Chiến Lược E-marketing: Cách Triển Khai Với Doanh Nghiệp Nhỏ
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều cho rằng E-marketing chỉ dễ dàng khi triển khai ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, đã có vị thế nhất định trên thị trường hoặc có thế mạnh về công nghệ - kỹ thuật. Còn đối với những doanh nghiệp nhỏ thì điều này là hoàn toàn không thể, nhưng liệu đây có phải một nhận định đúng không?
E-marketing là gì? Chiến lược E-marketing là gì?
Dù rất phổ biến, thế nhưng E-marketing là gì? Chiến lược E-marketing là gì? vẫn luôn là những câu hỏi mà bạn sẽ thường bắt gặp. Chỉ cần đề cập đến chủ đề này thì điều đầu tiên bạn sẽ được tiếp cận đến chính là khái niệm về nó. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau đối với cụm từ này, theo Philip Kotle thì chiến lược E-marketing chính là quá trình xây dựng kế hoạch liên quan đến sản phẩm, giá thành, phân phối và xúc tiến của các đơn vị. Nhằm đáp ứng nhu cầu của cụ thể các các cá nhân và tổ chức, được tiến hành dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.
Còn có một cách định nghĩa khác về chiến lược E-marketing được nhiều người áp dụng đó là: E-marketing bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị nhằm thoải mãn nhu cầu, đáp ưng mong muốn của khách hàng thông qua các phương tiện điện tử và Internet. Như vậy, dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau thế nhưng điểm mấu chốt được đề cập đến ở đây chính là E-marketing sẽ sử dụng đến các phương tiện điện tử và Internet để tiến hành các công việc, hoạt động tiếp thị, quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của các bạn. Theo đó, E-marketing còn được gọi là tiếp thị điện tử hay marketing điện tử về bản chất và chức năng vẫn sẽ được giữ nguyên so với marketing truyền thống.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của E-marketing so với marketing truyền thống chính là những công cụ, phương tiện mà nó sử dụng để tiến hành các hoạt động tiếp thị của mình. Điều này đến từ chính những ảnh hưởng của sự phát triển trong môi trường Internet cũng như các công cụ điện tử khác trong hơn hai thập niên qua. Các phương thức marketing truyền thống đã dần bị thay đổi, khi những rào cản trong việc tiếp cận khách hàng liên quan đến mặt thời gian – không gian đã bộc lộ rất rõ rệt. Vì lý do đó mà E-marketing dần được hình thành và ra đời như một sự biến đổi của môi trường, đáp ứng cho nhu cầu cần thiết.
Đặc trưng cơ bản của E-marketing
Như đã nhắc đến ở trên, về bản chất và chức năng cơ bản thì E-marketing không khác nhiều so với marketing truyền thống. Hay nói đúng hơn dù xây dựng chiến lược E-marketing dựa trên những phương tiện điện tử và Internet thì đây vẫn sẽ là những điều được giữ nguyên. Tuy nhiên, không chỉ khác về phương tiện, công cụ tiến hành mà E-marketing còn sở hữu những đặc trưng riêng biệt. Đây là những yếu tố giúp bạn hiểu rõ hơn về phương thức tiếp thị trong thời đại công nghệ số phát triển này. Sau đây là những đặc trưng cơ bản của E-marketing mà bạn cần phải nắm rõ.
• Không giới hạn về không gian: Trong môi trường kỹ thuật số, Internet thì không có một rào cản nào về mặt không gian như marketing truyền thống. Những rào cản về không gian đã được xóa bỏ hoàn toàn, điều này cho phép các doanh nghiệp tiến hành khai thác thị trường một cách triệt để.
• Không giới hạn về thời gian: E-marketing cho phép các chiến dịch, kế hoạch của bạn hoạt động 24/24 giờ. Với chiến lược này sẽ không bao giờ tồn tại khái niệm “thời gian chết”, doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động vào bất kỳ khoảng thời gian nào.
• Tốc độ cao: Với E-marketing các thông tin, thông điệp của sản phẩm, dịch vụ được đưa ra thị trường, hướng đến các đối tượng mục tiêu một cách nhanh chóng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, những phản hồi, tương tác của khách hàng cũng được ghi nhận một cách ngay lập tức.
