Chim Bìm Bịp - Bến Xưa
Có thể bạn quan tâm
DS Trần Việt HưngBìm bịp kêu, nước lớn anh ơiBuôn bán không lời, chèo chống mỏi mê(Ca dao mìền Nam)
Bác Sĩ Lê văn Lân một nhà nghiên cứu và biên khảo nổi tiếng với những kiến thức uyên thâm về Đông Y và Ẩm Thực trong bài ‘Những toa Rượu Thuốc’ (trên trang mạng khoahoc.net) đã mô tả nhiều loại ‘rượu thuốc’ truyền thống của dân Việt, những toa thuốc rượu bổ ly kỳ (như Ngự Tửu Minh Mạng Thang) và cả những loại rượu ngâm ‘phổ thông’ như rượu ngâm rắn, ngâm tắc kè, và ngâm chim đặc biệt như rượu ngâm bìm bịp.Về rượu bìm bịp, BS Lân viết:‘ Dân Nam coi rượu bìm bịp là một rượu quý vì trị nhức mỏi và cứng gân cốt’ ‘Dân quê thường mò vô tổ bìm bịp, bẻ gẫy chân những bìm bịp non, xong rồi rình cho mẹ chúng tha những cây thuốc vể trị bệnh, để bắt chim non về ngâm rượu vì người ta tin tưởng rằng trong bọc chứa của chúng còn chứa những cây thuốc có đặc tính tiếp cốt thần kỳ vừa được bìm bịp mẹ mớm cho’.Tác giả Võ Long Triều trong ‘Miền Nam quê hương tôi’ kể lại những kỷ niệm thời thơ ấu, trong đó có việc đi bắt tổ chim bìm bịp, ông viết:‘ Chim bìm bịp lơn hơn con cu đất, lông màu nâu, đuôi dài, mỏ to, lông cổ, lông đầu màu đen. Đặc tính của loài chim này là sống dựa mé sông và mương rạch, ăn mồi cá tép’. ‘Bìm bịp có hai tiếng kêu rất đặc biệt. Khi chúng bước nhẹ trên bãi bùn hay đứng rình trước hang cá, lỗ còng, chờ bọn chúng lú đầu ra là nhanh như chớp mổ xóc, nuốt liền. Nếu trog lúc kiếm ăn mà có tiếng động hay bóng người thì chúng kêu ‘cốc, cốc, cốc’ hình như để báo động với đồng loại là có nguy hiểm. Đặc biệt lúc chúng tìm mồi khi nước ròng ló bãi cho đến khi nước khởi sự lớn ngập một hai tấc đất là người ta nghe bìm bịp trong vùng lơn tiếng kêu vang ‘bịp, bịp, bịp’ một hơi dài rồi xuống giọngnhỏ dầnhình như để lưu ý đồng loại là đã hết giờkhông còn bắt mồi được nữa’. Loài chim bìm bịp làm ổ ở những nơi rậm rạp, bụi cây gai góc khó tìm. Cho dù biết được hướng đó có ổ của nó, muốn vô tìm cho ra thì cũng vô cùng gian khổ’Tên khoa học và các tên gọi:Tại Việt Nam có 2 loài bìm bịp chính đều thuộc họ chim CuculidaeCentropus sinensis = Bìm bịp lớnTên Anh-Mỹ: Greater Coucal, Crow Pheasant; Pháp: Grand Coucal; Đức: HeckenkuckkuckCentropus benghalensis = Bìm bịp nhỏLesser Coucal, Small Coucal, Lark-heeled Cuckoo. Pháp: Coucal rufin. Mã Lai: Bubut Kecil(Tên Centropus, một từ ghép hai phần do tiếng Hy Lạp: kentron = một mũi nhọn nhô ra, và pous = chân do hình dáng của chân chim có móng sau nhô ra khá dài)Tên Crow-pheasant do hình dạng của đầu và mỏ giống quạ và đuôi giống chim trĩ.Mô tả và đặc tính sinh học:Bìm bịp lớn:Chim có thể dài từ chót mỏ đến đuôi 35- 48 cm. Đầu, cổ, ngực và đuôi đen ánh thép hơi tím; các lông đuôi có vằn ngang