Vì Sao Bphone Thất Bại Trước Vsmart Tại Thị Trường Việt Nam?
Có thể bạn quan tâm
Bạn có biết đến Bphone hay Vsmart? – Hai công ty công nghệ “Made in Viet Nam” ? Cả hai công ty đều có những bước tới lớn mạnh mẽ, công nghệ vượt trội, thiết kế đẹp và đặc biệt là giá cả tốt. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, Vsmart đang là thương hiệu dẫn đầu và nhận được nhiều sự ưu ái của người tiêu dùng trong nước
Cả hai công ty công nghệ đều có những ấn tượng với người tiêu dùng trong nước, chắc bạn không thể quên CEO của Bphone đã nhắc đến chữ “Chất” trong sự kiện sản phẩm mới, hứa hẹn đem tới trải nghiệm đỉnh cao, ngoài ra hãng này còn so sánh mình với những ông lớn như Apple hay SamSung.
Trong khi đó, Vsmart lại ra mắt âm thầm hơn, họ làm ra những sản phẩm giá rẻ, đi theo chiến lược mà những hãng công nghệ Trung Quốc đã thành công là giá rẻ, cấu hình tốt. Theo như nhiều báo cáo, hiện tại Vsmart đã chiếm hơn 16% thị phần smartphone Việt Nam, đánh bật những thương hiệu khác như Apple khỏi TOP 5.
Cách tiếp cận khách hàng khách nhau
Vsmart ra đời được khoảng 2 năm và nhanh chóng gây được tiếng vang, chiếm được thị phần lớn mạnh tại Việt Nam, tất cả là nhờ chiến lược sản xuất ra những điểm thoại giá rẻ và tầm trung, khách hàng cũng sẽ rộng hơn và đa dạng hơn Bphone rất nhiều
Còn với tập đoàn công nghệ Bphone, ngay từ khi mới ra mắt sản phẩm đầu tiên, họ đã hướng đến tấn công khách hàng có điều kiện kinh tế tốt, khá giả. Những sản phẩm smartphone mà thương hiệu này ra mắt đều có giá cao mà ít người dùng tiếp cận được, giá để sở hữu một chiếc Bphone luôn ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Theo như CEO Nguyễn Tử Quảng – Điện thoại thông minh Bphone được nghiên cứu và phát triển nhằm tấn công vào những người tiêu dùng có điều kiện kinh tế tốt, họ sẽ dùng Bphone để cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm cao cấp đến từ những thương hiệu nước ngoài như dòng điện thoại iPhone của Apple và dòng Galaxy Note của SamSung. Chính tuyên bố này khiến cho tệp khách hàng tiếp cận của tập đoàn Việt Bphone rất nhỏ, sẽ có rất nhiều người không bao giờ có thể tiếp cận được sản phẩm này.
Đối với tập đoàn công nghệ Vsmart – Họ có bước đi trái ngược khi sản xuất và tung ra thị trường những dòng máy điện thoại phổ thông đến trung bình, tại Minh Hoàng Mobile – Bạn có thể bắt gặp những smartphone có cấu hình tốt nhất phân khúc vưới giá rẻ chỉ từ 1 triệu đến 5 triệu. Với số tiền này, khách hàng sẽ dễ dàng sở hữu một chiếc smartphone Made in VietNam.
Theo nhiều chuyên gia chia sẻ, chiến lược của tập đoàn công nghệ Vsmart rất hay và đúng đắn, họ cung cấp cho người dùng những sản phẩm ở nhiều phân khúc khác nhau để khách hàng có thể nhận biết thương hiệu, logo từ đó trải nghiệm và phản hồi lại thông tin. Sau một thời gian có được sự tin tưởng của người dùng, Vsmart sẽ phát triển, nâng cấp và cho ra đời những chiếc điện thoại cao cấp với chi phí cao hơn
Thương hiệu uy tín tạo nên sự thành công
Tập đoàn VinGroup là một đơn vị nổi tiếng tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, bất động sản, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,… Đặc biệt là tòa nhà cao nhất Việt Nam được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Thương hiệu này tạo được sự phủ sóng tốt và nhận được sự tin yêu của người dùng.
