.  Coi trọng nhân tài, đề bạt tương xứng. 8-24 Quản trị tài nguyên nhân lực  Cần chú trọng đúng mức các vấn đề sau:  Xây dựng nề nếp văn hóa tốt trong tổ chức.  Đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách về phúc lợi của người lao động theo luật định.  Thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý và thực hành tiết kiệm.  Quản lý thời gian linh hoạt, tổ chức làm việc nhóm và kiểm tra chéo. 13 8-25 Nghiên cứu và phát triển (R&D)  Mục tiêu:  Tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu không ngừng tăng lên của khách hàng mục tiêu.  Cải tiến hợp lý hóa qui trình quản lý và qui trình sản xuất, đổi mới công nghệ (hiện đại hóa, tự động hóa) để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. 8-26 Nghiên cứu và phát triển (R&D)  Biện pháp:  Đầu tư thỏa đáng cho R&D. Cân đối hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.  Lựa chọn hợp lý giữa cải tiến, mô phỏng và đổi mới sản phẩm hoàn toàn chủ động.  Theo dõi kỹ biến động của mặt bằng công nghệ để đổi mới cho phù hợp.  Hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, nhận chuyển nhượng license tiên tiến… 14 8-27 Nghiên cứu và phát triển (R&D)  Chú trọng:  Tuân thủ đầy đủ các qui trình phát triển sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ.  Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.  Công nghệ tiến bộ nhanh hàm chứa thời cơ lẫn rủi ro ngang nhau. 8-28 Quản trị hệ thống thông tin  Mục tiêu:  Cung cấp thông tin về diễn biến của môi trường và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ công tác quản trị.  Đảm bảo dòng thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác. 15 8-29 Quản trị hệ thống thông tin  Biện pháp:  Hiện đại hóa hệ thống thông tin trên căn bản áp dụng máy tính và khai thác môi trường internet (mạng LAN, mạng WAN).  Tăng cường các phương tiện kỹ thuật phục vụ thu thập và xử lý thông tin tự động.  Cập nhật thông tin để phát triển cơ sở dữ liệu liên tục và phục vụ đa mục tiêu. 8-30 Quản trị hệ thống thông tin  Lưu ý:  Kết hợp khai thác các nguồn thông tin từ dịch vụ thuê ngoài.  Đảm bảo tính thời sự của thông tin.  Đảm bảo chi phí thấp, hiệu quả cao.  Chú trọng bảo mật thông tin cao độ. 16 8-31 Kết luận  Chiến lược chức năng có mục tiêu ngắn hạn (đôi khi có cả mục tiêu trung hạn) nhằm cụ thể hóa và đưa chiến lược các cấp công ty và SBU vào thực hiện.  Cần phối hợp đồng bộ các chiến lược chức năng để phát huy tốt hiệu quả các quá trình bên trong, đảm bảo đạt đến các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. 8-32 Câu hỏi thảo luận 1. Phân tích vai trò của chiến lược cấp chức năng. 2. Thảo luận về các chiến lược chức năng cụ thể. Cho ví dụ minh họa. 3. Theo bạn, chiến lược chức năng nào có vai trò quan trọng hơn cả, tại sao ?

Từ khóa » Chiến Lược Cấp Chức Năng