Hiểu đúng Về Phong Cách Chiết Trung Trong Thiết Kế Nội Thất - DPLUS
Có thể bạn quan tâm
Đã bao giờ bạn cảm thấy không gian xung quanh thật đa dạng từ màu sắc, đường nét, đến những hình khối trong không gian đó? Một không gian tổng hợp thật nhiều thứ, nhiều kiểu nhưng theo một cách rất hài hòa, hợp lý và mọi thứ được đặt với cảm giác đúng chỗ của nó. Trong thiết kế nội thất, chúng tôi gọi đó là phong cách thiết kế chiết trung, một phong cách cho phép sự thoải mái, đa dạng và có thể làm hài lòng được phần lớn người sử dụng không gian.
1. Phong cách thiết kế nội thất chiết trung là gì?
Bạn chắc hẳn đã nghe nhiều đến các phong cách thiết kế trong nội thất như: phong cách Scandinavian, phong cách thiết kế tối giản, phong cách hiện đại, đương đại, hay phong cách thiết kế cao cấp (luxury), hoặc công nghiệp,…Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn kết hợp một vài phong cách với nhau? Hoặc thậm chí kết hợp nét đẹp riêng của tất cả các phong cách trong một không gian? Đây là lý do phong cách chiết trung ra đời, một phong cách kết hợp giữa các phong cách, yếu tố khác nhau trong thiết kế nội thất.
Vậy phong cách chiết trung là gì? Nó có thật sự phổ biến trong ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam?
Eclectic (Chiết trung) là từ bắt nguồn từ từ “eklektikos” trong tiếng Hy Lạp với nghĩa là “to choose the best” – “lựa chọn điều tốt nhất”. Theo Stefanie Waldek, tác giả/người sáng tạo nội dung về kiến trúc và thiết kế trên kênh House Beautiful, mặc dù thuật ngữ này thường được sử dụng trong triết học – tức là chỉ chọn những học thuyết tốt nhất từ một loạt các trường phái tư tưởng đã được thiết lập để tạo ra các trường phái tư tưởng của riêng mình – khái niệm này đã chuyển sang kiến trúc vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Vậy có thể hiểu về định nghĩa của phong cách chiết trung như sau: thay vì gắn bó với một phong trào hoặc phong cách kiến trúc đơn lẻ như Tân cổ điển, Đương Đại hoặc Tối Giản, các kiến trúc sư có thể lựa chọn các yếu tố tốt nhất, phù hợp nhất từ nhiều phong cách khác nhau để tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới.
Có thể tổng kết rằng, trong phong cách chiết trung, mỗi một đồ vật đều có điểm nổi bật riêng và là một cá thể riêng biệt, eclectic là nghệ thuật của sự cân bằng và tương phản.
2. Đặc điểm của phong cách chiết trung
#Đặc điểm cảm nhận chung
Theo Vevano, một thương hiệu nội thất tại Mỹ, chia sẻ rằng “sự thu hút đối lập” là đặc điểm đầu tiên của thiết kế chiết trung.
Phong cách chiết trung cho phép thiết kế có sự bình đẳng và dung hòa nhất định giữa các yếu tố khác nhau. Khi đến với một không gian được thiết kế theo chuẩn chiết trung, bạn sẽ cảm nhận được thiết kế đó mang lại nhiều cảm giác: đa dạng, sống động, hợp lý, đôi khi cả trầm tĩnh, cân bằng, vừa đủ và vừa đúng.
Photo by MB InteriorsEclectic tuân theo một số nguyên tắc và hướng dẫn chọn lọc nhất định để giúp thống nhất về mặt thẩm mỹ của một không gian. Để triển khai được chiết trung, kiến trúc sư cần một kế hoạch cụ thể về và chi tiết về những yếu tố được chọn ra từ các phong cách khác nhau. Thông qua việc sử dụng màu sắc, kết cấu, họa tiết và lớp hoàn thiện, một không gian chiết trung, khi được thiết kế tốt, sẽ tạo thành một chủ đề gắn kết, mang lại trải nghiệm đa dạng tới người sử dụng.
“Mixing the old with the new creates a blend that has staying power. Trends in interior design come and go, but a beautifully eclectic design will stand out against any of the newer trends. The most important thing to keep in mind when designing an eclectic room is to be sure to introduce newer pieces that will complement older treasures that you love.” – Javier Fernandez, Transitional Designz
#Màu sắc
Bạn được tùy quyền lựa chọn những màu sắc yêu thích của mình để đưa vào không gian, bất cứ tone màu nào bạn thích. Ví dụ: sắc tươi sáng của màu vàng-cam-đỏ, hoặc sự mát mẻ thư giãn của màu xanh biển mây trời,…
- Màu nền: như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, phong cách chiết trung cần kỹ năng cũng như kiến thức kết hợp màu hợp lý, để ngay cả trong trường hợp những màu sắc không thể kết hợp, cũng sẽ được sử dụng một cách hợp lý và vừa mắt. Giải pháp an toàn cho màu sắc trong eclectic, bạn sẽ vẫn cần chọn và thử nghiệm với 01-03 palette màu, cùng với những màu nền an toàn như các sắc trung tính.