• Giảm thiểu những khác biệt về văn hóa, xã hội, kinh tế,…: Internet là môi trường phẳng với sự kết nối toàn cầu khi mà bất kì ai cũng có thể kết nối vào mạng lưới này để tiến hành các hành vi của mình, cụ thể ở đây chính là tìm kiếm, mua sắm hay tương tác với người bán hàng. Vì vậy, có thể nói rằng chiến lược E-marketing không chỉ xóa bỏ khoảng cách về không gian, thời gian mà còn giảm thiểu đi những khác biệt về các vấn đề khác.
• Phương tiện kỹ thuật: Dù đây là đặc trưng mà hầu hết chúng ta đều đã biết nhưng chúng tôi vẫn sẽ đề cập lại. E-marketing sẽ luôn sử dụng những phương tiện kỹ thuật và điều này giúp người tiêu dùng có những trải nghiệm chân thực, tốt hơn trong việc tìm kiếm thông tin, mua sắm cho mình.
Thực trạng phát triển E-marketing ở Việt Nam
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chúng ta đã được chứng kiến sự bùng nổ đầy mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam. Căn cứ vào báo cáo của IWS tại Việt Nam có đến 20,2% dân số sử dụng Internet, phần lớn trong đó là người trẻ tuổi với khoảng 80% là dưới 30 tuổi. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng trực tuyến khác như mạng xã hội, các diễn đàn và blog. Đây được coi là những điều kiện vô cùng lý tưởng để phát triển E-marketing để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và khách hàng của mình một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Sau đây là những con số thực tế về thực trạng phát triển E-marketing ở Việt Nam hiện nay:
• 64% doanh nghiệp tiến hành bán hàng qua mạng đã tăng lợi nhuận và doanh thu hơn so với trước kia.• 48% doanh nghiệp đều khẳng định rằng mình đã mở rộng được phạm vi hoạt động nhờ E-marketing.• 73% doanh nghiệp cho rằng đã tiết nghiệm được ngân sách vận hành nhờ tiến hành các chiến lược E-marketing hiệu quả.
Có thể bạn sẽ thấy đây là những con số ấn tượng, nhưng nếu nghiên cứu một cách sâu sắc thì tốc độ phát triển của Internet marketing chưa thực sự cân xứng với môi trường Internet đầy tiềm năng mà chúng ta đang sở hữu. Chủ yếu hiện nay các đơn vị đang sử dụng E-marketing để đẩy mạnh về hoạt động quảng cáo trực tuyến hoặc phát triển website của mình. Tuy nhiên, E-marketing không đơn thuần chỉ có hai điều này, sự đầu tư cho các hình thức khác vẫn còn rất nghèo nàn và thiếu tiêu chuẩn cụ thể. Thậm chí, rất nhiều đơn vị còn chưa thể tự mình xây dựng môt website đặc thù để tiến hành E-marketing, phần lớn sẽ lựa chọn hợp tác các trang báo điện tử. Trong tương lai, nhất là khi ngành thương mại điện tử phát triển thì E-marketing sẽ là một mảng không thể thiếu. Đây cũng chính là định hướng phát triển mà bạn cần phải biết cho mình.
Những ưu thế của E-marketing so với marketing truyền thống
E-marketing và marketing truyền thống được xây dựng với những cách thức vận hành khác nhau. Cả hai đều có cả mặt ưu điểm, nhược điểm song hành với nhau và có thể nói đây là một sự bù trừ để hoàn thiện quá trình marketing tổng thể của các đơn vị. Cho đến nay các chiến lược marketing truyền thống vẫn dược đánh giá rất cao chứ không phải là đã lạc hậu theo quan điểm của nhiều người. Tuy nhiên, chiến lược E-marketing ngày càng thể hiện được những ưu thế vượt trội của mình so với marketing truyền thống. Cũng chính điều này đã khiến nhiều đơn vị phải đánh giá lại cũng như chuyển hướng marketing của mình.
