CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY – VẺ ĐẸP KÌ VĨ, HOÀNH TRÁNG SỬ THI
Có thể bạn quan tâm
(trích sử thi Đăm Săn của người Ê đê)
Việt Nam có sử thi thần thoại như Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường, lại có sử thi anh hùng, như Đăm Săn. Đăm Săn là sử thi anh hùng của dân tộc Ê Đê. Theo một tập tục hôn nhân – tục nối dây, tiếng Ê đê gọi là “chuê nuê”, trong chế độ mẫu hệ ẩy trong một cặp vợ chồng, nếu chồng chết thì người đàn ông khác, bất kể là già hay trẻ, của nhà chồng phải thay vào vị trí đó. Đăm Săn phải lấy Hơ Nhị và Hơ Bhị làm vợ. Trước đây, dựa vào mối tình của Đăm Săn đối với vợ có lúc bất hoà, như chàng chặt cây thần Smúc, cây bản mệnh của vợ, khiến vợ phải chết, một số ý kiến cho là Đăm Săn có xu hướng chống lại tập tục nối dây. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cách hiểu đó không đúng. Bởi vì chính Đăm Săn khóc xin Trời cứu cho vợ sống lại, rồi trải qua bao cuộc chiến tranh đánh lại kẻ thù để cứu vợ về nhà, rồi khi Đăm Săn chết, cháu của chàng, cũng tên là Đăm Săn lại tiếp tục nối dây làm chồng Hơ Nhị và Hơ Bhị, thì rõ ràng khuynh hướng chống nối dây không phải là tư tưởng của truyện sử thi này. Người Ê đê coi tục nối dây là chuyện thường tình, giống như “xà gãy thì thay xà, ván gãy thì thay ván, người này chết thì người khác thay, cậu chết thì cháu thay…” Điều cấm kị là người cùng họ không được lấy nhau.
Dăm Săn là sử thi anh hùng. Sự nghiệp của chàng là chiến đấu để bảo vệ sự yên vui của gia tộc, mở rộng đất đai, bổ sung của cải, làm cho tôi tớ đông đúc. Nội dung sử thi Đăm Săn qua nhiều bản kể có sự khác nhau. Theo GS Phan Đăng Nhật , chuyên gia sử thi Tây nguyên số một Việt Nam, gồm các khúc sau đây:
- Lai lịch Dăm Săn
- Đăm Săn lấy Hơ Nhị, Hơ Bhị.
- Đăm Săn đánh Mtao Grứ giành lại vợ.
- Đăm Săn đi làm rẫy.
- Đăm Săn đánh Mtao Mxây giành lại vợ.
- Đăm Săn đi chặt cây.
- Đăm Săn đánh Mtao Ak giành lại vợ.
- Đăm Săn đánh Mtao Tuôr giành lại vợ.
- Đăm Săn đánh Mtao Kúăt giành lại vợ.
- Đăm Săn đánh Mtao Êa giành lại vợ.
- Đăm Săn đi lấy thần Mặt trời.
- Đăm Săn cháu thay Đăm Săn.
- Kết thúc.
Trong 13 phần ấy Đăm Săn đã có 6 cuộc đánh nhau để giành lại vợ. Cuộc chiến nào Đăm Săn cũng chiến thắng. Khúc kể về chiến thắng Mtao Mxây là cuộc chiến thứ hai. Cuộc chiến này gồm 22 sự kiện sau:
- Đăm Săn dẫn dân làng ra sông.
- Cả làng xuống nước bắt cá.
- Mtao Mxây cho người dò la.
- Mtao Mxây dẫn đoàn voi đến làng Đăm Săn.
- Hơ Nhị tiếp đãi trọng thể.
- Khi ra về Mxây vờ quên cây gươm.
- Mxây đòi Hơ Nhị đích thân mang gươm ra cho hắn.
- Mxây ôm Hơ Nhị lên voi bỏ chạy.
- Ysuc, Ysac cưỡ voi đi báo cho Đăm Săn.
- Đăm Săn kêu gọi dân làng về ngay.
- Đăm Săn làm lễ cúng thần linh.
- Đăm Săn kêu gọi các tủtưởng cùng đánh Mxây.
- Đăm Săn bí mật đột nhập nhà Mxây.
- Các tù trưởng và dân làng phá hàng rào.
