Chiến Lược Marketing Của Bphone - Sản Phẩm Việt Mang Nhiều "Tai ...
Có thể bạn quan tâm
Bphone là một thương hiệu của BKAV, BKAV được xem là thương hiệu Việt Nam được nhiều người biết tới nhất trong ngành công nghệ. Ngoài phần mềm huyền thoại giúp bảo vệ các thiết bị công nghệ là BKAV thì không thể không thể kể tới Bphone, đứa con tinh thần mà hãng luôn tập trung ấp ủ. Cùng tìm hiểu chiến lược marketing của BPhone để xem họ đã có những chiến lược truyền thông nào nổi bật nhé.
Mục Lục
- 1 Giới thiệu tổng quan về tập đoàn BKAV
- 2 Chiến lược marketing của BPhone – Chiến lược “Thật không thể tin nổi”
- 2.1 Chiến lược kích thích sự tò mò của người tiêu dùng
- 2.2 Chiến dịch truyền thông nhỏ giọt của BPhone
- 3 Tạo tiếng vang bằng cách tổ chức những sự kiện truyền thông ở quy mô lớn
- 3.1 Truyền thông thành công từ những “Tai tiếng”
Giới thiệu tổng quan về tập đoàn BKAV
BKAV là tập đoàn lớn trong ngành công nghệ tại Việt Nam trước đây có tên là Bách Khoa Anti Virus. Đây là tập đoàn hoạt động chính trong lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm, cung cấp dịch vụ Cloud Computing. Ngoài ra, BKAV còn sản xuất điện thoại thông minh BPhone, tai nghe thông minh Air B, Air B Pro,… BKAV được thành lập năm 1995 bởi ông Nguyễn Tử Quảng, BKAV Pro Internet Security là sản phẩm được tập đoàn nghiên cứu và cho ra mắt năm 2009. Đây là phần mềm “huyền thoại” với biết bao nhiêu thế hệ.
Giới thiệu tổng quan về BKAV (Ảnh: Internet)
Các sản phẩm công nghệ hiện có của BKAV:
- Bkav Enterprise: Tên một giải pháp dành cho doanh nghiệp
- Bkav Gateway Scan: Dùng cho các máy trạm để kiểm soát và quét virus từ các luồng dữ liệu và email vào/ra
- Bkav home plus: Là phiên bản miễn phí mới nhất với những chức năng được tích hợp như của Bkav Pro
- Bkav home: Là phiên bản miễn phí dành cho người dùng gia đình
- Bkav mobile: Là phiên bản diệt virus cho điện thoại di động thông minh, máy tính bảng.
- Bkav Pro Internet Security: Đây là tên phiên bản nâng cấp của BKAV Pro, được cập nhật giao diện mới và có nhiều cải tiến đáng kể.
- Bkav Pro: Là phiên bản thương mại của Bkis
- Bkav Suite: Là tên một gói phần mềm dành cho doanh nghiệp bao gồm Bkav Enterprise và Bkav Gateway Scan.
BKAV nằm trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam do hội sở hữu trí tuệ Việt bình chọn. Trong nhiều năm qua, phần mềm diệt Virus của BKAV còn được bình chọn là sản phẩm an toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất. Hiện nay, có tới hơn 70% các doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng và sử dụng phần mềm diệt Virus của BKAV.
Sơ lược tổng quan về BKAV:
– Thành lập: Năm 1995
– Trụ sở chính: Hà Nội
– Nhà sáng lập: Nguyễn Tử Quảng
– Nhân viên chủ chốt: Nguyễn Tử Quảng, Lê Thanh Nam
– Sản phẩm: Phần mềm diệt Virus, điện thoại, thiết bị thông minh,…
– Website: https://www.bkav.com.vn/
Chiến lược marketing của BPhone – Chiến lược “Thật không thể tin nổi”
2015 là năm tạo ra những bước ngoặt vô cùng lớn đối với BKAV khi hãng chính thức tham gia sản xuất điện thoại di động. Với thương hiệu BPhone, BKAV đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông về sản phẩm này. Chiến lược truyền thông của BPhone đã khiến giới chuyên gia tốn không ít giấy mực. Cùng tìm hiểu chi tiết những chiến lược truyền thông của BPhone nhé.
Chiến lược kích thích sự tò mò của người tiêu dùng
Đây được xem là một chiến lược giúp BPhone tạo dấu ấn rất lớn cho khách hàng ngay từ khi sản phẩm chưa được ra mắt. Thời điểm diễn ra CES 2015 (Triển lãm điện tử tiêu dùng), BKAV đã mang tới một chiếc điện thoại được bao bọc bởi một khung nhôm. Sản phẩm này chỉ lộ ra camera và mặt trước khiến cho rất nhiều người quan tâm đặc biệt tới nhà B. Hãng đã làm rất tốt trong việc thu hút sự quan tâm, sự tò mò của người Việt Nam.
Chiến dịch truyền thông của BPhone bắt đầu bằng việc kích thích sự tò mò của khách hàng (Ảnh: Internet)
Sau này, khi phiên bản tiếp theo của BPhone được ra mắt, CEO Nguyễn Tử Quảng cũng đã có phát biểu gây sốc trước giới truyền thông “Hai tháng nữa sẽ quyết định số phận của BPhone”. Lúc này, lại một lần nữa BPhone gây sự tò mò, muốn tìm hiểu thêm của mọi người. Có thể thấy, một chiến dịch truyền thông thành công là chiến dịch khơi dậy được sự tò mò trong mỗi con người.