- Màu nổi bật: trong những thiết kế mang phong cách eclectic, màu sắc bạn sẽ thường cảm nhận được rõ tính phong phú, màu đậm và rực rỡ được thể hiện trong đồ nội thất hoặc những chi tiết điểm nhất trong không gian.
Tuy nhiên, không phải tất cả các không gian chiết trung đều màu mè sặc sỡ, dù tính chất của phong cách này có phần kết hợp đa dạng các màu với nhau. Cũng có những cách tiếp cận khác trong thủ pháp phối màu, chỉ cần bạn chọn được cho mình một palette màu phù hợp, sử dụng màu nền trung tính cùng với các shades màu khác nhau, việc còn lại hãy để kiến trúc sư tính toán công thức để phối màu một cách cân bằng và thẩm mỹ nhất.
#Vật liệu, chất liệu
Một lần nữa, phong cách chiết trung thể hiện được đặc tính tự do của mình, không có giới hạn trong việc sử dụng các chất liệu hay vật liệu.
Đối với tường, vật liệu ốp hay chất liệu như sơn nên được sử dụng đơn giản vì tường đóng vai trò như nền của không gian, để các thiết kế tiếp theo trên nền đó được cá tính hóa và nổi bật, bức tường nên quá cầu kỳ hoặc được thiết kế với vật liệu, chất liệu phức tạp. Điều này sẽ giúp tạo thêm không gian cho các thiết kế chi tiết khác. Vẫn đúng với đặc tính tương phản của phong cách này, bạn có thể kết hợp những chất liệu và vật liệu mang tính đối ngược nhau để bù trừ và tạo cảm giác hài hòa cho không gian. Ví dụ: kính trong hoặc kính sọc cứng, hay nhựa trong suốt (đại diện cho tính hiện đại, đương đại) kết hợp cùng với chất liệu vải rèm thô mềm hoặc những vật liệu cũ mang tính “old fashion” khác.
#Kết cấu và phân lớp
Một cách kết hợp giữa nhiều phong cách khác nhau, ngoài đồ nội thất, có thể nói tới việc sử dụng các kết cấu bề mặt hoặc thủ pháp phân lớp (layers) trong thiết kế nội thất.
Sử dụng thủ pháp layering để có thể kết hợp được nhiều phong cách hoặc đồ nội thất, decor trong cùng một không gian. Ví dụ: tường và trần sử dụng tông màu trung tính như một lớp nền đầu tiên, sau đó tới những khung tranh/ảnh cũng như đồng hồ hoặc các mảng kính, cửa sổ với phong cách khác nhau như một lớp thứ hai trên bức tường đó.
Theo chiều từ ngoài vào sâu trung tâm của một không gian, bạn có thể chia lớp dựa trên màu sắc, chất liệu, đồ nội thất cũng như chất cảm bề mặt để có thể kết hợp được đa dạng các phong cách và yếu tố khác nhau.
#Không luật lệ
Cuối cùng là một đặc điểm nổi trội của phong cách thiết kế chiết trung: không luật lệ.
Khi sử dụng phong cách này, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mạo hiểm hoặc có thể đi ngược lại một số những cách kết hợp cơ bản trong thiết kế nội thất. Nhưng không sao, eclectic sinh ra để mạo hiểm và đáp ứng những sở thích cũng như nhu cầu khác biệt so với những phong cách có định hướng cố định. Điều bạn cần lưu ý duy nhất đó là việc biết cân bằng và vừa đủ để thẩm mỹ cũng như công năng tổng thể của không gian chiết trung không trở thành một mớ lộn xộn. Về mặt chuyên môn, DPLUS khuyên bạn nên tìm tới những chuyên gia, kiến trúc sư có kinh nghiệm để có thể tối ưu nhất bản thiết kế của mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và đọc bài tới đây. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về một phong cách thiết kế mang tên Chiết Trung!
5/5 - (2 bình chọn) Please follow and like us:Từ khóa » Thuyết Chiết Trung Là Gì
-
Lý Thuyết Chiết Trung - Dân Kinh Tế
-
Lí Thuyết Chiết Trung (Eclectic Theory) Là Gì? - VietnamBiz
-
Chủ Nghĩa Chiết Trung – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lí Thuyết Chiết Trung (Eclectic Theory) Là Gì? - YouTube
-
Lí Thuyết Chiết Trung (Eclectic Theory) Là Gì? - .vn
-
Xu Hướng Chiết Trung Trong Nghệ Thuật
-
Chủ Nghĩa Chiết Trung – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Chủ Nghĩa Chiết Trung Và Thuật Ngụy Biện Của Những Kẻ Cơ Hội| Hvct
-
Chiết Trung Và Nguỵ Biện Là Gì - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
Phong Cách Chiết Trung - Nội Thất IP
-
Chủ Nghĩa Chiết Trung | Triết Học Và Thần Học - Páginas De Delphi
-
Lý Thuyết Chiết Trung Hay Mơ Hình OLI: Vai Trò Của FDI - 123doc
-
ĐịNh Nghĩa Chiết Trung TổNg Giá Trị CủA Khái NiệM Này. Đây Là Gì ...