Chiến Thắng Lịch Sử Trên đèo Hải Vân Trong Kháng Chiến Chống Pháp ...

  • Trang chủ
  • Chính quyền
    • Giới thiệu
    • Bộ máy tổ chức
    • Tin tức - Sự kiện
    • Tin Sở Ngành
    • Tin Quận Huyện
    • Điểm báo
    • Lịch tuần
    • Tiếp cận thông tin
  • Công dân
    • Tin Công dân
    • Hỏi đáp
    • Kết quả giải quyết KNTC
    • Chính sách mới
  • Doanh nghiệp
    • Tin Doanh nghiệp
    • Kiến nghị của doanh nghiệp
    • Đấu thầu, mua sắm công
    • Kết quả giải quyết KNTC
    • Chính sách mới
  • Du khách
Thứ Hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024 | 6:53 GMT+7 CỔNG TTĐT TP.ĐÀ NẴNG
  • Trang chủ
  • Chính quyền
    • Giới thiệu
    • Bộ máy tổ chức
    • Tin tức - Sự kiện
    • Tin Sở Ngành
    • Tin Quận Huyện
    • Điểm báo
    • Lịch tuần
    • Tiếp cận thông tin
  • Công dân
    • Tin Công dân
    • Hỏi đáp
    • Kết quả giải quyết KNTC
    • Chính sách mới
  • Doanh nghiệp
    • Tin Doanh nghiệp
    • Kiến nghị của doanh nghiệp
    • Đấu thầu, mua sắm công
    • Kết quả giải quyết KNTC
    • Chính sách mới
  • Du khách
  • Đa phương tiện
Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949) In bài Gửi Đọc bài viết

Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), đèo Hải Vân được mệnh danh là “mồ chôn giặc Pháp”. Ca dao kháng chiến có câu: “Hải Vân cao ngất tầng mây. Giặc đi đến đó bỏ thây không về”.

Còn bọn chỉ huy Pháp thì gọi đường đèo này là “con đường không vui” (route sans joie), dù nơi đây phong cảnh tuyệt vời có đủ trời, mây, rừng, biển. - Trận giao thông chiến đầu tiên xảy ra ngày 28-2-1947, tiểu đoàn 19 đã tiêu diệt một đại đội lính Âu Phi, phá hủy 8 xe quân sự.

- Trận thứ hai xảy ra sau đó chưa đầy 3 tháng, ngày 25-5-1947, quân ta đã tiêu diệt 100 lính lê dương, hàng chục sĩ quan, trong đó có viên đại tá Roger, chỉ huy quân Pháp ở chiến trường Trung Đông Dương.

Phục kích đánh địch ở hầm số 1 đèo Hải Vân trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp (1947)

Vào lúc 6 giờ sáng ngày 24-1-1949, một đoàn tàu quân sự chở đầy lính và hàng tiếp tế từ Đà Nẵng ra Huế sắp rúc vào hầm số 2, thì một tiếng nổ long trời hất tung đầu máy ra khỏi đường ray, kéo theo các toa xe lăn xuống vực. Các chiến sĩ tiểu đoàn 79 xung phong chia cắt, tiêu diệt từng tốp quân địch còn sống sót.

Cũng cùng thời điểm ấy, trên quốc lộ, đoàn xe quân sự gồm 18 chiếc từ Đà Nẵng ra cũng lọt vào ổ phục kích của tiểu đoàn 19. Ba chiếc xe đi đầu bị trúng mìn nổ tung. Đoàn xe thiết giáp hộ tống hoảng sợ quay đầu tháo lui, bỏ mặc đoàn xe vận tải cho bộ đội ta tiêu diệt và chiếm lĩnh. Trong trận này, kể cả 3 nơi xảy ra trận phục kích, quân ta đã phá hủy một đầu máy, 14 toa xe bị lăn xuống hố sâu, 15 xe cơ giới bị phá hủy, giết và làm bị thương trên 300 tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Chiến thắng Hải Vân lần thứ ba (24-1-1949) là một trận phục kích vừa đánh giao thông trên đường bộ và cả đường sắt, vừa đánh diệt viện trên một đường đèo hiểm trở và đã đạt được hiệu quả lớn.
  • Tweet
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác

Chia sẻ bài viết qua Email :

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)

Tiêu đề bài viêt: Đường dẫn: Email người gửi (*): Email không đúng Họ tên người gửi (*): Email người nhận (*): Email không đúng Nội dung: Gửi Gửi thành công Gửi không thành công

Giới thiệu Đà Nẵng

  • Giới thiệu tổng quan
  • Lịch sử hình thành
  • Những mốc son lịch sử
  • Điều kiện tự nhiên
  • Cơ sở hạ tầng
  • Dân số
  • Đơn vị hành chính
  • Thành phố anh em
  • Niên biểu
  • Địa danh
  • Danh nhân
  • Công trình công cộng
  • Thắng cảnh và di tích
  • Cơ sở tôn giáo
  • Tuyến thăm quan
  • Làng nghề
  • Lễ hội
  • Con đường di sản

Từ khóa » Câu Kháng Chiến