Chiến Lược Marketing Của Grab - Gã Kỳ Lân "máu Mặt" Của Đông ...

Hiện nay, các ứng dụng gọi xe trực tuyến đã không còn xa lạ và nó đã phổ biến trên toàn thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á thì Grab là cái tên nổi bật và thành công nhất tại nhiều quốc gia trong khu vực. Để làm được điều đó thì chiến lược marketing của Grab đã có những bước đi đúng đắn để thành công.

Grab là tên một ứng dụng đi đầu trong lĩnh vững đặt xe trực tuyến ở Đông Nam Á. Từ một công ty nhỏ ở Malaysia thì hiện nay Grab đã có mặt ở rất nhiều quốc gia tại Đông Nam Á nhờ chiến lược marketing mix của mình. Cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược marketing 4p của Grab nhé.

Mục Lục

  • 1 Giới thiệu tổng quan về Grab
  • 2 Chiến lược marketing của Grab tại thị trường Việt Nam
    • 2.1 Chiến lược sản phẩm của Grab – Product
    • 2.2 Chiến lược giá của Grab – Price
    • 2.3 Chiến lược phân phối của Grab – Place
    • 2.4 Chiến lược truyền thông của Grab – Promotion

Giới thiệu tổng quan về Grab

Grab hiện nay là một “siêu ứng dụng” với nhiều tính năng giúp cuộc sống của con người được đơn giản hơn. Với những tính năng như grab bike, grab car, grab express thì grab đã thành công ở mọi quốc gia nó đi qua. Để làm được điều đó thì đòi hỏi tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo cũng như chiến lược marketing phù hợp.

Sơ lược tổng quan về Grab:

– Thành lập: Tháng 6 năm 2012

– Trụ sở chính: Malaysia (2012 – 2014) – Singapore (2014 – nay)

– Nhà sáng lập: Anthony Tan, Tan Hooi Ling

– Nhân vật chủ chốt: Anthony Tan (CEO & Co-Founder), Ming Maa (Chủ tịch), Tan Hooi Ling (Co-Founder)

– Sản phẩm: Mobile App, Website

– Dịch vụ: GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabHitch, Grab Food, GrabExpress, GrabPay.

– Trang web: https://www.grab.com/

tổng quan về grab

Giới thiệu về Grab? Tìm hiểu về sự phát triển của Grab tại Việt Nam (Ảnh: Internet)

Chiến lược marketing của Grab tại thị trường Việt Nam

Có thể thấy, hiện nay tại Việt Nam thì Grab đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dân khi muốn gọi xe hay sử dụng các dịch vụ giao hàng. Bằng chứng cho thấy qua sự tăng trưởng là 29% quốc xe mỗi năm. Ngoài ra thì theo một số nghiên cứu của ABI Research thì hiện nay grab chiếm 73% thị phần, sau đó là be với 16% thị phần, cuối cùng là Go-Jek với 10% thị phần.

Có thể thấy, với lợi thế là “anh cả” đi đầu thì Grab đã có được đội ngũ đối tác tài xế đông đảo. Điều này giúp khách hàng của họ sẽ tìm được xe ngay khi có nhu cầu. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm cùng với việc mạnh tay chi tiền vào các hoạt động tìm kiếm đối tác, khuyến mại cho khách hàng thì Grab đã chiếm được phần lớn thị phần. Cùng tìm hiểu chiến lược marketing mix của Grab – chiến lược giúp Grab xưng bá ở thị trường Việt Nam.

Chiến lược sản phẩm của Grab – Product

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược giúp grab có được thị phần lớn ở mỗi quốc gia mà grab đi qua. Thậm chí, Grab còn được gọi là “Siêu ứng dụng” vì sự đa dạng của dịch vụ trong đó. Một số dịch vụ phổ biến của grab có thể kể đến như: GrabBike, GrabCar, GrabTaxi, GrabExpress,… Grab vô cùng thông minh khi các sản phẩm, dịch vụ mà họ phát triển đều bắt nguồn từ nhu cầu của khách hàng ví dụ như GrabExpress (Dịch vụ giao hàng hóa), GrabShare,…

Chính nhờ sự chủ động cải tiến, phát triển dịch vụ mới để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng dù là khó tính nhất. Thế nên Grab đã tạo cho mình sự cách biệt lớn giữa các đối thủ khác, thậm chí Grab còn đánh bay Uber khỏi Việt Nam để “xưng bá”.

Ưu điểm của ứng dụng grab so với các ứng dụng khác đó là cài đặt nhanh, dễ dàng sử dụng. Chỉ với vài thao tác đơn giản, người dùng sử dụng lần đầu tiên cũng có thể thực hiện vì sự thân thiện mà ứng dụng grab mang lại. Ngoài ra thì để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo lợi ích cho người dùng thì grab còn có các dịch vụ khác như GrabPay, GrabChat, GrabReward,…

Chiến lược sản phẩm của grab

Chiến lược đa dạng sản phẩm của Grab, mỗi dịch vụ đều đánh trúng tâm lý của khách hàng (Ảnh: Internet)

Chiến lược giá của Grab – Price

Khi Grab mới đặt chân vào thị trường Việt Nam thì Grab đã phải đối mặt với đối thủ vô cùng nặng ký đó chính là Uber. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo của Grab đã có một quyền định đúng đắn trong chiến lược marketing của Grab đó là họ cắt giảm tối đa chi phí khách hàng phải bỏ ra. Ngoài ra thì Grab cho khách hàng biết chính xác số tiền họ phải trả cho dịch vụ đó là bao nhiêu (Uber chỉ là ước tính). Có thể thấy, chiến lược giá của grab vô cùng thông minh khi đánh thẳng vào tâm lý khách hàng. Điều này cũng giúp Grab dần chiếm lĩnh thị phần ở Việt Nam và đẩy Uber ra khỏi thị trường Việt Nam.

