Chim Bìm Bịp Lớn Mãnh Điêu Săn Rắn, Thầy Lang Của Loài Chim
Có thể bạn quan tâm
Chim bìm bịp lớn (Centropus sinensis) là loài chim mặt đất khá hung dữ thuộc họ cu cu, tuy nhiên bìm bịp không đi đẻ nhờ như đa số các loài chim khác trong họ cucu. Chim bìm bịp lớn có thể săn bắt những con rắn khá to lớn. Theo dân gian chim bìm bịp còn được xem là thầy lang của loài chim, chúng biết sử dụng lá cây làm thuốc để chữa lành xương.
Xem thêm:
- Bìm Bịp Gà Lôi Loài Chim Làm Tổ Trong Lùm Cây Bụi Cỏ
- Bìm bịp bụng trắng nhỏ
Mục Lục
- 1 Phân bố
- 2 Môi trường sống
- 3 Mô tả
- 4 Chim bìm bịp lớn ăn gì?
- 5 Tập tính
- 6 Sinh sản
- 7 Hiện trạng bảo tồn
- 8 Tuổi thọ
Phân bố
Chim bìm bịp lớn được tìm thấy ở miền nam châu Á, từ Ấn Độ đến Trung quốc, Indonesia và cả Việt Nam.
Môi trường sống
Môi trường sống chủ yếu là các đồng cỏ, lùm bụi, rìa rừng, bờ suối, khu đất canh tác và những nơi gần nguồn nước. Ngoài ra nó cũng được tìm thấy tại một số môi trường sống khác như rừng ngập mặn, đầm lầy và các giường lau sậy. Ở nông thôn, loài chim này cũng thường xuất hiện và kiếm ăn gần nơi ở của con người.
Mô tả
Chim bìm bịp lớn trưởng thành phần lớn bộ lông có màu tím đen bóng loáng. Riêng đôi cánh có màu hạt dẻ đậm – màu lông đặc trưng của loài bìm bịp. Mắt đỏ, mỏ to màu đen, mạnh mẽ và sắc nhọn. Chân và bàn chân có màu xám đen, kèm theo những móng vuốt dài vô cùng sắc nhọn. Cả hai giới tính có bề ngoài tương tự nhau.
Chim bìm bịp lớn có chiều dài cơ thể trung bình từ 35-48 cm, riêng cái mỏ cong dài đến tận 3,5 cm, cái đuôi dài từ 18-20 cm và cân nặng trung bình từ 236-268 g.
Chim bìm bịp lớn ăn gì?
Chim bìm bịp lớn kiếm ăn một mình hoặc theo cặp, chúng thường chui rúc trong các lùm cỏ cao và cây bụi. Khi kiếm ăn chúng đi chậm rãi giống như một con gà lôi, với cái đuôi dài nằm ngang. Thức ăn được lấy ngay trên mặt đất, khi phát hiện con mồi nó có thể nhảy hoặc chạy rất nhanh để bắt kịp con mồi.
Chim bìm bịp lớn ăn chủ yếu là côn trùng, sâu bướm, loài gặm nhấm, ốc, thằn lằn, trứng chim, cá, ếch nhái… đôi khi nó còn ăn cả hạt và trái cây. Đặc biệt, bìm bịp còn được mệnh danh là loài mãnh điêu rất thích ăn rắn. Khi phát hiện có rắn, bìm bịp dùng cái mỏ sắc nhọn của mình để tấn công. Kể cả loài rắn hổ mang cực độc nếu gặp bìm bịp cũng khó mà thoát khỏi.
Tập tính
Chim bìm bịp lớn có thói quen tắm nắng vào buổi sáng trên các ngọn cây của thảm thực vật thấp. Nó hoạt động tích cực nhất vào buổi sáng và chiều muộn. Bìm bịp có chuyến bay khá chậm và vụng về, có thể nói chúng là loài bay kém.
Thế mạnh chủ yếu của chúng là chui lủi hoặc nhảy từ cành này sang cành khác trong các lùm bụi rậm. Di chuyển từ thấp lên các cành cây cao hơn, sau đó sẽ cất cánh từ ngọn cây rồi sà xuống một nơi gần đó và tiếp tục chui rúc.