hẹp không rỏ. Cánh và vai màu nâu hạt dẻ, đỉnh các lông cánh màu nâu xậm. Thân thuôn dài, bề ngang khoảng 8-10 cm. Đuôi dài hơn cánh khá nhiều: 18-20 cm. Mắt đỏ màu hồng ngọc. Mỏ cong vừa và nhọn dài 3.5 cm. Chân màu đen có 4 ngón chia thành 2 cặp đối xứng: 2 đưa ra trước, 2 đưa ra sau, ngón cái có vuốt dài. Chim mái lớn hơn chim đực (10/8)Bìm bịp lớn sống tại khắp vùng đồng bằng, vùng trung du và vùng núi dưới 500 m. Bìm bịp thích sống trong các lùm cây, ven rừng nơi các bụi cây rậm rạp, chúng cũng kiếm ăn tại vùng đồng ruộng.Bìm bịp bay kém, thường đi trên đất hơn là bay. Chỉ sinh hoạt ngoài trời hay bay trên cao vào buổi sáng sớm, trong ngày thich trú ẩn tại vùng cỏ cao. Khi bị đuổi bắt, bìm bịp chỉ bay một quãng ngắn, đập cánh chậm sau đó lượn xuống trở lại trên đất.Mùa sinh sản: từ tháng 4 đến tháng 7 (mùa gió mùa tại Đông Nam Á). Chim đực làm tổ trong các bụi rậm, thường là bụi tre. Thời gian làm tổ chủ từ 4-8 ngày. Tổ có dạng hình nón kết bằng cành non, được cây cỏ che phủ Chim mái đẻ mỗi lứa 3-5 trứng. Trứng màu trắng đục lớn 30 x 20 mm, nặng khoảng 15 gram. Trứng được ấp và nở sau 15-16 ngày. Chim non cần khoảng18-22 mới bay được.Bìm bịp ăn nhiều loại động vật nhỏ như cóc, ếch, cá, rắn nhỏ, sâu bọ và cả hạt ngũ cốc, trái câyVùng phân bố của bìm bịp lớn: Từ Ấn Độ, Nepal, Assam sang Nam Trung Hoa (Quảng Tây, Triết Giang, Phúc Kiến) xuống Thái Lan và Đông Dương (Việt, Miên, Lào)Bìm bịp nhỏ:Tuy được gọi là bìm bịp nhỏ nhưng trên thực tế kich thước của chim (khoảng 38 cm) không khác biệt nhiều so với bìm bịp lớn. Đầu, cánh và đuôi đều màu đen và ngắn hơn loài trên.Lưng và ngực màu nâu hạt dẻ. Mắt đỏ. Mỏ và chân đều đen Lông cánh có viền nâu (khác bìm bịp lớn, viền đen)Bìm bịp nhỏ thuộc loài chim sinh hoạt đơn độc, it khi gặp từng đôi. Chúng thường gặp tại các vùng đồng cỏ cao thoáng nơi khô ráo hay có nước ẩm, trong khi bìm bịp lơn thích cac vùng bụi rậm, dày kínCũng như bìm bịp lớn, chúng tự làm tổ riêng. Tổ được che dấu rất kỹ, dạng một khối cầu tròn 18 x 25 cm, đan kết bằng cành cây nhỏ và cỏ, chỉ có một lỗ vào hình gần như ba cạnh ở một bên tổ. Ổ có khi được lót bằng cỏ hay rơm. Mùa đẻ trừng thường từ tháng 12- tháng 7 (năm sau) bìm bịp nhỏ đẻ mỗi lứa 2-3 trứng màu trắng. Trứng trung bình khoảng 28 x 24 mm. Chim bố và mẹ thay nhau ấp trứngVùng phân bố của bìm bịp nhỏ tương tự với bìm bịp lớn.Công dụng:Bìm bịp được xem là một thực phẩm có tính cách bổ dưỡng.Tại Ấn Độ thịt được dùng trị ho lao và các bệnh về phổi. Tại một số vùng ở Tây và Nam Ấn Độ, dân địa phương tin là trong tổ chim có một loại cây ‘trường sinh’, và khi thả tổ xuống một dòng nước đang chảy: cây sẽ tự tách và trôi ngược dòng nước. Tại Kerala (Ấn): xương bìm bịp được tán thành bột