Đặc Trưng Của Sử Thi - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Khoa học xã hội >
- Văn học - Ngôn ngữ học >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.69 KB, 73 trang )
Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G Vănnước. Chúng ta có thể thấy rất rõ đề tài này trong sử thi Đăm Săn (TâyNguyên Việt Nam), sử thi Ra-ma-ya-na (ấn Độ), sử thi I-li-at và Ô-đixê (Hi Lạp) Vì vậy đặc trưng chủ yếu của sử thi là biểu hiện ý thức cộngđồng của nhân dân, của dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của mình. Các sựkiện đó đòi hỏi các thành viên dân tộc một quan điểm nhất trí, đòi hỏi mọingười đối xử với nhau như anh em. Những sự kiện ấy có qui mô rộng lớn, gồmtoàn bộ đời sống nhân dân từ sinh hoạt, đạo đức, phong tục đến tín ngưỡngvăn hoáMọi phương diện của đời sống nhân dân từ lớn đến nhỏ đều đượcthể hiện cùng với các sự kiện được miêu tả.Trong sử thi Đăm Săn, ta có thể thấy cách trang phục của người phụnữ, phong tục cưới xin, tiếp khách, tài sản quí giá (đồ đạc, gia súc), nhữnghiềm khích trong cuộc sống, các phương diện của đời sống bộ tộc, xã hội, cánhân, huyết thống, nam nữ, vợ chồngĐó là bức tranh toàn cảnh của đờisống của một thời đại được tái hiện trọn vẹn, chi tiết.Trong tổng thể các nội dung đó, chiến tranh được coi là đề tài trung tâmcủa sử thi: Sự miêu tả sinh động nhất, thích hợp nhất với loại sử thi là tìnhtrạng một cuộc chiến tranh thực tế như tình trạng trong Ra-ma-ya-na, Maha-bha-ra -ta, trong I-li-at cũng như nhiều sử thi khác (Hêghen). Tuynhiên mức độ thể hiện trong mỗi bộ sử thi của mỗi đất nước là khác nhau.Trong các bộ sử thi ấn Độ thì đó là chiến tranh tàn khốc, sát phạt nhau nhằmcủng cố tư tưởng phi bạo lực. Cuộc chiến tranh xảy ra giữa anh em dòng họBha-ra-ta trong sử thi Ma-ha-bha-ra-ta chỉ kéo dài mười tám ngày nhưnghàng triệu xác chết chất thành núi, máu đổ thành sông, kết thúc trận chiếnchỉ còn mười một người sống sót. Nhưng nếu như chiến tranh tàn khốctrong sử thi ấn Độ nhằm củng cố tư tưởng phi bạo lực thì chiến tranh trong sửthi Ê - đê là nhằm mục đích hòa bình. Suốt cả cuộc đời chinh chiến của cácnhân vật anh hùng là nhằm đạt mục đích cao cả là chiến đấu vì hoà bình, no27Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G Vănấm cho mọi người (Phan Đăng Nhật). Cho nên trong các cuộc giao tranh chỉsát hạ thủ lĩnh còn tôi tớ dân làng được bảo toàn và được thủ lĩnh chiến thắngđem theo trở về buôn làng mình để sinh sống và xây dựng cộng đồng ngàycàng lớn mạnh. Điều đó xuất phát từ tâm lí chuộng hoà bình của một dân tộcgiàu lòng nhân ái và tính lạc quan.Cốt truyện sử thi thường xoay quanh hai loại xung đột: xung đột xã hộivà xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên. Xung đột xã hộithường diễn ra trong phạm vi quan hệ gia đình. Vì vậy ta hiểu vì sao Ra-maphải vào rừng để nhường lại ngôi báu cho Bha-ra-ta (con trai thứ phi Ka-kê-i,em cùng cha khác mẹ với Ra-ma). Còn xung đột giữa con người với những trởlực của thiên nhiên chính là mong muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên,làm chủ thiên nhiên của con người. Chàng Đăm Săn trong sử thi cùng tên làhiện thân của tinh thần quả cảm dám bắt trời thay đổi ý định, dám chinh phụcnữ thần Mặt Trờiước vọng ngây thơ, ngông cuồng, liều