Người dùng nếu đã sử dụng và trải nghiệm những dịch vụ của VinGroup sẽ đều thấy sự chắc chắn, chuyên nghiệp từ đó mỗi khi ra mắt một sản phẩm mới như Ôtô VinFast hay điện thoại VinSmart – Người dùng sẽ có niềm tin vào thương hiệu và giá trị sản phẩm mang lại. Đây có thể coi là một lợi thế lớn mà Bphone mong ước.
Trong khi đó, thương hiệu Bphone được phát triển bới tập đoàn BKAV – Họ cũng có những sản phẩm đươc biểt đến rộng rãi như phần mềm diệt Virus, tuy nhiên, nhiều người tỏ vẻ nghi ngờ về sản phẩm của BKAV khi số lượng người dùng khá ít và không có hoạt động gì truyền thông về thông tin, báo cáo doanh số và phản hồi khách hàng. Hay đơn giản là những lùm xùm gần đây về chất lượng thực sự của sản phẩm Bphone cũng khiến nhiều người e ngại
Vì vậy, giá trị thương hiệu của hai tập đoàn lớn là VinGroup và Bkav trái người nhau, Với Vsmart ra mắt, sản phẩm nhanh chóng nhận được sự đánh giá tốt của khách hàng, trong khi đó Bphone lại bị khách hàng đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn về chất lượng và giá thành sản phẩm.
Truyền thông khác nhau
Bphone còn dính rắc rối đến trùng thông khi hầu hết trong những sự kiện giới thiệu sản phẩm, BKAV có xu hướng nói những ngôn từ “lớn” như tốt nhất, chất, duy nhất. Cách truyền thông này mang đến sự khó chịu cho người dùng và xu hướng quay lưng với sản phẩm – Cách làm truyền thông này thực sự chưa tạo được dấu ấn đặc sắc cho khán giả, nhiều người còn đặt biêt danh cho CEO của BKAV là Quảng “nổ” sau những phát ngôn của mình về thiết bị
Các sản phẩm của thương hiệu Vsmart được giới thiệu rất đơn giản, với slogan “Sản phẩm thông minh vì mọi người” – Chiến lược quảng bá này tạo ra hiệu ứng tốt, mang đến những sản phẩm cho tất cả mọi người, vì vậy Vsmart là hãng công nghệ được yêu thích nhất tại thị trường nội địa
Như vậy, cách quảng bá hình ảnh, truyền thông sản phẩm của hai tập đoàn công nghệ Việt đều đánh mạnh vào yếu tố “made in VietNam”. BKAV chọn hướng đi mạo hiểm nên rất dễ bị phản tác dụng, bị người dùng quay lưng. Đối với Vsmart, sự dung dị, phong cách quảng bá truyền thống dễ thuyết phục những người không rành về công nghệ. Chính vì thế những sản phẩm của tập đoàn Vsmart luôn nhận được sự chú ý từ người dùng.
Chiến lược kinh doanh khác nhau
Cả Vsmart và Bphone đều là sản phẩm điện thoại thông minh thương hiệu Việt nhưng lại khác nhau về phân khúc giá bán và khách hàng.