mịn ngâm trong nước để làm thuốc nhỏ trị bệnh đau tai (Indian Journal of Traditional Knowledge Số 2-2008)Tại Bắc Ấn (Tamil) và Nam Trung Hoa, thịt bìm bịp nấu cháo hay chưng rượu được dùng lảm thuốc bổ cho sản phụ.Tại Việt Nam, bìm bịp ngoài vai trò thực phẩm còn được xem như một dược liệu để ngâm rượu.Dược học cổ truyền Việt Nam xem thịt bìm bịp (sau khi làm sạch lông, bỏ phủ tạng) có vị ngọt, tinh ấm, không độc, có các tác dụng ‘tư âm, bổ huyết’, điều kinh, thông nhũ, khu phong trừ thấp.Thường được dùng làm thuốc uống bổ huyết, trị sản hậu cơ thể suy nhược, đau đầu, chân tay đau buốt, trị chấn thương, đòn ngã phong thấp. Thịt bìm bịp có thể nấu cháo ăn hàng ngày hay thông thường hơn là ngâm rượu.Rượu ngâm bìm bịp:Theo quan niệm dân gian thì Rượu ngâm bìm bịp là một phương thuốc ‘đặc biệt’ chuyên trị về xương cốt. Rượu ngâm có thể dùng uống hay thoa ngoài da.Rượu ngâm căn bản thường là 2 con, một lớn một nhỏ, sau khi làm sạch ngâm trong 1 lít rượu trắng 30-40 độ (vodka càng tốt) trong 2-3 tháng (hoặc lâu hơn). Liều uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20-30 ml.Rượu ngâm phối hợp: Có thể ngâm phối hợp với tắc kè, cá ngựa và các cây thuốc khác như sâm cau, huyết giác để làm thuốc trị liệt dương, tăng lựcbìm bịp còn được ngâm chung với rắn (đặc biệt như bìm bịp ngũ xà tửu gồm bìm bịp và 5 loại rắn hổ mang, cạp nong,hổ trâu, rắn ráo, rắn sọc dưa) dùng chửa suy nhược, đau nhức nơi người cao niên) Tại miền quê ‘Nam bộ’ còn có phương thức: bìm bịp bắt về, bỏ đói 2-3 ngày, cho ăn một con rắn, chờ 3 ngày sau làm thịt rồi ngâm rượu với sự tin tưởng là ‘rượu ngâm sẽ mạnh gấp nhiều lần’ do ‘tinh chất của thịt rắn đã ngấm qua thịt bìm bịp’Về phương diện dinh dưỡng:Thịt chim bìm bịp được xếp vào nhóm chim hoang, thịt nạc, ít mỡ chứa khoảng 15-16 % chất đạm, 6-7 % chất béo, các khoáng chất như Calcium, Sắt và các vitamin.Tuy được xếp vào loài crow (quạ) nhưng thịt bìm bịp không ‘tanh’ như thịt quạ, mềm và ngon hơnNghiên cứu tại Pakistan đã phân lập được từ chất đạm trong thịt chim bìm bịp một số protein loại glycoprotein đặc biệt tạm đặt tên là F1a, F1b, F2acó các trọng lượng phân tử (theo thứ tự) 62,540; 52,500 và 31,450. Protein F1c có phân tử lượng cao nhất 190, 242 có thể phân cắt thành 2 đơn vị phụ. Các protein từ thịt bìm bịp không có phản ứng ngưng tụ-huyết chuyên biệt (hemo-agglutination) với hồng cầu máu trừu và hồng huyết cầu loại O của người nhưng lại phản ứng chuyên biệt với hồng huyết cầu máu chuột và bò (Journal of the Chemical Society of Pakistan Số 15-1993)Thú nuôi chim bìm bịp:Tác giả Minh Nguyên trong bài Chim Bìm Bịp (website chimon.org) ghi lại một số chi tiết lý thú về nuôi bìm bịp theo tác giả thì có thể nuôi bìm bịp làm thú giữ nhà, trừ rắn và làm chim mồi.