+ Marketing truyền thống có một nhược điểm rất lớn mà cho đến nay vẫn chưa thể khắc phục đó chính là không có tính định lượng. Nhưng đối với E-marketing thì điều này lại được giải quyết một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần bỏ ra một khoản ngân sách rất nhỏ là đã có thể đo lường một cách chi tiết, nhanh chóng nhất với các chỉ số khác nhau.
+ E-marketing sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng không gian tiếp thị, kinh doanh một cách tốt đa nhất. Trong khi đó, marketing truyền thống luôn có sự giới hạn về mặt không gian rất nhiều. Điều này cũng tương tự với cả mặt thời gian hoạt động, đây chính là những ưu thế mà bạn chỉ có được khi đầu tư vào chiến lược tiếp thị điện tử mà thôi.
+ Với E-marketing các thông điệp của các nhà tiếp thị sẽ được lan truyền với tốc độ nhanh chóng, người dùng hoàn toàn có thể chia sẻ chúng với các tài khoản cá nhân của mình. Điều này sẽ góp phần lan tỏa các thông điệp, thông tin marketing được quảng bá một cách mạnh mẽ nhất.
+ E-marketing mở ra một không gian, môi trường đầy thuận lợi cho phép các doanh nghiệp tương tác với khách hàng mục tiêu của mình. Các công cụ marketing truyền thống phần lớn chỉ truyền tải theo tính chất một chiều. Nhờ đó, điều này cho phép các Marketers có thể tiến hành theo dõi, đánh giá tiến độ, hiệu quả của chiến lược cùng lúc tiến hành.
Các hoạt động E-marketing
Có thể bạn chưa biết thì chiến lược E-marketing chính là một sự kết hợp giữa tính sáng tạo và kỹ thuật Internet nhằm phát triển các hoạt động kinh doanh. Nhờ tận dụng công nghệ và các hoạt động trên môi trường Internet mà các đơn vị sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khác nhau. Sau đây là các hoạt động E-marketing mà bạn sẽ bắt gặp khi triển khai chiến lược này.
• Search engine marketing (SEM): Đây là một hoạt động tiếp thị điện tử dựa trên trên các công cụ tìm kiếm. SEM sẽ sử dụng các phương pháp tiếp thị khác nhau để đảm bảo cho nhiệm vụ là website của doanh nghiệp đạt được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm trên Internet.
• Search engine optimization (SEO): Rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa SEM và SEO, tuy nhiên SEO là hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, từ đó cải thiện thứ hạng website của bạn trên đó và thường sẽ là Google. Nói đúng hơn thì SEO chính là một phần nằm trong SEM với hàm nghĩa hẹp hơn.
• Web display advertising: Đây là một dạng quảng cáo hiện thị cho website của bạn được thể hiện ở các hình thức khác nhau như hình ảnh hoặc văn bản. Nó sẽ xuất hiện ở các vị trí đặc thù căn cứ vào các dạng thiết kế của website.
• E-mail marketing: Tiếp thị qua thư điện tử là một hoạt động rất quen thuộc trong E-marketing. Các đơn vị sử dụng nó để truyền tải những thông tin, thông điệp hoặc quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đến với khách hàng.
• Affiliate marketing: Hay còn được gọi là tiếp thị liên kết là một trong những hoạt động E-marketing dựa trên hiệu suất thực hiện. Theo đó, doanh nghiệp sẽ không phải là người trực tiếp đi giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình nữa mà sẽ thông qua các cá nhân, tổ chức khác nhau.
• Interactive advertising: Đây chính là quảng cáo tương tác mà bạn vẫn thường bắt gặp rất nhiều, nó sẽ sử dụng đến các kỹ thuật quảng cáo trực tuyến bao gồm cả phản hồi của người dùng.
Ngoài những hoạt động nổi trội trên đây, E-marketing còn có các hoạt động khác như Blog marketing, Viral marketing, Mobile marketing,… Mỗi một hoạt động sẽ có những đặc điểm và cách tiến hành khác nhau. Nhưng điểm chung là chúng sẽ được tiến hành trên môi trường Internet thông qua các công cụ điện tử đầy tiện dụng.
