Chiết Trung Và Nguỵ Biện Là Gì - Mới Cập Nhập - Update Thôi
Có thể bạn quan tâm
Chủ nghĩa chiết trung là xu hướng hình thành một tiêu chí hoặc kế hoạch hành động từ sự kết hợp giữa các học thuyết, lý thuyết, hệ thống, ý tưởng hoặc phong cách của các dòng chảy khác nhau, mà không chọn một quan điểm duy nhất.
Nội dung chính Show- Chủ nghĩa chiết trung trong triết học
- Chủ nghĩa chiết trung trong nghệ thuật và kiến trúc
Thuật ngữ này xuất phát từ cụm từ Hy Lạp ekiticin , có nghĩa là 'chọn'. Do đó, những người, để phán đoán một tình huống hoặc hành động, thay vì quyết định một học thuyết hoặc hệ thống duy nhất, quyết định kết hợp các yếu tố từ các dòng khác nhau, hoặc tìm cách dung hòa các quan điểm khác nhau, được cho là thực hành chủ nghĩa chiết trung.
Do đó, chủ nghĩa chiết trung được đặc trưng bằng cách không tuân thủ nghiêm ngặt bất kỳ học thuyết nào ở trạng thái "thuần túy" của nó, nhưng với các yếu tố của các học thuyết khác nhau thuận tiện để bổ sung thông tin hoặc để ngỏ khả năng của các mô hình mới.
Chủ nghĩa chiết trung trong triết học
Chủ nghĩa chiết trung còn được gọi là trường phái tư tưởng được hình thành trong Cổ điển Cổ đại trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, được đặc trưng bởi sự tập hợp và lựa chọn các tiêu chí của các học thuyết triết học từ các trường phái khác nhau.
Về nguyên tắc, đó là một cách tổng hợp những đóng góp của từng trường phái tư tưởng cổ đại. Kiểu suy nghĩ này đã được thực hiện rộng rãi bởi người La Mã. Một ví dụ về điều này là Cicero, người đã áp dụng cả hai nguyên tắc của chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa hoài nghi.
Cách tiếp cận triết học này không chỉ được nhìn thấy trong thời cổ đại, mà còn được đưa vào thực hành trong thời Trung cổ, thế kỷ 18 và thế kỷ 19.
Chủ nghĩa chiết trung trong nghệ thuật và kiến trúc
Trong kiến trúc, chủ nghĩa chiết trung đề cập đến xu hướng sử dụng các yếu tố kiến trúc của các phong cách và thời kỳ khác nhau trong một tòa nhà. Một ví dụ về điều này là Teatro Colón ở Buenos Aires, Argentina, nơi kết hợp các yếu tố của kiến trúc Phục hưng Ý, cũng như các đặc điểm đặc trưng của kiến trúc Pháp và Đức. Loại đề xuất thẩm mỹ này rất hiệu quả trong thế kỷ 19, cần có thời gian để tìm ra phong cách riêng của mình và do đó, đã lôi cuốn chủ nghĩa xét lại lịch sử.
Chủ nghĩa chiết trung cũng được nói đến trong nghệ thuật khi các nghệ sĩ kết hợp các yếu tố từ các xu hướng nhựa khác và kết hợp chúng với nhau. Trong thực tế, không có trường hợp nào trong số những trường hợp này chủ nghĩa chiết trung đại diện cho một phong cách trong chính nó mà chỉ là một xu hướng. Vì lý do đó, có thể có các tác phẩm và nghệ sĩ chiết trung ở các thời kỳ khác nhau trong lịch sử.
Xem thêm
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng, chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, chúng ta phải xem xét nó:
Một là, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó;
Hai là, trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ở mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn.
Ý thức được điều đó, chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật, và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức sự vật, chúng ta cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện và khác với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguy biện. (Tham khảo bảng so sánh sau)
Quan điểm toàn diện | Quan điểm phiến diện | Chủ nghĩa chiết trung | Thuật ngụy biện |
- Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. - Quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. | - Chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng đánh giá ngang nhau những thuộc tính quy định khác nhau của sự vật đựơc thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó.- Thường xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng mà không làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. | Tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau,nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật.Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất,mối liên hệ căn bản cho nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô nguyên tắccác mối liên hệ khácnhau, do đó, hoàntoàn bất lực khi cầnphải có quyết sáchđúng đắn. | Thuật ngụy biện cũng để ý tới những mặt,những mối liên hệ khác nhau nhau của sự vật,nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản,cái không có bản chất thành cái bản chất. |
Từ những điều vừa trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật đó; cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như những mối lên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” (V.I.Lênin). Trong khi khẳng định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc là thứ VI của Đảng cũng đồng thời coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá; trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vực chính trị, Đảng ta cũng xem đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực tiễn 18 năm đổi mới ở nước ta mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên. Khi đề cập tới những vấn đề này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tình thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niệm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống xã hội”.
