Chiến Lược Kinh Doanh Của - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt gần 15 năm hình thành và phát triển, Amazon.com đã thực hiện rất nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau nhằm thu hút và duy trì khách hàng trung thành với công ty, cũng như để tồn tại trên thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các chiến lược mà công ty đưa ra đều tập trung vào việc làm sao cung cấp cho khách hàng được nhiều sản phẩm nhất với giá cả cạnh tranh và giúp việc mua sắm của khách hàng trên Amazon.com trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Hầu hết các chiến lược của công ty đề ra đều được thực hiện thành công nhờ công ty đã biết phát huy lợi thế cạnh tranh của mình, đó là lợi thế của một công ty bán lẻ trực tuyến trong việc cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường theo qui mô và lợi thế của người đi đầu.…
2.1.2.1. Chiến lược về giá
Giống như các nhà bán lẻ trực tuyến khác, Amazon.com cũng định giá sản phẩm theo từng loại mặt hàng khác nhau. Đối với những sản phẩm đại trà thì giá bán thấp nhất, những sản phẩm ít đại trà hơn đòi hỏi giá phải cao hơn. Để thực hiện chiến lược về giá, Amazon.com đã triển khai nhiều chính sách giảm giá như giảm giá sản phẩm thường xuyên, đặc biệt giảm giá mạnh vào các dịp lễ tết và giảm giá chi phí vận chuyển hoặc miễn phí vận chuyển cho mỗi đơn hàng nhất định thông qua việc triển khai chương trình Amazon Prime - chương trình giao hàng nhanh trong vòng 1 tới 2 ngày và Amazon Super Saving - giao hàng miễn phí đối với một số mặt hàng nhất định có giá trị trên 25 đô la. Sau khi triển khai hai chương trình này, Amazon đã khuyến khích khách hàng mua sắm nhiều hơn, đặc biệt là những đối tượng khách hàng thường xuyên vì họ có thể tiết kiệm được chi phí về thời gian để mua sản phẩm so với các trang web bán hàng trực tuyến khác.
Đối với mỗi doanh nghiệp việc giảm giá thành sản phẩm là rất khó khăn, tuy nhiên Amazon.com vẫn thường xuyên thực hiện chính sách giảm giá sản phẩm, đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Amazon.com có thể dễ dàng thực hiện chính sách này là nhờ công ty không mất chi phí cho nhân viên bán hàng cũng như chi phí thuê cửa hàng. Bên cạnh đó, nhờ có hệ thống kho hàng hoạt động với chi phí thấp hơn bất cứ
hệ thống nào trên thế giới cũng như có mối quan hệ tốt và lâu dài với các công ty giao nhận nên chi phí lưu kho và phân phối sản phẩm của công ty nhỏ hơn rất nhiều so với nhiều doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến khác. Tốc độ xoay vòng hàng tồn kho của công ty là 150 vòng một năm trong khi đó các kho hàng thông thường chỉ xoay vòng 3-4 vòng một năm. Đây cũng là lý do mà nhiều nhà bán lẻ đã giao lại toàn bộ quá trình bán sản phẩm cho Amazon.com. [13]
2.1.2.2. Chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Ngay từ ngày đầu kinh doanh, Amazon.com đã luôn hướng tới nhu cầu của khách hàng và xác định khách hàng là đối tượng trung tâm của mọi hoạt động của công ty. Điều này đã giúp cho Amazon.com có được chỗ đứng vững chắc trong hoạt động bán lẻ trực tuyến. Và cũng nhờ thực hiện tốt chiến lược đề ra nên công ty có thể cạnh tranh được với những nhà bán lẻ hàng đầu như Toy-R-Us, Borders, Drugstore.com và Target.
Khách hàng đến với Amazon.com vì đây là một đại siêu thị trực tuyến với rất nhiều chủng loại mặt hàng và việc thực hiện các bước mua hàng trên đây rất dễ dàng do việc chuyển đổi giữa các trang trong các bước đặt hàng rất nhanh chóng. Ngoài ra khi mua sắm trên Amazon.com, người tiêu dùng còn nhận được những lời gợi ý riêng về sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng dựa vào thông tin về thói quen xem và mua hàng của khách hàng mà công ty ghi lại được bằng phần mềm gián điệp cookie2
.
Hơn hết, Amazon.com đã biết tận dụng sức mạnh của Internet trong quá trình xây dựng dữ liệu thông tin khách hàng và sử dụng những thông tin này nhằm đem lại những dịch vụ gia tăng cho chính đối tượng khách hàng đó. Những giá trị gia tăng mà Amazon.com đem lại cho khách hàng được tạo ra bằng nhiều hình thức khác nhau như cung cấp dịch vụ mua sắm chỉ bằng một cú click chuột, thông báo bằng email về các sản phẩm, dịch vụ mới, gợi ý mua sắm....
Một công cụ giúp cho Amazon.com có thể xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng đó chính là việc xây dựng một “cộng đồng ảo”. Cộng đồng này
2
Cookie là những tin nhắn đơn giản được máy chủ đang quản lý một website, chủ động gửi đến trình duyệt web đang dùng để lướt trang web đó, nhằm mục đích theo dõi các hoạt động của người đang xem website.
sẽ gắn kết người tiêu dùng lại với nhau và cung cấp những giá trị gia tăng giữa các thành viên với nhau thông qua việc chia sẻ những trải nghiệm mua sắm và kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Thông qua các cộng đồng ảo này, Amazon.com có thể duy trì và giữ chân khách hàng hiện tại cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Tóm lại kinh nghiệm quan trọng nhất tạo lên sự thành công của Amazon.com chính là việc công ty đã lấy khách hàng làm trung tâm. Mọi sản phẩm và dịch vụ công ty đưa ra là đều nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, đơn giản hóa những trải nghiệm mua sắm cũng như giữ chân khách hàng quay trở lại với trang web của công ty nhiều lần sau đó.