Làm sao để xây dựng chiến lược E-marketing hiệu quả?
Chiến lược E-marketing đang được rất nhiều đơn vị triển khai, nhưng thực tế có rất nhiều đội nhóm – Marketers thực hiện vẫn chưa được hiệu quả. Thậm chí là tự phát triển, xây dựng theo cách hiểu hạn hẹp của mình, dẫn đến việc lãng phí các nguồn lực mà các mục tiêu đều bị phá hỏng. Tất nhiên bên cạnh những lý thuyết căn bản thì bạn có thể phát triển chiến lược này theo các mô hình khác nhau, điển hình là mô hình SOSTAC của Paul Smith đã rất nổi tiếng từ năm 1990 đến nay.
Mô hình này được hình thành từ những yếu tố như sau: Situation Analysis (Phân tích tình hình), Objectives (Mục tiêu), Strategy (Chiến lược), Tactics (Chiến thuật) và Actions (Hành động).
• Situation Analysis (Phân tích tình hình): Đây là giai đoạn rất quan trọng nó sẽ nói lên được doanh nghiệp của bạn đang ở đâu? Doanh nghiệp bạn có gì?
• Objectives (Mục tiêu): Một chiến lược mà không có mục tiêu thì cũng như một con tàu mãi lênh đênh trên biển khơi mà không biết đầu là bến bờ để mình có thể đến.
• Strategy (Chiến lược): Chiến lược chính là đáp án để giúp bạn trả lời câu hỏi làm sao để đạt được các mục tiêu mà mình đã đặt ra. Tất nhiên, các chiến lược được xây dựng phải phù hợp và được căn cứ vào các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
• Tactics (Chiến thuật): Trong một chiến lược E-marketing để đạt được mục tiêu sẽ cần phải sử dụng đến rất nhiều chiến thuật khác nhau. Mỗi chiến thuật lúc này sẽ được coi như một dự án nhỏ.
• Actions (Hành động): Ai làm gì? thực hiện chiến thuật như thế nào? sử dụng công cụ nào?.... tất cả đều cần phải có một kế hoạch hoạt động cụ thể. Mọi thứ đều cần phải biến thành hành động thực tế chứ không thể mãi là lý thuyết được.
Bí quyết phát triển chiến lược E-marketing
Hiểu được E-marketing là gì hay cách xây dựng chiến lược E-marketing mới chỉ giúp bạn có những định hướng cơ bản nhất về phương thức tiếp thị đang được đánh giá rất cao này. Nhưng để thực sự phát triển được chiến lược E-marketing, giúp doanh nghiệp gặt hái được những thành công nhất định thì còn là cả một quá trình. Vì vậy, từ những kinh nghiệm thực tế của đơn vị mình chúng tôi muốn gửi đến một số bí quyết siêu hiệu quả cho điều này.
1. Sử dụng phương thức phù hợp với doanh nghiệp: Để triển khai chiến lược E-marketing bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về mặt phương thức tiến hành. Mỗi một phương thức, công cụ sẽ có những đặc điểm khác nhau và hãy nhớ rằng không phải tất cả chúng đều phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
2. Cần chọn ngách phù hợp: Đối với các doanh nghiệp nhỏ khi triển khai chiến lược E-marketing thì đây được coi là bí quyết không thể bỏ qua. Với tiềm lực hạn chế nếu bạn “đánh” vào thị trường chung thì chắc chắn không thể cạnh tranh được với các “ông lớn”.
3. Cần có kế hoạch cho mỗi chiến dịch: Mỗi một chiến dịch, một mục tiêu tốt nhất hay đi kèm một bản kế hoạch thực hiện riêng. Dù nó sẽ mất thời gian của bạn hơn đối chút nhưng sau này khi tiến hành bạn sẽ không bị loay hoay không biết mình cần phải làm gì, như thế nào.
