Chiến Thắng Như Nguyệt-Bài Học Về Hậu Cần
Có thể bạn quan tâm
Chúng đã huy động khoảng 30 vạn quân chuẩn bị tiến vào nước ta. Thấy được mưu đồ của giặc, Thái úy Lý Thường Kiệt cho rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”. Với chiến lược “Tiên phát chế nhân”, Lý Thường Kiệt đem hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, tiêu diệt căn cứ xuất phát tiến công, triệt phá các căn cứ hậu cần, quân sự của nhà Tống ở các châu Khâm, Liêm, Ung; khiến chúng muốn xâm lược nước ta lại phải chuẩn bị từ đầu. Sau đó, Lý Thường Kiệt rút quân về nước, cùng triều đình nhà Lý lãnh đạo Nhân dân khẩn trương chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng kháng chiến chống quân Tống.
Ngày 18/01/1077, đạo quân chủ lực của quân Tống do tướng Quách Quỳ chỉ huy đã tiến tới bờ Bắc sông Như Nguyệt (sông Cầu), nhưng phải dừng lại trước tuyến phòng thủ của quân Đại Việt ở phía Nam sông. Để có thể nhanh chóng đánh chiếm được kinh thành Thăng Long và vùng đồng bằng “nước lành, lúa tốt”, Quách Quỳ quyết dùng một lực lượng tinh nhuệ, bắc cầu phao ở bến đò Như Nguyệt, vượt sông tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt ở bờ Nam. Đội tiên phong địch gồm khoảng 2.000 tên, do Miêu Lý chỉ huy, tạo thành mũi nhọn chọc thủng tuyến phòng thủ của quân ta. Dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, quân ta đã kịp thời tổ chức phản kích, làm quân địch bị tổn thất nặng nề. Trận tiến công lần thứ nhất của quân Tống bị bẻ gãy.
Quân ta giữ vững phòng tuyến sông Như Nguyệt. Ảnh: ST. |
Sau thất bại trên, Quách Quỳ đợi thủy binh vào cùng phối hợp vượt sông, nhưng bị quân Đại Việt do Lý Kế Nguyên chỉ huy chặn đánh ở vùng biển Bái Tử Long, gây cho chúng thiệt hại nặng nề. Quách Quỳ phải tự liệu mở cuộc tiến công mới. Hắn sử dụng một lực lượng mạnh hơn, đóng bè lớn có thể chở được 500 quân/lượt, hết lớp này đến lớp khác cố gắng vượt sang bờ Nam sông Như Nguyệt, nhưng đều bị quân ta quyết liệt đánh chặn. Sau 40 ngày án binh và hai lần tiến công lớn không thành, cuối mùa Xuân 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy lâm vào tình trạng khốn đốn. Chính lúc đó, Lý Thường Kiệt dùng hơn 400 chiến thuyền cùng hàng vạn quân đổ bộ sang bờ Bắc, phản công vào phòng tuyến phòng ngự Bắc sông Như Nguyệt của quân Tống (ở Kháo Túc - một khúc của sông Cầu, gần Đông Nam núi Nham Biều). Khi xuất hiện thời cơ thuận lợi, ông tổ chức phản công chiến lược, tập kích vào các doanh trại chính của quân Tống ở phía Bắc bến đò Như Nguyệt, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, kết thúc chiến tranh.
Với chiến thắng Như Nguyệt mùa Xuân năm 1077, cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đã kết thúc thắng lợi; độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của nước Đại Việt được bảo vệ trọn vẹn. Chiến thắng Như Nguyệt cho thấy tài thao lược quân sự của Thái úy Lý Thường Kiệt, sức mạnh to lớn của quân dân Đại Việt... Công tác bảo đảm hậu cần đã đáp ứng tốt yêu cầu tác chiến, thể hiện trên một số nét chủ yếu là:
Bảo đảm cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt trong thời gian ngắn
Lực lượng Hậu cần của quân đội Đại Việt sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm cho hơn 5 vạn quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy vượt biển sang đất Tống thắng lợi trở về đã gấp rút chuẩn bị cho quân ta tổ chức phòng tuyến sông Như Nguyệt - đây là một công trình kiến trúc quân sự quy mô rất lớn. Từ giữa tháng 4 đến cuối năm 1076, quân dân Đại Việt đã dồn sức xây dựng tuyến phòng ngự với thành lũy đất dài 80 km (từ làng Đa Hội đến núi Ông Sư) cùng hàng vạn cọc vót nhọn làm chông được cắm xuống bờ Nam sông Như Nguyệt để ngăn chặn quân Tống đổ bộ. Bên cạnh đó, hậu cần khẩn trương “lập trại ven sông”, xây dựng hệ thống doanh trại dọc theo tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt để làm nơi đồn trú cho quân đội tổ chức phòng giữ. Đồng thời, lo việc bảo đảm lương thực, thực phẩm, vũ khí, trang bị, huy động thuyền, bè của Nhân dân để hơn 10 vạn quân (cả bộ binh và thủy binh) thường xuyên tập trận và chuẩn bị cho trận đánh. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ tổ chức chỉ huy, điều hành chặt chẽ, thống nhất và sáng tạo, công tác hậu cần đã chuẩn bị xong trước khi đạo quân xâm lược nhà Tống kéo đến. Chính công sức to lớn của Nhân dân đã giúp nhà Lý hoàn thành chuẩn bị chiến tranh nhanh chóng và hoàn hảo, góp phần quan trọng vào chiến thắng Như Nguyệt.