Theo dân gian loài bìm bịp, còn được xem là thầy lang số một trong thế giới loài chim, vì chúng biết sử dụng lá cây làm thuốc chữa trị gãy xương. Ngày nay, loại lá cây mà chim bìm bịp sử dụng làm thuốc, cũng được con người biết đến và áp dụng vào các bài thuốc dân gian phòng trị một số căn bệnh nhất định.
Hơn thế, con người còn ngâm cả chim bìm bịp vào rượu để uống, vì cho rằng trong cơ thể bìm bịp có vị thuốc và khi ngâm vào rượu, sẽ có tác dụng nhất định với người uống. Nhất là những con chim non đã từng bị gãy xương và được chim mẹ mang thuốc về chữa trị.
Sinh sản
Thời gian sinh sản khá rộng, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9, mạnh nhất là vào những tháng mưa, tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khu vực chúng sinh sống.
Tổ là một khối hình cầu lớn, được lót bằng các sợi cỏ dài, lá cây và các cành cây nhỏ. Tổ lót khá thấp chỉ từ 1 – 2 m so với mặt đất và được làm bởi chim trốn trong khoảng thời gian từ 3 đến 8 ngày. Tổ được gắn liền với các cành nhánh của cây, ẩn sau các cành lá dày đặc. Miệng tổ nghiêng sang một bên chứ không hướng lên trời như các loài chim khác.
Chim mẹ đẻ từ 3 đến 5 quả trứng màu trắng. Cả hai chim bố mẹ thay phiên nhau ấp trong khoảng 16 ngày. Các chim non khi mới nở có da đen kèm theo các sợi lông cước trắng. Chim non ở trong tổ và nhận sự chăm sóc của bố mẹ trong khoảng từ 18 đến 22 ngày.
Một số câu chuyện truyền miệng cho rằng vào mùa sinh sản, chim bìm bịp mẹ săn bắt rắn và làm cho chúng bị thương, rồi mang những con rắn đó về bảo vệ tổ, hoặc dự trữ quanh tổ làm thức ăn cho chim non.
Hiện trạng bảo tồn
Một số nguy cơ chính đối với loài Chim bìm bịp lớn là mất môi trường sống do các hoạt động của con người, săn bắt và buôn bán loài chim này để lấy thịt, hoặc với các mục đích khác. Trứng và chim non bị các loài ăn thịt khác tấn công…
Tuy nhiên, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), thì loài Chim bìm bịp lớn được xem là loài có ít mối quan tâm nhất.
Tuổi thọ
(Đang cập nhật)
Link Video về loài Chim bìm bịp lớn
Tài liệu tham khảo:
- oiseaux-birds.com
- wikipedia.org
Từ khóa » Tả Con Bìm Bịp
-
Tả Về Một Loài Chim Mà Em Biết - Bài Văn Miêu Tả Lớp 3
-
Văn Miêu Tả Lớp 3: Tả Về Một Loài Chim Mà Em Biết
-
Tả Ngắn Về Loài Chim Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Tập Làm Văn Lớp 2: Tả Về Một Loài Chim Mà Em Yêu Thích (60 Mẫu ...
-
Tả Về Một Loài Chim Mà Em Biết - Văn Mẫu Lớp 4 - Ôn Thi HSG
-
Tả Con Chim - Tiếng Việt Lớp 5
-
Truyện Ngắn Trương Hoàng Minh: Con Chim Bìm Bịp
-
Bài Số 85: Tả Một Loài Chim đẹp Mà Em Thường Thấy Hoặc Em Biết
-
Chim Bìm Bịp: Những điều Bạn Chưa Biết
-
Công Dụng, Cách Dùng Bìm Bịp - Tra Cứu Dược Liệu
-
Tấu Hài TV - Khi Bạn Miêu Tả Con Bìm Bịp Của Anh Em Sẽ... - Facebook
-
Chim Bìm Bịp - Bến Xưa
-
Giá Trị Truyện Cổ Tích “Con Chim Bìm Bịp”.
-
Thử Để Bìm Bịp Con Chung Lồng Với Bìm Bịp Mồi Và Cái Kết Thật ...
-
Chim Bìm Bịp, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Chim Bìm Bịp - Hỏi Gì 247
-
Tiếng Chim Bìm Bịp Mồi
-
Chim Bìm Bịp ăn Gì? Mua, Bán ở đâu? Giá Bao Nhiêu Tiền?