- Đăm Săn gọi Mxây xuống đánh.
- Mxây đánh trước, dùng khiên vụng về, đâm không trúng Đăm Săn.
- Đăm Săn múa, tiếng khiên như gió bão nhưng không đam thủng thịt Mxây.
- Trời bày cho Đăm Săn lấy chày giã gạo đâm vào tai Mxây.
- Đăm Săn là theo. Mxây ngã.
- Đăm Săn cắt đầu Mxây cắm lên covj.
- Dân làng và tôi tớ đi theo Đăm Săn, mang theo của cải, voi ngựa của Mxây.
- Lễ cúng người chết và thần linh. Chiêng trống nhộn nhịp, rựơu thịt linh đình[1].
Đoạn trích trong sách bắt đầu từ chỗ Đăm Săn đột nhập vào nhà Mtao Mxây cho đến hết.
Đăm Săn là người anh hùng trọng danh dự. Nghe tin vợ bị Mtao Mxây cướp, chàng liền kêu gọi dân lngf đi đánh để giành lại vợ. Vợ đói với người Ê đê trong truyện là người chủ gia đình, là tượng trưng cho sự yên vui, đầm ấm. Trước đây một số người cho rằng Đăm Sănkhông thích vợ, chống lại tục nối dây, nhưng thực tế Đăm Săn chưa bao giờ bỏ vợ, mỗi lần có kẻ đến cướp vợ đi thì Đăm Săn đều quyết đánh bại đề giành lại vợ. Chiến đấu để giữ yên gia đình, mở rộng đất đai, lấy thêm của cải, tôi tớ là lí tưởng của người anh hùng sử thi cổ sơ.
Trận đánh với Mtao Mxây là một trận đánh mang tính chất sử thi, một cuộc biểu dương sức mạnh của Đăm Săn. Đăm Săn gọi Mtao Mxây xuống đánh một cách cao thượng. Chàng xưng hô Mxây bằng điêng một cách mỉa mai. Chàng không thèm đâm Mxây như đâm con lợn, con trâu trong chuồng. Chàng chờ cho Mxây xuống rồi để cho Mxây múa khiên trước. Khiên của Mxây kêu lạch xạch như quả mướp khô, một hình ảnh có tính chế giễu.
Đến lượt mình, Đăm Săn múa một cách khác thường. “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nửa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông…” Rõ ràng Mxây không phải là đối thủ của Đăm Săn. Mxây bảo Hơ Nhị ném cho hắn một miếng trầu, Đăm Săn nhanh chóng đớp được miếng trầu, sức mạnh chàng tăng lên gấp bội. Đăm Săn lại múa. Chàng múa dưới thấp, như gió lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Chàng múa trên cao, vang lên đĩa khiên kênh, Khi chàng múa nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trùng điệp biến Đăm Săn thành một anh hùng có sức mạnh thần kì. Nhưng chàng không đâm thủng đùi của Mxây. Đăm Săn thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ, mơ thấy ông Trời. Ông Trời bày cho cách đánh. Đăm Săn lấy cái chày mòn ném vào tai Mxây, áo giáp của hắn rơi xuống, hắn bị đánh ngã lăn quay. Đăm Săn đâm chết và cắt đầu Mxây đem bêu ngoài đường. Trong trận này ông Trời đứng về phía Đăm Săn. Trận đánh kì ảo như trong giấc mộng. Chàng thắng là vì chính nghĩa.
Đăm Săn gõ vào ngạch cửa các nhà kêu gọi dân làng về theo chàng, dắt theo súc vật, mang theo của cải. Chàng kêu gọi cả chim chóc, tôi tớ đều theo chàng về.
Cảnh dân làng về theo Đăm Săn đông vui như hội, mang tính chất sử thi. “Đoàn người đi đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Thế là Đăm Săn càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang theo của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.” Thật là một cảnh tượng hùng vĩ.