Tổ chức bảo đảm cho trận phản công chiến lược giành thắng lợi
Nhà Lý đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho tác chiến, đặc biệt là bí mật tiến hành tích trữ lương thực, thực phẩm (trong dân và các kho của triều đình); chuẩn bị số lượng lớn chiến thuyền được trang bị nhiều vũ khí và được cất giấu kín đáo, khiến địch không phát hiện được. Lựa chọn đúng lúc, đúng thời cơ, nhà Lý đã nhanh chóng tập trung một số lượng phương tiện vượt sông (hơn 400 chiếc) chở hàng vạn quân và vũ khí trang bị ào ạt tiến công sang tuyến phòng ngự và doanh trại quân Tống ở bờ Bắc sông Như Nguyệt làm chúng trở tay không kịp. Sau nhiều cuộc giao tranh ác liệt, quân Tống chấp nhận đầu hàng.
Cơ sở để bảo đảm vật chất cho quân dân Đại Việt xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt và tổ chức trận quyết chiến chiến lược giành thắng lợi, đó chính là hậu phương vững chắc. Trong đó, vùng trung du Bắc Bộ là hậu phương trực tiếp đóng góp phần lớn sức người, sức của. Đến khi tiến hành trận Như Nguyệt, hậu phương nhà Lý đã trải qua 76 năm xây dựng theo phương châm “Quốc thịnh, binh cường” với kế sách “Ngụ binh ư nông”... Trên cơ sở "Cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân ai cũng là lính”, nhà Lý đã thực hiện “toàn dân làm công tác hậu cần” lo công tác cung cấp cho quân đội tác chiến và tiến hành thắng lợi các trận quyết chiến chiến lược để kết thúc chiến tranh.
Thực hiện vườn không, nhà trống; triệt phá nguồn cung cấp của địch
Quân Tống khi xâm lược nước ta vấp phải khó khăn rất lớn là khó duy trì sự cung cấp tiếp tế đầy đủ, liên tục, thường xuyên do xa hậu phương, đường vận chuyển rất xa và hiểm trở; lương thảo, khí giới mang theo hạn chế; liên tục bị đối phương quấy rối, đánh phá... Vì vậy, chúng tăng cường cướp bóc “lấy chiến tranh, nuôi chiến tranh”. Kế thừa kế sách của tiền nhân, quân dân nhà Lý đã triệt để thực hiện "vườn không, nhà trống"; cất giấu kỹ lương thực, thực phẩm không để rơi vào tay giặc. Mặt khác, tích cực “triệt phá nguồn cung cấp của giặc và lấy của giặc giết giặc". Năm 1075-1076, Lý Thường Kiệt chủ động tiến công châu Liêm, châu Khâm, châu Ung, đánh bại một âm mưu tiến công xâm lược của nhà Tống, vừa triệt phá các căn cứ, nguồn cung cấp của chúng. Tháng 01/1077, quân Tống sang xâm lược nước ta một lần nữa. Nhưng chỉ sau 40 ngày, chúng lâm vào tình trạng khốn đốn do không giải quyết được vấn đề tiếp tế. Theo tính toán phải cần 40 vạn phu mới chuyên chở đủ cung cấp lương ăn cho 10 vạn quân và 1 vạn ngựa trong vòng 01 tháng, nhưng nhà Tống chỉ huy động được 20 vạn phu nên lương thực, vũ khí bỏ lại nhiều... Đóng quân lâu ở nước ta, quân Tống càng thiếu lương ăn, vũ khí, bị thương vong, ốm đau, bệnh tật. Tướng giặc Quách Quỳ thừa nhận: “Số quân đem đi 10 vạn, phu 20 vạn nhưng đã chết mất quá nửa, số còn lại thì ốm đau, lương ăn đã cạn”. Chính khi đó (cuối mùa Xuân 1077), Lý Thường Kiệt mở cuộc phản công chiến lược kết thúc cuộc chiến tranh.
Những bài học quý trên đã được kế thừa phát triển trong các thời Trần, Hậu Lê, Tây Sơn... góp phần quan trọng vào các chiến công chống ngoại xâm của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, các bài học trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc đã được vận dụng sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Đại tá, ThS TRẦN ĐÌNH QUANG
Từ khóa » Nơi Lý Thường Kiệt Giành Chiến Thắng Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Tống Năm 1077 Là
-
Chiến Tranh Tống–Việt Lần Thứ Hai - Wikipedia
-
Trận Như Nguyệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Tống Thời Lý - Học Kì II- Năm Học 2018-2019
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Tống Lần Thứ Hai (1075-1077) | Khởi Nghĩa
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Tống (1075-1077) Giành Thắng Lợi Không Xuấ
-
Bài 11. Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Tống (1075 - 1077)
-
Tóm Tắt Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Tống Xâm Lược (1075-1077)
-
Bài 11. Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Tống Xâm Lược Lần Thứ Hai ...
-
Diễn Biến Cuộc Kháng Chiến Chống Tống Thời Lý - Luật Hoàng Phi
-
Lý Thường Kiệt - Nỗi Kinh Hoàng Của Quân Tống - Báo An Giang
-
Nét độc đáo Về Sự Chỉ đạo Chiến Thuật, Chiến Lược Của Lý Thường ...
-
Lý Thường Kiệt Và Chiến Công Lừng Lẫy Trên Dòng Như Nguyệt
-
Công Tác Bảo đảm Cho Hai Trận đánh Nổi Tiếng Thời Lý
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Tống: Diễn Biến Và Kết Quả