Cả chủ nghĩa chiết trung lẫn thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện khác nhau của phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng.
Mọi sự vật đều tồn tại trong không- thời gian nhất định và mang dấu ấn của không - thời gian đó. Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Khi xem xét và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử - cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực - cả khách quan lẫn chủ quan. Khi quan sát một quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong những mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó. Chẳng hạn, khi đánh giá vị trí lịch sử của mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc vào những năm 1960 - 1970, nếu chúng ta không đặt nó vào trong hoàn cảnh miền Bắc, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đặc biệt từ giữa những năm 1965 - khi đế quốc Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược bằng không quân ra miền Bắc, không đặt nó trong điều kiện chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn bị ảnh hưởng rất lớn quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội đã được xác lập ở một loạt nước xã hội chủ nghĩa đi trước thì chúng ta, một là, sẽ không thấy được một số giá trị tích cực của mô hình hợp tác xã trong điều kiện lịch sử đó, hai là, sẽ không thấy hết những nguyên nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu cách làm ăn như vậy, khi hoàn cảnh đất nước đã thay đổi.
Khái quát ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, tức là phương pháp biện chứng trong việc nhận thức và hoạt động thực tiễn, Ph.Ăngghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Trong cùng một cách xem xét vấn đề tương tự như vậy, V.I.Lênin cho rằng, để có tri thức đúng về sự vật, “bản thân sự vật phải được xem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó”.
Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển cung cấp cho chúng ta phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới là: khi xem xét các sự vật và hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng.
Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Tuyệt đối hoá một nhận thức nào đó về sự vật có được trong hoàn cảnh lịch sử phát triển nhất định, ứng với giai đoạn phát triển nhất định của nó và xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
Hơn nữa, quan điểm phát triển cũng đòi hỏi không chỉ thấy sự vật như là cái đang có, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai của nó. Trong quá trình phát triển, sự vật thường đồng thời có những sự biến đổi tiến lên và có cả những biến đổi thụt lùi. Quan điểm phát triển đúng đắn về sự vật chỉ có được, khi bằng tư duy khoa học chủ thể khái quát để làm sáng tỏ xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó.
Sự phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thực tế là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do vậy, quan điểm phát triển được vận dụng vào quá trình nhận thức cũng đòi hỏi chúng ta phải thấy rõ tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến. Thiếu quan điểm khoa học như vậy, người ta rất dễ bi quan, dao động khi mà tiến trình cách mạng nói chung và sự tiến triển của từng lĩnh vực xã hội cũng như cá nhân nói riêng tạm thời gặp khó khăn, trắc trở. Vận dụng quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận của hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy sự vật phát triển theo quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của chính sự vật, và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát triển.
Sự phát triển biện chứng của các quá trình hiện thực và của tư duy được thực hiện bằng con đường thông qua những sự tích luỹ về lượng mà tạo ra sự thay đổi về chất, thông qua phủ định của phủ định. Do vậy, việc vận dụng quan điểm phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo sự vật đòi hỏi chúng ta phải phát huy nỗ lực của mình trong việc hiện thực hoá hai quá trình nêu trên.
KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy vật bao hàm nội dung hết sức phong phú, bởi vì đối tượng phản ánh của nó là thế giới vật chất vô cùng vô tận. Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là có ý nghĩa bao quát nhất. Nghiên cứu hai nguyên lý này đem lại cho chúng ta quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khi vận dụng các quan điểm này, đòi hỏi vận dụng một cách tổng hợp, bởi vì chính trong quá trình liên hệ tác động qua lại biện chứng mà sự vật vận động, phát triển và diễn ra trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Từ khóa » Thuyết Chiết Trung Là Gì
-
Lý Thuyết Chiết Trung - Dân Kinh Tế
-
Lí Thuyết Chiết Trung (Eclectic Theory) Là Gì? - VietnamBiz
-
Chủ Nghĩa Chiết Trung – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lí Thuyết Chiết Trung (Eclectic Theory) Là Gì? - YouTube
-
Lí Thuyết Chiết Trung (Eclectic Theory) Là Gì? - .vn
-
Xu Hướng Chiết Trung Trong Nghệ Thuật
-
Chủ Nghĩa Chiết Trung – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Chủ Nghĩa Chiết Trung Và Thuật Ngụy Biện Của Những Kẻ Cơ Hội| Hvct
-
Hiểu đúng Về Phong Cách Chiết Trung Trong Thiết Kế Nội Thất - DPLUS
-
Phong Cách Chiết Trung - Nội Thất IP
-
Chủ Nghĩa Chiết Trung | Triết Học Và Thần Học - Páginas De Delphi
-
Lý Thuyết Chiết Trung Hay Mơ Hình OLI: Vai Trò Của FDI - 123doc
-
ĐịNh Nghĩa Chiết Trung TổNg Giá Trị CủA Khái NiệM Này. Đây Là Gì ...