Hơn nữa, Grab vô cùng tích cực tung ra các mã giảm giá để thay đổi hành vi sử dụng của người dùng. Theo nghiên cứu của Grab thì khách hàng rất quan tâm tới việc di chuyển nhanh chóng với giá cả phải chăng. Chính vì vậy, với chiến lược giá phù hợp cũng như sử dụng các mã giảm giá thì người dùng sử dụng Grab ngày càng tăng.

chiến lược giá của grab

Chiến lược giá của grab là yếu tố giúp sự phát triển của Grab tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ (Ảnh: Internet)

>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược Marketing của Baemin – Sự “xâm chiếm trái đất” của mèo mập

Chiến lược phân phối của Grab – Place

Dù là doanh nghiệp nào thì kênh phân phối luôn là yếu tố quan trọng trong mỗi chiến dịch marketing của họ. Grab cũng không ngoại lệ, hơn nữa hình thức phân phối của grab lại vô cùng đa dạng từ trực tiếp đến gián tiếp. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các dịch vụ của grab thông qua việc tải ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng một cách nhanh chóng.

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ cũng như các thiết bị di động lên ngôi thì phân phối sản phẩm qua ứng dụng điện thoại là lựa chọn đúng đắn. Với sự đông đảo của đội ngũ tài xế đối tác thì bạn có thể thấy grab ở bất cứ đâu trên đường, đặc biệt ở những khu chung cư, khu vui chơi giải trí,… Ngoài ra chiến lược địa phương hóa của Grab cũng được phát triển để phân phối rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Chiến lược phân phối của Grab

Chiến lược phân phối của grab thành công nhờ chiến lược địa phương hóa và công nghệ (Ảnh: Internet)

Chiến lược truyền thông của Grab – Promotion

Grab là một trong những thương hiệu biết tận dụng hiệu quả của Digital Marketing cho chiến lược truyền thông sản phẩm của mình. Các chiến lược Digital Media của Grab hoạt động trên mọi nền tảng mạng xã hội lớn nhỏ như Facebook, Instagram, Youtube, Tik tok,… Đây là các nền tảng giúp grab có thể tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Hơn nữa, chiến lược marketing của grab cũng rất tích cực trong việc tri ân khách hàng bằng các hình thức chiết khấu, khuyến mại,…

Chiến lược truyền thông của Grab

Grab có những chiến lược truyền thông trên các mạng xã hội nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, Grab cũng là một trong số ít thương hiệu thành công trong việc tối ưu nhận diện bản sắc thương hiệu với người dùng. Grab đã sử dụng Visual Marketing (Marketing thị giác) vô cùng tốt, họ đã khai thác được mọi yếu tố như thiết kế, đồ họa, hình ảnh để đạt được hiệu quả cao trong việc nhận diện thương hiệu. Việc này rất quan trọng với Grab vì họ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho mọi người. Ngoài ra, sự nhất quán trong sử dụng màu sắc đã mang lại thành công bởi khi thấy màu xanh lá cây, người dùng sẽ nghĩ ngay tới Grab.

Các chiến lược truyền thông của grab cũng đã quan tâm và thực hiện những chiến dịch mang tính nhân văn nhằm tác động đến tâm lý khách hàng. Điển hình như chiến dịch “Cùng Grab chung tay chở Tết về gần” với sự tham gia của Hoa Hậu H’Hen Niê.

Đây được xem là một chiến dịch marketing đậm tính nhân văn trong giai đoạn gần Tết nguyên đán, khi mà nhu cầu giao hàng và di chuyển tăng cao. Grab đã nhắm vào cảm xúc xa quê của những người con xa xứ và mong muốn được đoàn tụ của người nghèo và những mảnh đời khó khăn tại Việt Nam.

Chiến lược truyền thông của Grab 2

Grab đã khéo léo sử dụng các chiến dịch nhân văn chạm vào tâm lý của khách hàng (Ảnh: Internet)

Kết

Có thể thấy, thương hiệu Grab cùng với tầm nhìn và nước đi hợp lý thì đã có được vị thế số 1 tại thị trường Đông Nam Á và cả thị trường Việt Nam. Chiến lược marketing của grab đã và đang là một chiến lược tốt mà các doanh nghiệp khác cần học hỏi theo. Tuy nhiên, khi đã chiếm được vị trí số 1 thì làm thế nào để giữ được vị trí đó lại là điều mà Grab cần quan tâm chú ý. Cùng chờ đón những chiến lược thương hiệu tiếp theo của Grab trong tương lai nhé.

Edward Nguyen – duavang.net

5 / 5 ( 1 bình chọn ) Tags: Chiến lược thương hiệu

Từ khóa » Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu Của Grab