4. Đo lường kết quả cụ thể, thường xuyên: E-marketing cho phép chúng ta đo lường kết quả rất chính xác và cụ thể. Thế nhưng đừng đợt hết thời gian hoạt động của chiến lược mới đo lường. Bạn có thể đo lường thường xuyên để biết những điều mình đang làm có đúng hướng không, giúp bạn đạt được mục tiêu cuối cùng không.
Doanh nghiệp nhỏ nên triển khai E-marketing như thế nào?
E-marketing đang dần mở ra một môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù là vậy thì có một điều chúng ta không thể phủ nhận đó là các doanh nghiệp có quy mô lớn bao giờ cũng có nhiều ưu thế cạnh tránh hơn. Vì vậy, ngay cả trong mảng E-marketing họ cũng có thể phát triển rất tốt. Nhưng điều này cũng không hề đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nhỏ thì không thể làm E-marketing tốt được, quan trọng là chúng ta phải biết cách.
+ Với công ty mới thành lập: Tùy theo lĩnh vực hoạt động, bạn có thể bắt đầu với việc lập một website đơn giản riêng cho mình. Sau đó dần đầu tư vào các hình thức khác như email marketing hoặc tiếp thị liên kết để tối ưu về mặt chi phí nhất có thể.
+ Với doanh nghiệp nhỏ có thâm niên vài năm: Lúc này bạn nên đầu tư cho các hoạt động quảng cáo trực tuyến, ngoài ra đừng quên cải tiến website của mình và bắt đầu làm SEO cho nó. Với doanh nghiệp nhỏ có thâm niên vài năm thì trong giai đoạn này cũng nên bắt đầu quan tâm đến việc làm marketing trên các mạng xã hội, nếu không có nhiều kinh nghiệm thì có thể hoàn toàn thuê ngoài.
+ Với doanh nghiệp nhỏ nhưng đã hoạt động lâu năm: Với kinh nghiệp hoạt động lâu năm thì buộc bạn phải có tư duy lớn hơn về chiến lược E-marketing để tạo nên các đột phá trong tương lai. Lúc này nên hình thành nên những công cụ có tính chuyên nghiệp như SEO, email marketing, content marketing,… Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hơn rất nhiều trong việc tiếp cận khách hàng cũng như nâng cao mức độ “phủ sóng” của mình.
Trong bài viết về chiến lược E-marketing ngày hôm nay, đã có rất nhiều kiến thức hữu ích được đề cập đến. Mong rằng các bạn đã có thể theo dõi một cách đầy đủ, bởi việc nắm rõ về lý thuyết bao giờ cũng tạo tiền đề ban đầu để chúng ta bắt tay vào các hành động thực tế. Marketing dù là trên môi trường nào cũng dần trở thành cuộc hiến của các đơn vị, buộc bạn phải có một sự chuẩn bị thật tốt hơn nữa.
Từ khóa » Chiến Lược E-marketing
-
4 Chiến Lược E-Marketing Hiệu Quả Của Các Thương Hiệu Lớn
-
Xây Dựng Và Phát Triển Chiến Lược E Marketing Cho Công Ty Tnhh ...
-
Tổng Quan Về E-marketing
-
Top 5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Email Marketing Hiệu Quả - GoSELL
-
Chiến Lược E– Marketing Hỗn Hợp (E – Marketing Mix)
-
Cách Lập Chiến Lược Email Marketing - Brands Vietnam
-
Chiến Lược Email Marketing: Các Phương Pháp Hay Nhất Về Tiếp Thị ...
-
Bài Học Từ 6 Chiến Lược E-Marketing Hiệu Quả Trên Mạng Xã Hội
-
7 Bước Xây Dựng Chiến Lược Email Marketing Hiệu Quả Cho Doanh ...
-
Marketing Online Là Gì? 5 Chiến Lược Marketing Online Hiệu Quả Nhất ...
-
6 Chiến Lược Marketing Nổi Tiếng đến Từ Những Thương Hiệu Lớn 2022
-
E Marketing Là Gì? Những điều Cần Biết Về E ... - Loyalty Network
-
7 Bước để Xây Dựng Chiến Lược Marketing Online Thời đại Số
-
Marketing Online Là Gì? Chiến Lược Marketing Online Phù Hợp