2.1.2.3. Chiến lược liên kết
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Amazon.com đã nhận ra rằng các công ty không thể cung cấp trực tiếp mọi thứ mà khách hàng muốn. Cho nên thay vì cố gắng cung cấp trực tiếp mọi thứ tới tay người tiêu dùng, công ty sẽ hợp tác với hàng triệu người bán lẻ theo những cách khác nhau để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Việc hợp tác không chỉ giúp công ty mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ mà còn giúp thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty hơn nữa, nhờ đó xây dựng và củng cố thương hiệu của công ty.
Công ty cũng đã tiến hành liên kết với hàng trăm website. Tháng 9 năm 1998, Yahoo và Amazon.com đã cùng nhau triển khai một chương trình giành cho người bán trên quy mô toàn cầu. Chương trình này cho phép Amazon.com đặt logo như người bán sách hàng đầu trên các trang web của Yahoo tại các khu vực trên thế giới bao gồm Châu Á, Anh và Ai Len, Pháp Đức, Đan Mạch vv… Cũng thông qua chương trình này Amazon.com có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng và thị trường trên toàn cầu. [22]
Amazon.com còn tiến hành mua lại một số công ty như PlanetAll - công ty chuyên cung cấp danh ba, lịch và dịch vụ nhắc nhở trên môi trường web và Junglee- công ty dẫn đầu về cung cấp công nghệ lưu trữ và xử lý dữ liệu trên môi trường
web. Việc mua lại các công ty này sẽ giúp cho quá trình mua sắm của khách hàng trên Amazon.com trở lên dễ dàng và nhanh chóng.
Ngoài ra Amazon.com còn tiến hành liên minh chiến lược với một số công ty như Toy-R-Us – chuỗi cửa hàng bán đồ chơi của Mỹ và Border – nhà bán lẻ sách của Mỹ. Theo cam kết liên minh giữa Toy-R-Us và Amazon.com vào năm 2000, Toy-R-Us sẽ chịu trách nhiệm mua và quản lý kho hàng, Amazon.com sẽ chịu trách nhiệm phát triển các ứng dụng trên website, thực hiện đơn hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng, thuê chỗ lưu kho cho cả hai công ty trong trung tâm phân phối tại Mỹ của mình. Việc liên minh này sẽ giúp Amazon.com xóa bỏ được những rủi ro về lưu kho bởi vì công ty sẽ không phải mua và thuê cửa hàng cho bất kì mặt hàng đồ chơi nào cho tới khi khách hàng yêu cầu và trả tiền mua hàng. Theo mô hình hợp tác này, hai bên sẽ đóng vai trò như nhà cung cấp và khách hàng. Cả hai sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau nhưng mỗi bên sẽ cố gắng giảm thiểu mọi rủi ro và ngược lại sẽ giành được những thị phần trong hoạt động của nhau.
Amazon.com đã kí kết một bản hợp đồng với Circuit city- một công ty bán lẻ của Mỹ chuyên cung cấp các sản phẩm có thương hiệu hàng đầu về đồ điện tử, máy tính cá nhân, phần mềm giải trí. Bản hợp đồng này sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể nhận hàng hóa tại cửa hàng gần nhất trong số hàng trăm cửa hàng hơn là chịu một khoán phí vận chuyển. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí mua hàng còn Amazon.com sẽ nhận một khoản phần trăm trên doanh thu của công ty Circuit city cho các sản phẩm đã bán được thông qua Amazon.com. Amazon cũng sẽ chịu trách nhiệm trong việc xử lý các giao dịch còn Circuit city sẽ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện đơn hàng cũng như các dịch vụ khách hàng liên quan tới sản phẩm
Từ khóa » Chiến Lược Cắt Giảm Chi Phí Của Amazon
-
Top 15 Chiến Lược Cắt Giảm Chi Phí Của Amazon
-
Amazon: 3 Chiến Lược Kinh Doanh “bất Hủ”
-
Walmart Cắt Giảm Chi Phí Vận Hành Bằng Những Thay đổi Nhỏ Như ...
-
Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Amazon
-
Giảm Phí - Amazon Seller Central
-
Amazon Quyết "khô Máu" Với Walmart Trong Cuộc Chiến Về Giá Khiến ...
-
Chiến Lược Kinh Doanh Trực Tuyến Của Amazon Hãy Học Ngay - CitiPOS
-
Merchize Cắt Giảm Tới 70% Chi Phí điện Toán Với Chiến Lược EKS Trên ...
-
Cuộc Chiến Giá Khốc Liệt Giữa Amazon Và Walmart đẩy Một Loạt Nhãn ...
-
Phân Tích Mô Hình Kinh Doanh Của | Xemtailieu
-
Amazon Và Walmart: Khốc Liệt Cuộc Chiến Về Giá - VnMedia
-
Bài Học Kinh Nghiệm Về Quản Lý Giảm Chi Phí Kinh Doanh Của Một Số ...
-
[PDF] Chương 4 CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH 4.1 ...
-
Tag: Cắt Giảm Chi Phí - IctVietnam