Tiếp theo là cảnh Dăm Săn mở tiệc ăn mừng và cúng thần, cáo tổ tiên, cầu cho có sức khoẻ để đi đánh bắt tù binh, xéo nát đát đai của tù trưởng nhà giàu. Tiệc của Đăm Săn là một tiệc sử thi. Thịt trâu thịt bò treo đen nhà. Tiếng trống triếng chiêng vang lên không ngớt rộn rã. Voi đực voi cái ra vào rộn ràng. Voi tê giác trong rừng, ếch nhái, kì nhông ngoài bãi đều chung vui, náo động. Lươn trong hang, giun trong bùn bò ra, rắn hổ rắn mai chui lên sưởi nắng, các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Khách khứa đông nghịt, tôi tớ chật ních cả nhà, các tù trưởng từ phương xa đến làm khách. Cảnh tượng một tù trưởng giàu mạnh thực là đông vui.
Dăm Săn – nhân vật chính lúc này “uống rượu không biết say, ngực quấn chéo một tấm mền chiên, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch, Đăm Săn hiện ra là một tù trưởng mới giàu lên, tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ấm ầm như sấm dậy, chàng nằm sấp thì gẫy gầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc.”
Chiến thắng Mtao Mxây đối với Đăm Săn như là một cuộc biểu dương sức mạnh của chàng. Chiến thắng của Đăm Săn là ngày hội của buôn làng, của núi rừng, muông thú, thần linh, tổ tiên. Chiến thắng của Đăm San là sự khẳng định chính nghĩa giành lại vợ, nhưng cũng là khẳng định lí tưởng của thời xa xưa trong việc thôn tính đất đai, của cải, tôi tớ của các tù trưởng giàu mạnh để làm giàu cho chính mình để trở thành từ trưởng giàu mạnh nhất. Hình tượng Đăm Săn hiện thân cho ý chí, sức mạnh, niềm tin của tất cả cộng đồng. Chiến thắng của chàng cũng là chiến thắng của cộng đồng bộ tộc, người mới, người cũ hoà hợp với nhau, không phân biệt.
Đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây tiêu biểu cho đề tài chiến tranh của sử thi. Cách miêu tả cuộc chiến đấu và chiến thắng, cuộc ăn mừng và hình tượng người anh hùng Đăm Săn đều mang vẻ đẹp kì vĩ, hoành tráng, cộng đồng trong không gian rộng lớn và trong thời gian kéo dài rất đặc trưng, điển hình của sử thi. Về những tính chất thẩm mĩ này sử thi Ê đê có thể sánh với các sử thi trên thế giới.
Lối kể chuyện của sử thi Đăm Săn khá độc đáo và đa dạng. Khi thì nhân vật tự đối thoại với nhau như trong kịch, khi thì người kể miêu tả say sưa như ngôn ngữ thơ, khi thì người kể đứng tách ra chỉ chỏ: “Bà con xem,…”. Các phép ví von, so sánh, trùng điệp, phóng đại tạo nên không khí hoành tráng, rộn ràng rất sử thi.
[1] Tham khảo. Phan Đăng Nhật. Nghiên cứu sử thi Việt Nam, nxb KHXH, Hà Nội, 2001, tr. 513 – 542.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » đặc Trưng Của Sử Thi Và Truyền Thuyết Qua Chiến Thắng Mtao Mxay
-
Đặc Trưng Của Sử Thi - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chiến Thắng Mtao Mxây - Trích Sử Thi Đamsan
-
Chiến Thắng Mtao Mxây | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 10
-
Đặc điểm Của Nhân Vật Sử Thi - Top Lời Giải
-
Phân Tích Sử Thi Đăm Săn (ngắn Gọn Nhất) - Toploigiai
-
TOP 7 Bài Phân Tích Chiến Thắng Mtao Mxây Hay Nhất
-
Khái Quát đặc Sắc Về Nội Dung Và Nghệ Thuật Chiến Thắng Mtao Mxây
-
Chiến Thắng Mtao Mxây - Sử Thi Tây Nguyên - Tìm đáp án, Giải Bài Tập,
-
Chiến Thắng Mtao Mxây - Sử Thi Tây Nguyên
-
Thể Loại Sử Thi Là Gì, đặc Trưng, Phân Loại
-
Tìm Hiểu Văn Bản: Chiến Thắng Mtao Mxây (trích Sử Thi Đăm Săn)
-
Thể Loại Sử Thi Là Gì? - Soạn Bài Chiến Thắng Mtao Mxây
-
Soạn Bài Chiến Thắng Mtao Mxây 2023
-
Phân Tích Nhân Vật Đăm Săn Trong đoạn Trích Chiến Thắng Mtao Mxây