lĩnh ấy đã làm choĐăm Săn thiệt mạng nhưng chàng vẫn sáng ngời trong lí tưởng bộ tộc giàumạnh. Vì vậy chàng được tái sinh thành tù trưởng mới với sức sống bất diệt.Nhìn chung cốt truyện trong sử thi mang tất cả những đặc trưng của tự sựvà đây cũng là một yếu tố quyết định để tạo nên giá trị và sức sống cho tác phẩm.1.2. Nhân vậtNhân vật sử thi là những đối tượng được miêu tả một cách tập trung trongtác phẩm, đại diện cho lí tưởng, sức mạnh, tầm cỡ của dân tộc, cộng đồng.Nhân vật trong sử thi tham gia trực tiếp vào các biến cố, các sự kiện.Theo từng chặng phát triển của cốt truyện, tính cách nhân vật sẽ được bộc lộ.Nhân vật trong truyện dân gian đa số là nhân vật chức năng. Nhân vậtsinh ra nhằm thực hiện một nhiệm vụ hay một chức năng nào đó, hoặc nhânvật sinh ra tượng trưng cho một tính tốt hay một thói xấu, cho sức mạnh củacon người chống lại thiên nhiên hoặc cái thiện chống lại cái ácVì vậy nhânvật thường có tính chất đơn thuần, không đa dạng phức tạp, không có thế giới28Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G Vănnội tâm phong phú hay tính điển hình. Nhưng trong sử thi, ngoài những nhânvật đơn thuần hoặc tốt hoặc xấu, hoặc tích cực hoặc tiêu cực còn có nhữngnhân vật có đời sống nội tâm phong phú, tính cách điển hình hay một số nhânvật mang tính đa diện, phức tạpTuy nhiên số lượng nhân vật này ít hơn rấtnhiều so với nhân vật của tự sự trung đại và hiện đại.Điểm nổi bật trong nhân vật sử thi là họ đều là những nhân vật anhhùng. Họ là người đại diện cho sức mạnh hùng hậu của toàn thể nhân dân. Vìvậy, điều cốt yếu là nhân vật sử thi (đặc biệt là nhân vật trung tâm) phải thểhiện tổng hợp, đầy đủ và hài hoà cho toàn bộ sức mạnh của nhân dân. Nhânvật A-sin trong sử thi I-li-at từ đầu đến chân đều ngời lên một niềm vinhquang chói lọi vì chàng không đại diện cho bản thân mà đại diện cho nhândân, được miêu tả như là đại diện của nhân dân (Bêlinxki).Không chỉ đại diện cho sức mạnh của nhân dân, những anh hùng sử thicòn mang tầm cỡ dân tộc, vóc dáng dân tộc. Cái đẹp của họ là vẻ đẹp dân tộc.Cái giàu mạnh của họ là giàu mạnh của dân tộc. Và cá tính của họ là cá tínhcủa dân tộc. Trong sử thi Đăm Săn, chàng Đăm Săn được miêu tả: Chânchàng to bằng xà nhà, đùi to bằng ống bệ. Chàng khoẻ như một con voi đực,hơi thở như sấm vang. Nằm xuống thì gãy cả xà nhà, Đăm Săn hùng cườngngay trong lòng mẹ. Dường như nhân vật là sự kết tinh của dân tộc, của đấtnước, của cộng đồng.Mặc dù là những nhân vật anh hùng nhưng những anh hùng sử thi đượcphân thành hai loại cơ bản: Loại nhân vật anh hùng mang tầm cỡ dân tộc.Điều đó cũng có nghĩa là những hành động, việc làm của nhân vật đó đều liênquan đến những sự kiện của đất nước, mang tầm vóc, vận mệnh của quốc gia(Ra-ma, Uy-lit-xơ). Và loại nhân vật anh hùng mang tầm cỡ của một bộ tộctrong phạm vi một vùng, miền (Đăm Săn, Đăm Di, Khinh Dú). Sở dĩ có sựphân chia này là do các anh hùng xuất thân trong các nôi của điều kiện lịch sửxã hội khác nhau.29Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G VănNgoài nhân vật anh hùng chiến trận, nhân vật sử thi còn có những anhhùng văn hoá (Uy-lit-xơ) và những anh hùng vừa là anh hùng văn hoá, vừa làanh hùng chiến trận (Đăm Săn). Tất cả những nhân vật đó đều có sức mạnhthể lực, vẻ đẹp thể chất, lòng dũng cảm và tài năng xuất chúng.Nhân vật trong sử thi hầu hết đều là con người nhưng đó là những conngười khác thường. Có thể là con người có nguồn gốc thần thánh (A-sin, Hécto, Uy-lit-xơ, Ra-ma, Xi-ta) hoặc có thể là con người phi thường (Đăm Săn).Ngoài những nhân vật là con người, trong sử thi còn có những nhân vật là lựclượng siêu nhiên (Thần, Trời) ở bên ngoài can thiệp vào công việc của conngười khi cần giải quyết tất cả những vần đề rắc rối (Ô-đi-xê: Sau khi Uy-lixơ hạ được thành Tơroa, chàng trở về quê hương. Trong hành trình trở về ấy,chàng bị nữ thần Ca-líp-xô cầm giữ trên một hòn đảo. Nhưng theo lệnh củaDớt, nữ thần buộc phải để Uy-lit-xơ rời đảo để chàng tiếp tục cuộc hành trìnhcủa mình).Ngoài nhân vật là con người, sử thi còn có hệ thống những nhân vật làloài vật: loài quỷ Rắc-sa-xa, loài khỉ Va-na-ra, đại bàng Ja-tay-uDù là nhânvật nào thì các nhân vật sử thi đều có hành động kiên quyết. Vì danh dự, Rama đã quyết định rời bỏ cung điện ngọc ngà châu báu vào rừng ẩn dật. ChàngĐăm Săn quyết tâm đi bất nữ thần Mặt Trời bất chấp lời khuyên can của ĐămPac Quây: Mặc kệ! Để tôi kiếm một lối đi. Tôi sẽ đi tới chỗ tôi muốn. Gặphùm tôi sẽ giết hùm.1.3. Ngôn ngữNgôn ngữ trong sử thi là ngôn ngữ trần thuật của người trần thuật trongsự kết hợp với ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật xoay quanh nhữngvấn đề mà tác phẩm đặt ra.Đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ sử thi là lối trần thuật khoan thai, trầmtĩnh, tường tận mang sắc thái ngợi ca, phong cách cường điệu cao cả làm chocác nhân vật được hiện lên với tầm vóc anh hùng và tạo được không khí sử thi30Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G Vănhoành tráng. Nói chung sử thi không bị câu thúc bởi cảm giác thời gian.Người ta có thể nghe kể sử thi từ đêm này qua đêm khác, từ tháng này quatháng khác ở bên bếp lửa của một làng bản, một khu vực, một quốc gia, thậmchí phủ tràn khắp châu lục. Y Vang Mơ - lô Duôn Du- một nhà văn hoá ngườiÊ - đê đã từng nói về sử thi Đăm Săn: Cả truyện Đăm Săn toả ra một cuộcsống gần như cuộc sống thật nhưng phong phú hơn, cao xa hơn. Đó là điểmchính làm cho người ta thích nghe truyện Đăm Săn, nghe mãi không thôi,nghe kể liền ba bốn lần cũng không chán.Điều đặc biết chú ý trong sử thi là tồn tại song song cả hai loại ngônngữ: ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ của nhân vật. Hai loại ngônngữ này đan xen với nhau trong việc thể hiện nội dung sử thi và tính cách, đặcđiểm nhân vật. Ngôn ngữ người trần thuật ngoài việc trần thuật những yếu tốliên quan đến nhân vật, đến nội dung sử thi còn ngầm thể hiện thái độ, sựđánh giá của người kể chuyện đối với nhân vật hay một tình tiết, sự kiện nàođó làm cho lời trần thuật trong sử thi gần với ngôn ngữ trần thuật hiện đại. Vínhư lời trần thuật sau khi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây: Làm sao mà cóđược một tù trưởng đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tanđó, vây đâu phá nát đó như chàng?. Trong lời trần thuật đó là thái độ ngợi ca,đề cao phẩm chất tài năng của chàng Đăm Săn.Bên cạnh ngôn ngữ của người trần thuật là ngôn ngữ của nhân vật. Sovới các thể loại tự sự dân gian khác (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổtích) thì