Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines - "Bá Chủ" Bầu Trời Tại ...
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam hiện nay là một đất nước đang trên đà phát triển vô cùng mạnh mẽ, chính vì thế nhu cầu đi lại bằng máy bay là vô cùng cao. Kể từ năm 2010, số lưu lượng chuyến bay bắt đầu tăng đột biến, điều này cũng lý giải tại sao Việt Nam lại có nhiều hãng hàng không giá rẻ như thế. Một số hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam có thể kể đến như Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines,… Tuy nhiên, Vietnam Airlines vẫn chiếm vị trí “bá chủ” với xuất thân là một hãng hàng không quốc gia. Cùng tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của Vietnam Airlines để xem họ đã làm gì để cạnh tranh với những hãng hàng không giá rẻ khác nhé.
Mục Lục
- 1 Giới thiệu về hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines
- 2 Những yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của Vietnam Airlines
- 2.1 Định vị mình là một hãng hàng không cao cấp
- 2.2 Chiến lược phân phối của Vietnam Airlines
- 2.3 Chiến lược truyền thông của Vietnam Airlines
- 2.3.1 Truyền thông
- 2.3.2 Xây dựng thương hiệu một cách “tự nhiên”
Giới thiệu về hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines
Vietnam Airlines hay còn được biết tới là hãng hàng không Quốc gia Việt Nam thuộc tổng công ty hàng không Việt Nam. Tính đến ngày 1/7/2016 thì số vốn nhà nước của Vietnam Airlines lên tới 86,16%. Vietnam Airlines thuộc sự quản lý bởi hội đồng quản trị từ 5-9 người với nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay Vietnam Airlines đã mở được các đường bay tới khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Âu, Châu Đại Dương. Với 49 đường bay thường lệ tới 21 điểm nội địa và 28 điểm quốc tế thì mỗi ngày Vietnam Airlines khai thác hơn 360 chuyến bay.
Hiện nay, Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất nắm giữ gần hết cổ phần của Pacific Airlines. Hãng cũng nắm giữ tới 49% cổ phần của Cambodia Angkor Air (hãng hàng không Quốc gia Campuchia) và giữ 100% cổ phần của VASCO (hãng bay nhỏ thường bay trong khu vực miền Nam Việt Nam). Vietnam Airlines là hãng hàng không 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax và là hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh Skyteam từ năm 2010
Giới thiệu tổng quan về Vietnam Airlines (Ảnh: Internet)
Theo thống kê từ năm 2015 thì Vietnam Airlines chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam và chiếm tới 70% thị phần khách nội địa. Có thể thấy, với những bước đi vững chắc và việc thay đổi logo nhận diện thương hiệu bằng hình ảnh “bông sen vàng”. Chiến lược marketing của Vietnam Airlines đã có những bước đi đúng bài bản để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các hãng hàng không giá rẻ khác.
Sơ lược tổng quan về Vietnam Airlines:
– Thành lập: Ngày 15 tháng 1 năm 1956
– Trụ sở chính: Sân bay quốc tế Nội Bài
– Công ty mẹ: Tổng công ty Hàng không Việt Nam
– Liên minh: Skyteam
– Khẩu hiệu: “Sải cánh vươn cao” (tiếng Việt) “Reach Further” (tiếng Anh)
– Trang web: https://www.vietnamairlines.com/
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Vietravel
Những yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của Vietnam Airlines
Để có thể có được chỗ đứng như hiện nay thì chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines phải bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quan trọng giúp chiến lược marketing của hãng hàng không quốc gia Việt Nam thành công nhé.
Định vị mình là một hãng hàng không cao cấp
Chiến lược định vị của Vietnam Airlines luôn khẳng định mình là một hãng hàng không cao cấp. So với các đối thủ khác tại Việt Nam thì Vietnam Airlines luôn có lợi thế hơn vì đây là “hãng hàng không quốc gia Việt Nam”. Điều này giúp Vietnam Airlines khẳng định mình là một thương hiệu quốc gia và có chất lượng dịch vụ cao cấp. Dù cho Vietjet Air có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với Vietnam Airlines nhưng Vietnam Airlines vẫn có được vị thế nhất định trên thị trường.
Hơn nữa, vì là hãng hàng không quốc gia nên Vietnam Airlines cũng đã lựa chọn đồng phục cho tiếp viên là những bộ áo dài cho nữ và Veston cho Nam. Điều này giúp Vietnam Airlines có được thiện cảm trong mắt hành khách trong nước và quốc tế. Khi nhìn vào những bộ áo dài, chúng ta đã thấy được một cảm giác “rất Việt Nam” đúng không nào. Có thể thấy, chiến lược định vị thương hiệu là hãng hàng không cao cấp của Vietnam Airlines đã được chú trọng từng chi tiết nhỏ nhất. Đây là điểm lợi thế của Vietnam Airlines khi cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
Chiến lược định vị thương hiệu của Vietnam Airlines cho thấy hãng đã chú tâm tới từng chi tiết nhỏ nhất (Ảnh: Internet)
Chiến lược phân phối của Vietnam Airlines
Trong quãng thời gian tồn tại và phát triển thì VNA đã liên tục mở rộng mạng lưới phân phối của mình ra nhiều châu lục khác nhau trên thế giới. Đây là thành tích vô cùng ấn tượng đối với một thương hiệu Việt Nam. Theo thống kê, tính đến năm 2016 thì tổng đại lý PSA, BSP của Vietnam Airlines lên tới hơn 10,240 phòng vé. Chiến lược marketing của Vietnam Airlines trong việc phân phối như sau:
- Tại Việt Nam: Hoa hồng 0%, chiết khấu 2% doanh thu quốc tế. Chính sách chiết khấu này được xây dựng dưới dạng “trăm hoa đua nở” tại các thị trường trong nước.