Để làm thú giữ nhà: ‘ bìm bịp không biết nói nhưng kêu rất to, tinh khí hung dữ, có tập tính bảo vệ lãnh thổ’. Muốn nuôi làm thú báo động giữ nhà phải nuôi từ chim con và tạo những phản xạ có điều khiển cho chim.Trừ rắn: bìm bịp săn lùng mồi, nhất là rắn và ‘mùi ‘ của chim có thể đuổi được rắnTài liệu sử dụng:Từ Điển Đông Vật và Khoáng Vật Dùng Làm Thuốc tại Việt Nam (Võ văn Chi).Birds of Singapore: Lesser Coucal (Christopher Hails)The Birds of Thai-Malay Peninsula (D.R Wells)
TranVietHung, 24 tháng Bảy 2012#1
Nguồn: https://www.tvvn.org/forums/threads/chim-b%C3%ACm-b%E1%BB%8Bp.48183/
Share this:
Related
Leave a comment Cancel reply
Post navigation
Previous post: Ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí Next post: Tản mạn về lời tuyên thệ nhậm chức của tổng thống MỹRecent Posts
- Trung Tá Trong M Do (gốc Việt), Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ. November 30, 2024
- Chuyện Ukraine ? Chừng nào hòa bình ? – Trần Lý November 30, 2024
- Cộng sản và giấc mơ thống nhất lòng người – Nam Việt, RFA November 30, 2024
- Ôn ơi! – Đoàn Xuân Thu November 30, 2024
- Cấp chỉ huy thương lính – Bông Lau November 30, 2024
Text Widget
This is a text widget. The Text Widget allows you to add text or HTML to your sidebar. You can use a text widget to display text, links, images, HTML, or a combination of these. Edit them in the Widget section of the Customizer. Search for: Search- Comment
- Reblog
- Subscribe Subscribed
- Bến xưa Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- Bến xưa
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Copy shortlink
- Report this content
- View post in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » Tả Con Bìm Bịp
-
Tả Về Một Loài Chim Mà Em Biết - Bài Văn Miêu Tả Lớp 3
-
Văn Miêu Tả Lớp 3: Tả Về Một Loài Chim Mà Em Biết
-
Tả Ngắn Về Loài Chim Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Tập Làm Văn Lớp 2: Tả Về Một Loài Chim Mà Em Yêu Thích (60 Mẫu ...
-
Tả Về Một Loài Chim Mà Em Biết - Văn Mẫu Lớp 4 - Ôn Thi HSG
-
Tả Con Chim - Tiếng Việt Lớp 5
-
Truyện Ngắn Trương Hoàng Minh: Con Chim Bìm Bịp
-
Bài Số 85: Tả Một Loài Chim đẹp Mà Em Thường Thấy Hoặc Em Biết
-
Chim Bìm Bịp: Những điều Bạn Chưa Biết
-
Công Dụng, Cách Dùng Bìm Bịp - Tra Cứu Dược Liệu
-
Tấu Hài TV - Khi Bạn Miêu Tả Con Bìm Bịp Của Anh Em Sẽ... - Facebook
-
Giá Trị Truyện Cổ Tích “Con Chim Bìm Bịp”.
-
Thử Để Bìm Bịp Con Chung Lồng Với Bìm Bịp Mồi Và Cái Kết Thật ...
-
Chim Bìm Bịp, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Chim Bìm Bịp - Hỏi Gì 247
-
Chim Bìm Bịp Lớn Mãnh Điêu Săn Rắn, Thầy Lang Của Loài Chim
-
Tiếng Chim Bìm Bịp Mồi
-
Chim Bìm Bịp ăn Gì? Mua, Bán ở đâu? Giá Bao Nhiêu Tiền?