ngôn ngữ của nhân vật sử thi chiếm một số lượng hơn hẳn. Sở dĩ cósự khác nhau này là do có sự khác nhau về phương thức diễn xướng: sử thingoài việc dùng để kể còn dùng để diễn, trong khi các loại tự sự dân gian khácchủ yếu là để kể. Các nhân vật sử thi liên tục đối thoại với nhau để đẩy xungđột đến đỉnh điểm và giải quyết xung đột. Qua lời đối thoại đó tính cách,phẩm chất của nhân vật hiện lên một cách rõ ràng, sinh động. Ngôn ngữ nhânvật không chỉ là đối thoại mà còn có cả ngôn ngữ độc thoại. Nó góp phần thể31Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G Vănhiện nhân vật đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Vì vậy khi Ra-ma đến đô thành Mithi-la gặp Xi-ta, trong lòng Ra-ma và Xi-ta đã dấy lên những tình cảm củabuổi ban đầu gặp gỡ. Xi-ta đã thốt lên: Ôi! Hỡi đôi vai bằng ngọc bích, hỡiđôi mắt như những cánh hoa sen, chàng là ai? Chàng đã chiếm lĩnh trái tim tôivà làm cho tôi không còn biết thẹn thùng gì nữa. Còn với Ra-ma: Cho dù tôikhông được ôm nàng trong đôi cánh tay tôi thì có bao giờ tôi được một lầnnữa nhìn lại, dù chỉ thoáng qua thôi cái khuôn mặt và đôi làn môi rực rỡ, chóichang kia chăng? Mắt, môi và những lọn tóc uốn cong bay lả tả trên vầngtrán-mỗi một chi tiết, mỗi một nét trên khuôn mặt nàng dường như đều có sứctấn công và quật ngã tôi. Chính ngôn ngữ độc thoại đó giúp nhân vật hiện lênkhông chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm bên trong đầy phứctạp, phong phú, tinh tế , nhạy cảm.Trong các thể loại truyện dân gian, sử thi là thể loại sử dụng nhiều côngthức cố định trong lời kể hơn cả. Dấu hiệu bắt buộc của những công thức nàylà tính đa dụng (tính lặp lại) của chúng ở hàng loạt sử thi. Những công thứcnày giúp người kể chuyện dễ dàng xây dựng không khí sử thi. Người ta phânbiệt các loại công thức cố định trong sử thi gồm: công thức về những chiếncông của người anh hùng, công thức kết thúc và công thức trần thuật.Công thức về chiến công của những người anh hùng: Trong sử thinguồn cảm hứng chủ đạo là kì tích trong lao động, trong cuộc chiến đấu chếngự kẻ thù bốn chân và chiến công trong chiến trận chống kẻ thù hai chân.Ra-ma trong sử thi Ra-ma-ya-na với những chiến công của mình, chàng lànhân vật lý tưởng kiểu mẫu, là khuôn vàng thước ngọc của người ấn Độ cổxưa, trước hết là của đẳng cấp vương công quí tộc.Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm Di, Khinh Dútrong sử thi Tây Nguyên làhiện thân của ý chí và khát vọng của cộng đồng, của lý tưởng xã hội của cộngđồng: chinh phục thiên nhiên, đánh đuổi kẻ thù bên ngoài, bảo vệ buôn làng,32Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G Vănxây dựng cuộc sống đông vui, yên ấm, no đủ, giàu mạnh, không còn thù đônggiặc tây.Công thức kết thúc: nhân vật sử thi là hiện thân của lí tưởng cộng độngnên kết thúc trong các bộ sử thi nhân vật thường chiến thắng. Uy-li-xơ đãthoát khỏi hang của những gã khổng lồ một mắt Xi-clôp, vượt qua những tiếnghát du dương mê hồn say đắm lòng người của những nàng tiên các Xi-rennguy hiểm, cùng con trai trừng trị bọn cầu hôn, chiến thắng được sự thử tháchcủa vợđể xây dựng một cuộc sống hoà bình, văn minh, hạnh phúc.Chàng Ra-ma đã vượt qua khổ ải của mười bốn năm lưu đầy trong rừngđể trở thành một minh quân hạnh phúc bên nàng Xi-ta xinh đẹp, tiết hạnh vàthuỷ chung.Tuy nhiên cũng có trường hợp kết thúc sử thi là sự thất bại (Đăm Sănđã chết trong rừng ma, trong rừng bùn, trong rừng bà Sun Y Rit, trong rừng UMinh đen như mực). Nhưng sự thất bại đó chỉ là tạm thời để đặt nền móngcho sự chiến thắng tiếp theo. Chính vì vậy hồn Đăm Săn biến thành con ruồibay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng có mang và sinh ra một đứa contrai. Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên lại đi tiếp con đường của người cậu anh hùng.Công thức trần thuật: Loại công thúc này đa dạng hơn công thức vềnhững chiến công của người anh hùng và công thức kết thúc. Đó là công thứcvề thời gian, công thức miêu tả đặc điểm nhân vật, công thức miêu tả hoàncảnh, tình huống và những trở ngại khó khăn, những chiến công của các nhânvậtVí như công thức miêu tả ngoại hình của các anh hùng. Đó là nhữngnhân vật có ngoại hình đẹp, là sự kết tinh vẻ đẹp cộng đồng qua một số nétmiêu tả rất điển hình: Ra-ma có đôi mắt sáng như mặt trăng, có đôi tai nghethấu nhạc của trời đất, đôi vai bằng ngọc bích, đôi mắt như những cánhhoa sen (Ra-ma-ya-na); chàng Uy-lit-xơ khi từ phòng tắm bước ra trôngngười đẹp như một vị thần (Ô-đi-xê); Đăm Săn là một tù trưởng đầu đội33Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G Vănkhăn nhiễu, vai mang nải hoa, đôi mắt long lanh như chim ghếch ăn hoatre (Đăm Săn)Hay một công thức miêu tả dễ thấy là: để có được người đẹp, các anhhùng đều phải trải qua thử thách là thử tài bắn cung. Chàng Ra-ma nhấc đượccây cung của thần Xi-va và giương cung bắn theo lời thách kén rể của vua Jana-ka nên đã có được công chúa Xi-ta. Đó là mũi tên xiên thẳng không chỉqua thân của bảy cây mà còn qua bảy cõi, bảy biển và qua tất cả những vật gìtrong số bảy, rồi mũi tên lại cẩn thận trở về nơi xuất phát (Ra-ma-ya-na);chàng Ac-giu-na đã giương cung bắn được mũi tên xuyên qua bánh xe đangquay, trúng mắt con cá vàng và được lấy công chúa Đrô-pa-đi (Ma-ha-bha-rata); hay Uy-lit-xơ đã vượt qua thử thách chọn chồng của Pê-nê-lôp: giươngđược cung và bắn một phát xuyên qua mười hai cái vòng rìu (Ô-đi-xê)Những công thức này trở thành sáo ngữ, được lặp đi lặp lại hầu nhưkhông đổi trong nhiều bộ sử thi. Chính điều này tạo nên nét riêng biệt trongcác bộ sử thi so với các thể loại tự sự khác.Trên đây là những đặc trưng cơ bản của thể loại sử thi. Qua những đặctrưng đó ta thấy được những nét độc đáo, riêng biệt của thể loại tự sự này. Đâysẽ là cơ sở, là nền tảng để chúng ta có phương pháp tiếp cận khám phá tríchđoạn sử thi một cách dễ dàng hơn, thấu đáo hơn.2. Phương pháp đọc hiểu trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loạiLoại thể tự sự trong chương trình SGK Ngữ văn ở bậc THPT hiện nayngoài những bài được đưa vào dạy chính thức còn có những bài đọc thêm.