- Tại Đông Bắc Á: Hoa hồng 7%, ngoài ra VNA còn áp dụng chính sách chiết khấu cho các đại lý là key agent với mức chiết khấu là 1%, 1,5% và 2% doanh thu.
- Thị trường Châu Âu: Chi phí áp dụng hoa hồng là 5% sử dụng chính sách giá linh hoạt, và chính sách sản phẩm trong cạnh tranh.
Chiến lược phân phối của Vietnam Airlines vô cùng thông minh khi có nhiều đại lý ở toàn quốc (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, chiến lược phân phối của Vietnam Airlines còn chú trọng vào việc áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình bán vé của mình. Điều này giúp trải nghiệm mua hàng của khách hàng được cải thiện hơn rất nhiều. VNA có một kênh bán vé trên chính website của mình với giao diện thân thiện, cách thức mua vé dễ dàng mang lại sự tiện lợi cho khách hàng trong nước và quốc tế. Thêm nữa, Vietnam Airlines cũng liên kết với các website chuyên cung cấp dịch vụ đi lại, lưu trú nổi tiếng thế giới như traveloka, booking,… giúp hãng dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Ngoài ra, với số phòng vé dày đặc khắp cả nước thì mọi người có thể mua vé ở bất cứ đâu mà họ muốn. Đây được xem là bước đi vô cùng đúng đắn về kênh phân phối trong chiến lược marketing của hãng.
Khách hàng có thể mua vé máy bay Vietnam Airlines dễ dàng trên website hoặc phòng vé (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Vietjet Air
Chiến lược truyền thông của Vietnam Airlines
Truyền thông
Chiến lược truyền thông của Vietnam Airlines đã thể hiện rất tốt giúp khách hàng có thể có cái nhìn chính xác nhất về VNA. Quảng cáo báo chí là phương tiện hình ảnh quảng cáo vô cùng tốt nhắm vào phân khúc khách hàng là những doanh nhân. Hơn nữa, Vietnam Airlines còn nhắm tới những tờ báo nổi tiếng ở nước ngoài như Travel Trade, Ashahi, Goodweeken,… Ngoài ra, những quảng cáo ngắn trên truyền hình cũng là hình thức VNA sử dụng để tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng khác.
Trong thời buổi Internet lên ngôi thì VNA cũng không bỏ qua việc quảng cáo trực tuyến. Ngoài website chính thức của mình thì Vietnam Airlines còn sử dụng nhiều trang báo uy tín khác để quảng bá hình ảnh cũng như cập nhật các hoạt động của mình.
https://www.youtube.com/watch?v=5MZnjXAoTRM
Xây dựng thương hiệu một cách “tự nhiên”
Thân là một hãng hàng không quốc gia nên Vietnam Airlines là nhà vận chuyển chính thức cho các sự kiện quốc gia, xã hội, văn hóa, giáo dục,… Vietnam Airlines đã tài trợ hầu hết các sự kiện quốc gia lớn như hội nghị thượng định APEC, ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đưa các cầu thủ bóng đá về nước, đưa người dân Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài vì đại dịch Covid-19 về nước,…
Ngoài ra thì Vietnam Airlines cũng đã phối hợp với tổng cục du lịch để giới thiệu những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đây là một bước đi đúng đắn của Vietnam Airlines vì nó giúp tăng độ nhận diện thương hiệu với bạn bè quốc tế thích du lịch, thích văn hóa Việt Nam. Có thể thấy, chiến lược marketing của Vietnam Airlines đã thực hiện truyền thông vô cùng tốt, từ đó mang lại số lượng khách hàng trung thành lớn.
Kết
Có thể thấy, Vietnam Airlines đã phải chịu nhiều áp lực khi cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ khác trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, với những bước đi bài bản trong chiến lược marketing của Vietnam Airlines thì hãng vẫn có được chỗ đứng vững chãi, được xem như “bá chủ” ngành hàng không ở Việt Nam. Tuy nhiên, hãng còn phải nỗ lực rất nhiều vì trước mắt là những cuộc chiến dài hơi trong việc chiếm lĩnh thị phần.
Edward Nguyen – duavang.net
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Tags: Chiến lược thương hiệuTừ khóa » Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines
-
Chiến Lược Marketing Của VietNam Airlines: Hành Trình Gây Dựng ...
-
Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines - Đẳng Cấp Dẫn đầu Ngành
-
Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines "đối đầu" để Thành Công
-
Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines Trong Ngành Hàng Không
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines Mới Nhất 2022
-
Phân Tích Và Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Cho Vietnam Airlines
-
AIDA Academy - Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines
-
MARKETING DỊCH VỤ VIETNAM AIRLINE - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chiến Lược Marketing Vietnam Airlines Trong Giai đoạn Covid19
-
Tiểu Luận Marketing Dịch Vụ Về Vietnam Airline | Xemtailieu
-
Đẳng Cấp Trong Chiến Lược Marketing Của Vietnam Airlines
-
(DOC) Bài Kết Cuối Cùng (1) (Repaired) | Phong Trịnh
-
[PDF] CHÍNH SÁCH MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CHO ...