Chiến dịch truyền thông nhỏ giọt của BPhone
Vì đã vô cùng thành công trong việc kích thích sự tò mò của khách hàng nên BPhone đã khéo léo đưa ra những chiến dịch truyền thông nhỏ giọt. Cụ thể là BPhone đã chỉ đưa rất ít thông tin về tính năng cũng như quy trình sản xuất sản phẩm cho người hâm mộ trên social media, diễn đàn, hội nhóm. Chính vì vậy, mỗi khi thông tin được đưa ra thì nó đều tạo thành những cuộc bàn luận sôi nổi.
Quy trình sản xuất Bphone được đưa ra trong một chiến dịch truyền thông (Video: Youtube)
Tạo tiếng vang bằng cách tổ chức những sự kiện truyền thông ở quy mô lớn
Nếu bạn đã từng quan tâm tới BPhone và theo dõi các sự kiện được BPhone tổ chức thì có thể thấy đây là những sự kiện quy mô vô cùng lớn. Chiến lược marketing của BPhone tập trung vào xây dựng hình ảnh nên thường tiêu tốn rất nhiều chi phí cho marketing.
Chiến lược truyền thông bằng các sự kiện quy mô lớn của BPhone đã mang lại thành công (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, BKAV còn từng ra mắt tấm thẻ mời tham dự sự kiện ra mắt BPhone 2017. Đây là tấm thẻ khiến người nhận được đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác vì phải nhúng thẻ xuống nước để thấy được thông tin sự kiện. Đã có tới hơn 2000 người được mời tới buổi ra mắt tại trung tâm hội nghị quốc gia. Với màn chiếu khổng lồ, sự trang trí lộng lẫy cho thấy sự nghiêm túc của BKAV trong việc đưa BPhone tới với người Việt. Chiến lược truyền thông của BPhone tạo ấn tượng cho khách hàng từ những thứ nhỏ nhất.
Thiệp mời tham dự sự kiện ra mắt BPhone vô cùng độc đáo của BKAV (Ảnh: Internet)
Truyền thông thành công từ những “Tai tiếng”
Khi nhắc tới scandal, những tai tiếng thì chúng ta thường nghĩ tới giới Showbiz vì đây là thứ được sử dụng để gây sự chú ý với nghệ sĩ. Tuy nhiên, trong thị trường công nghệ cạnh tranh khốc liệt này, BPhone cũng đã tận dụng những tai tiếng mình có để tăng tương tác cũng như độ phủ với khách hàng. Nếu sản phẩm BPhone 2015 khiến mọi người nghĩ BKAV đạo nhái thì BPhone 2017 cũng đã khiến người ta tự hỏi liệu BPhone có sử dụng Video của người dùng trái phép không.
Ngoài ra, CEO Nguyễn Tử Quảng còn bị gọi thành “Quảng nổ”, “Quảng Bom” khi ông cho rằng BPhone đẹp hơn, cá tính hơn iPhone. Hầu hết người dùng khi ấy đã thấy vô cùng khó chịu khi một thương hiệu nhỏ bé của Việt Nam lại dám tự tin so sánh với iPhone. Lúc ấy, không khó để bạn thấy được những cụm từ Bom Phone, ám chỉ BKAV quăng bom dư luận,… Nhưng nếu bạn là người làm marketing thì chắc hẳn cũng biết rằng chiến lược marketing của BPhone đã thành công đến mức nào.
Sự thành công của BPhone khi truyền thông ngược dư luận (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Xiaomi tại Việt Nam và thị trường quốc tế
Tạm kết
Có thể thấy, nếu xét về mặt thương mại thì BPhone chưa thật sự thành công vì doanh số chưa được cao. Tuy nhiên, chiến lược marketing của BPhone là một điểm sáng của BKAV vì hãng đã làm rất tốt trong việc tạo ra cơ hội cho BPhone. Chính vì thế, các chiến dịch truyền thông của BPhone là những chiến dịch mà nhiều thương hiệu khác cần học hỏi.
Ashley Nguyen – duavang.net 5 / 5 ( 1 bình chọn ) Tags: Chiến lược thương hiệuTừ khóa » Chiến Lược Marketing Thất Bại Của Bphone
-
Chiến Lược Marketing Thất Bại Của Bphone - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài Học “đắt Giá” Cho Thương Hiệu Việt Sau Thất Bại Của Bphone
-
Top 15 Chiến Lược Marketing Thất Bại Của Bphone
-
Nguyên Lý Marketing - Thất Bại Của Bphone - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
-
Bài Học Nào Rút Ra Từ Những Sai Lầm Bphone Của BKAV? | VOV.VN
-
Thất Bại Của Bphone: Bài Học Truyền Thông đắt Giá Cho Startup Việt
-
Tại Sao Bphone Thất Bại Của Bphone? Chiến Lược Marketing Thất ...
-
Bài Học Nào Cho Bphone Từ Thất Bại Của điện... - Vietnam Report
-
Những Chiến Lược Marketing Thất Bại ở Việt Nam – PRAZ
-
Chiến Lược Truyền Thông Của Bphone: Khi "quả Bom" Phát Nổ Tại Thị ...
-
Những Chiến Lược Marketing Thất Bại ở Việt Nam - MarketingAI
-
Vì Sao Bphone Thất Bại Trước Vsmart Tại Thị Trường Việt Nam?