Chiến Lược Marketing Mix Của Honda Tại Việt Nam

Chuyển đến nội dung chính

Chiến lược marketing mix của Honda tại Việt Nam

Honda được đánh giá cao nhờ chiến lược marketing mix của Honda khá hiệu quả: chính sách giá và sản phẩm phù hợp với đối tượng tiêu dùng là người có thu nhập từ trung bình cho tới cao, phân phối hợp lý, chính sách xúc tiến đánh trúng vào tâm lý người VIệt với slogan”Tôi yêu Việt Nam”.

1. Chiến lược sản phẩm

Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Nắm bắt được điều này, với định hướng chiến lược marketing mix của công ty Honda đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân. Các dòng xe của Honda như: Air Blade, Air Blade Repsol, Lead, Click, Click Play, Future, Super Dream. Super Dream Plus, Wave, @, SH, Dylan, PS… Các loại ô tô như Civic, CR-V…

2. Chiến lược giá

Từ khi có mặt tại VN, Honda đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe mới, cải tiến các mẫu xe cũ và luôn đi đầu trong doanh số tiêu thụ về mặt hàng này tại thị trường Việt Nam. Thành công của Honda trong việc chiếm lĩnh thị trường không chỉ đưa trên mẫu mã & chất lượng sản phẩm của họ mà một phần quan trọng không kém, đó là kỹ thuật định giá của công ty Honda. Các sản phẩm của Honda luôn được định giá nhằm phù hợp với tối đa lượng khách hàng của họ, từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng. Chiến lược định giá trong chiến lược marketing mix của Honda Việt Nam chủ yếu nhằm vào khách hàng mục tiêu của họ, đó là tầng lớp trung bình của xã hội. đây chính là lực lượng những khách hàng chủ yếu của công ty trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, Honda không dừng lại ở đó, cụ thể là họ đã có những sản phẩm cao cấp nhập từ nước ngoài nhằm tiếp cận những khách hàng thuộc tầng lớp cao, những người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Các chiến lược định giá của Honda vô cùng đúng đắn, minh chứng rõ ràng nhất đó là việc họ đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, sau nhiều năm kinh doanh, chưa bao giờ Honda trở thành một thương hiệu cũ mà công ty vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí còn ngày một chiếm nhiều thị phần hơn.

3. Chiến lược phân phối

Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam Honda đã chú tâm tới việc xây dựng các cơ sở phân phối và bán hàng của hãng tại các trung tâm thành phố lớn rồi từ từ len lỏi tới các cơ sở cấp huyện và thị trấn. Honda có hai loại kênh phân phối chính:

a. Phân phối đặc quyền

Đây là phương thức phân phối sản phẩm mà trong đó các dòng sản phẩm cao cấp như xe máy SH thì được phân phối cho các cơ sở lớn của Honda quản lí thường thì là ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm này không được phân phối cho các đại lí bán lẻ của Hãng.Và Honda không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa điểm bán hàng.

b. Phân phối rộng rãi

Honda sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm do chính Honda sản xuất nhưng khả năng kiểm soát hệ thống bán hàng này chở lên khó khăn do ở xa đại lí chính. Đối với các đại lí kiểu như thế này Honda có nhưng rằng buộc và cam kết khi phân phối hàng cho các đại lí, để đảm bảo sản phẩm được bán đúng với giá do Honda quy định.

4. Chiến lược truyền thông

Slogan của Honda Việt Nam là “Tôi yêu Việt Nam”. Honda đã gắn bó với người Việt Nam từ rất nhiều năm, từ những chiếc xe máy năm 60, 70, 80 cho đến những dòng xe hiện đại ngày nay. Với bản lĩnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm, Honda hiện nay vẫn chiếm lĩnh thị trường, hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm mới hoàn thiện hơn trong tương lai. Tôi yêu Việt Nam Honda Ngoài ra, Honda còn sử dụng các công cụ truyền thông khác:

a. Giới thiệu sản phẩm

Khi một sản phẩm mới của Honda được giới thiệu trên thị trường, mục tiêu chính của chính sách này là: - Thông báo với khách hàng tiềm năng của Hãng rằng hiện nay đã có một sản phẩm mới, giới thiệu những cải tiến mới và những ưu việt nổi bật có trong sản phẩm mới đó (cải tiến về công nghệ và cách tân xu hướng thời trang trong sản phẩm này). Cùng với đó là khuyến mại cho một số lượng xe bán sớm nhất. - Bán trực tiếp qua các đại lí phân phối hoăc các đại lí ủy quyền của Honda, việc sản phẩm có bán đươc nhiều hay không là phụ thuộc vào chính các đại lí này. Cùng hỗ trợ cho phương thức này là chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên đài truyền hình và đài phát thanh. - Honda đem giới thiệu sản phẩm mới tại hội chợ thu hút được các khách hàng có quan tâm. Đây cũng là một trong nhưng cách để sản phẩm mới có thể nhanh chóng tới được đối với những khách hàng ở xa đại lí phân phối.

b. Khuyến mãi giảm giá

Các chương trình khuyến mãi giảm giá trong chiến lược marketing mix của Honda không lợi. Khi hết giảm giá thì lượng bán cũng giảm theo. Ngoài ra các chiến dịch khuyến mãi giảm giá rầm rộ cũng chỉ lôi kéo được 10% -20% số khách hàng trung thành quan tâm, vì vậy doanh số cũng sẽ không thể tăng “đột biến” như bạn mong đợi. Khuyến mãi theo hình thức giảm giá vừa tốn kém, ít hiệu quả mà còn gây “tác dụng phụ” cho dây chuyền sản xuất và vận chuyển hàng hoá.