Điều đáng lưu ý là các bài đọc thêm này cũng phải được sự hướng dẫn củagiáo viên trên lớp thay việc học sinh tự học như trước đây. Về khuôn khổ vàmức độ có những bài cần dạy trọn vẹn (đa số truyện cổ dân gian, truyện ngắnhiện đại) nhưng cũng có những bài dạy theo lối trích giảng (Truyện Kiều,các bộ sử thi, các bộ tiểu thuyết). Những bài dạy theo lối trích giảng này tuy34Khóa luận tốt nghiệpTrần Thị Thu Hà - K29 G Vănchỉ là một đoạn trích, một phần trong tác phẩm nhưng đó là những phần khátrọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.Các trích đoạn sử thi được trích giảng trong SGK Ngữ văn 10 cũng làmột tác phẩm hoàn thiện. Ngoài những đặc trưng chung của một tác phẩmnghệ thuật tự sự, các trích đoạn còn mang những đặc trưng bản chất của thểloại sử thi. Vì vậy cần có phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Trong phạm viđề tài này người viết đưa ra cách thức đọc hiểu trích đoạn sử thi.2.1. Đọc hiểu cốt truyện2.1.1. Mục đích của đọc hiểu cốt truyệnCốt truyện của văn học dân gian nói chung và sử thi nói riêng là mộtyếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Cácbiến cố, sự kiện là trục cơ bản để người đọc, người nghe có thể nhớ và kể lại.Chúng ta nhớ đến Đăm Săn là nhớ đến những việc làm anh dũng, phi thườngcủa chàng; chúng ta nhớ đến Ra - ma là nhớ đến những sự kiện xảy ra trongcuộc đời chàng hoàng tử này.Hơn nữa, một bộ sử thi có dung lượng rất dài, những nhà biên soạn SGKchỉ chọn giảng một số trích đoạn. Đoạn trích đó phải có một nội dung trọn vẹnvà tiêu biểu cho nội dung, tư tưởng của bộ sử thi. Do đó, một trích đoạn sử thiđược coi là một tác phẩm nhỏ trong toàn bộ hệ thống bộ sử thi.Vì vậy nắm được cốt truyện trích đoạn sử thi là nắm được chìa khoá đểmở ra cánh cửa bước vào thế giới sử thi của trích đoạn nói riêng và toàn bộ sửthi nói chung.2.1.2. Phương pháp đọc hiểu cốt truyện Bước 1: Xác định vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm sử thi.Điều này có nghĩa là: Giáo viên phải giúp học sinh tìm hiểu được đoạntrích đó nằm trong phần nào của tác phẩm, trước và sau đoạn trích là gì?35
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Đọc hiểu trích đoạn sử thi chiến thắng mtao mxây và ra ma buộc tội (SGK ngữ văn 10)
- 73
- 3,991
- 9
- SKKN-APHƯƠNG
- 11
- 99
- 0
- Lịch sử văn minh thế giới
- 54
- 2
- 53
- Tôi tài giỏi - Bạn cũng vậy (Adam Khoo)
- 83
- 1
- 8
- kiểm điểm đảng viên năm 2010
- 2
- 1
- 3
- Địa lý tự nhiên Biển Đông
- 33
- 748
- 3
- BÀI SOẠN AN TOÀN GIAO THÔNG LOP 4
- 26
- 6
- 45
- BÀI SOẠN AN TOÀN GIAO THÔNG LỚP 5
- 14
- 14
- 173
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(500.69 KB) - Đọc hiểu trích đoạn sử thi chiến thắng mtao mxây và ra ma buộc tội (SGK ngữ văn 10) -73 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc Trưng Của Sử Thi Và Truyền Thuyết Qua Chiến Thắng Mtao Mxay
-
Chiến Thắng Mtao Mxây - Trích Sử Thi Đamsan
-
Chiến Thắng Mtao Mxây | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 10
-
Đặc điểm Của Nhân Vật Sử Thi - Top Lời Giải
-
Phân Tích Sử Thi Đăm Săn (ngắn Gọn Nhất) - Toploigiai
-
TOP 7 Bài Phân Tích Chiến Thắng Mtao Mxây Hay Nhất
-
Khái Quát đặc Sắc Về Nội Dung Và Nghệ Thuật Chiến Thắng Mtao Mxây
-
Chiến Thắng Mtao Mxây - Sử Thi Tây Nguyên - Tìm đáp án, Giải Bài Tập,
-
Chiến Thắng Mtao Mxây - Sử Thi Tây Nguyên
-
Thể Loại Sử Thi Là Gì, đặc Trưng, Phân Loại
-
Tìm Hiểu Văn Bản: Chiến Thắng Mtao Mxây (trích Sử Thi Đăm Săn)
-
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY – VẺ ĐẸP KÌ VĨ, HOÀNH TRÁNG SỬ THI
-
Thể Loại Sử Thi Là Gì? - Soạn Bài Chiến Thắng Mtao Mxây
-
Soạn Bài Chiến Thắng Mtao Mxây 2023
-
Phân Tích Nhân Vật Đăm Săn Trong đoạn Trích Chiến Thắng Mtao Mxây