Nếu như năm 2015, mọi người đều ngạc nhiên khi BKAV giới thiệu smartphone Bphone – Được giới thiệu là số 1 Việt Nam, công nghệ tốt hơn Apple nhưng đi cùng tới với chi phí 10 triệu đồng khiến nhiều người lắc đầu. Trong khi đó Vsmart có mức giá tốt, phổ thông tới mọi người với mức giá chỉ khoảng 2 đến 5 triệu đồng có cấu hình tốt, dung lượng khủng và thao tác mượt mà
Kênh phân phối sản phẩm trái ngược
Vsmart có danh tiếng khi cung cấp cho khách hàng thời hạn bảo hành, trả góp khá tốt. Họ phân phối qua các chuỗi bán lẻ uy tín như Hệ thống phân phối Minh Hoàng Mobile, người dùng có thể dễ dàng tìm mua và an tâm với chính sách bảo hành lên đến 18 tháng
Ở chiều ngược lại, BKAV từng có thời kì kết nối với hệ thống Thế Giới Di Động nhưng mức độ phủ sóng chưa cao, họ cũng đã mở một số cửa hàng B-store tại những thành phố lớn để người dùng tiện theo dõi và đến trải nghiệm sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là điều cốt yếu nhất.
Nếu bạn đã xài những điện thoại thông minh của Bphone hay Vsmart đều cảm thấy rất mượt mà, người dùng cho ý kiến tốt. Về chất lượng – Bphone tự nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới thì Vsmart đi theo chiến lược đi tắt đón đầu, mua lại công nghệ từ những tập đoàn lớn trên thế giới
Cả hai 2 thương hiệu đều có chất lượng tốt, dung lượng pin và con chip ổn định, cho phép người dùng trải nghiệm với nhu cầu vui chơi, giải trí tuyệt vời. Độ hoàn thiện cao, thiết kế đẹp và thời trang, cả hai thương hiệu Việt đều có những sản phẩm xứng đáng với giá tiền.
Với Bphone, do họ phải tự nghiên cứu, sản xuất và phát triển smartphone nên giá thành sẽ cao hơn Vsmart rất nhiều. Ngoài ra, những lùm xúm và nhận định chưa tốt về sản phẩm smartphone của BKAV khiến cho những chiếc điện thoại giá rẻ của Vsmart luôn nhận được đánh giá cao và có thiện cảm hơn rất nhiều.
Trong bối cảnh thị trường di động Việt Nam bị chiếm lĩnh bởi những tập đoàn, công ty công nghệ đến từ Mỹ, Hàn Quốc hay Trung Quốc thì việc ra đời và phát triển của hai thương hiệu Việt xứng đáng là niềm tự hào của nền công nghệ Việt Nam.
Nhờ những lợi thế về giá bán, hệ thống phân phối, hình ảnh và truyền thông tốt, … Hãng điện thoại Vsmart đang cho thấy rõ sức mạnh của mình và nhận được sự ưu chuộng so với Bphone. Cả hai công ty Việt cạnh tranh nhau sẽ mang đến nhiều giá trị cho người tiêu dùng như chi phí tốt hơn, chất lượng cao hơn cũng như thúc đẩy nền công nghiệp smartphone trong nước.
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Thất Bại Của Bphone
-
Chiến Lược Marketing Thất Bại Của Bphone - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài Học “đắt Giá” Cho Thương Hiệu Việt Sau Thất Bại Của Bphone
-
Top 15 Chiến Lược Marketing Thất Bại Của Bphone
-
Nguyên Lý Marketing - Thất Bại Của Bphone - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
-
Bài Học Nào Rút Ra Từ Những Sai Lầm Bphone Của BKAV? | VOV.VN
-
Thất Bại Của Bphone: Bài Học Truyền Thông đắt Giá Cho Startup Việt
-
Chiến Lược Marketing Của Bphone - Sản Phẩm Việt Mang Nhiều "Tai ...
-
Tại Sao Bphone Thất Bại Của Bphone? Chiến Lược Marketing Thất ...
-
Bài Học Nào Cho Bphone Từ Thất Bại Của điện... - Vietnam Report
-
Những Chiến Lược Marketing Thất Bại ở Việt Nam – PRAZ
-
Chiến Lược Truyền Thông Của Bphone: Khi "quả Bom" Phát Nổ Tại Thị ...
-
Những Chiến Lược Marketing Thất Bại ở Việt Nam - MarketingAI