c. Khuyến mại đi kèm khi mua sản phẩm

Đây có lẽ là những chiến dịch khuyến mại thành công nhất của Honda. Thông thường trong các chiến dịch này khi mua xe máy của Honda như một chiếc xe Dream bạn được tặng một mũ bảo hiểm của Honda sản xuất, được hỗ trợ phí khi đăng kí giấy tờ về xe, và cũng có thể là được bảo dưỡng định kì tại các trung tâm của Honda mà không phải trả tiền. Đây là những chương trình khuyến mại thể hiện đẳng cấp của Honda. Giá bán xe vẫn cao thể hiện chất lượng và đẳng cấp hơn nữa lại được nhiều lợi đi kèm.

Kết luận về chiến lược marketing mix của Honda tại Việt Nam

Để có vị thế như ngày hôm nay tại thị trường Việt Nam, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing mix của Honda đã phát huy hiệu quả. Để lại những bài học đắt giá cho những thương hiệu xe máy tấn công vào thị trường Việt Nam sau này.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông điệp truyền thông của Omo: "Dirty is Good" - Giá trị của sự lấm bẩn

Hình ảnh Chiến dịch truyền thông "Dirty is Good" là một trong những chiến dịch truyền thông lịch sử của Omo, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình định vị qua thông điệp truyền thông của Omo . Trước đây, nếu trắng, sạch là những hình ảnh hiện lên mỗi khi nhắc đến bột giặt, thì giờ, với thông điệp "Bẩn là tốt", đã làm nên một cuộc cách mạng cho Omo, cách mạng tạo nên giá trị của sự lấm bẩn. Thông điệp truyền thông của Omo ra đời trong bối cảnh nào? Tùy trong bối cảnh mỗi quốc gia mà sản phẩm OMO lại có tên khác nhau như Surf, Rinzo hoặc Breeze, nhưng tất cả đều được định vị chung dưới một thông điệp truyền thông của Omo duy nhất là “Dirt is good - Bẩn là tốt”. Được thai nghén từ cuối những năm ’90 tại thị trường Mỹ, insight này được hệ thống hóa bằng lối nghĩ “Chất bẩn = trải nghiệm thực tế = tốt” và đã giúp cho thị phần thương hiệu tăng nhanh ngỡ ngàng. Thế nhưng, khi áp dụng triết lý này vào khu vực các nước đang phát triển và thị trường mới nổi, mọ Đọc thêm

Làm planning là làm gì? Strategic planner - Account planner trong agency

Hình ảnh Account Planner (hay Planner/Strategic Planner) là vị trí quan trọng tại agency. Họ đảm nhận vai trò làm chiến lược cho các chiến dịch quảng cáo. Cũng có thể nói Account Planner là bộ phận làm nhiệm vụ “chỉ đường dẫn lối” cho quá trình tiến hành toàn bộ chiến dịch, vì thế nhân sự trong bộ phận Planning thường là những “ma cũ” và nắm “nằm lòng” quy trình làm việc của agency, hiếm khi nào tiếp nhận các bạn fresh hoàn toàn. Vậy công việc cụ thể của một  Strategic Planner là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây nhé. Từ brief mà client đưa ra, Strategic Planner sẽ cụ thể hoá các mục tiêu kinh doanh, các nhiệm vụ cần đạt được thành các yêu cầu sáng tạo mà phòng Creative cần thực hiện. Để có thể thực hiện quá trình này, người làm Plan cần phải có sự thấu hiểu không chỉ với nội bộ công ty, mà còn cần sự thấu hiểu về thương hiệu và consumer của khách hàng (người tiêu dùng các sản phẩm của thương hiệu). Vì thế điều cần thiết nhất với một Strategic Planner, chính là vốn trải nghiệ Đọc thêm

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: "Sống trọn cùng cảm xúc!"

Hình ảnh Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola gắn với một con người vĩ đại. Chính ông đã xây dựng lên một đế chế với thứ nước uống trị giá trên 70 tỉ USD.  Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: "Mùi vị không thay đổi qua trên 100 năm" Đối với người Mỹ, đã từ rất lâu, Coca Cola không chỉ là một thứ nước giải khát mà còn là một biểu tượng cho văn hóa ngành F&B. Coca Cola lọt top những từ, cụm từ phổ biến nhất thế giới chỉ sau "OK". Và cứ một giây đồng hồ, có đến 11,200 người đang uống thứ nước này. Nói về quy mô thị trường, tập đoàn này đang có mặt tại 200 quốc gia trên thế giới, có đến 30,000 công nhân trên khắp thế giới đang ngày đêm làm việc bên dây chuyền sản xuất của Coca Cola. Thành công này gắn với câu chuyện thương hiệu của Coca Cola trên từng mặt trận, ghi vào lịch sử những cuộc chiến thương hiệu gay go nhất trong ngành hàng F&B.  Những thành công có được là một hành trình gian nan của người lãnh đạo đầu tiên. Họ đã viết nên những trang đầu Đọc thêm

Bình luận

Chiến lược Truyền thông AZ

[Digital marketing]

Brands

Bài viết gần đây

Google Analytics

Từ khóa » Chiến Lược 4p Của Honda