Chìm Phà Sewol Và Bài Học Cho đường Thủy Nội địa
Có thể bạn quan tâm
Nguy cơ tiềm ẩn, diễn biến phức tạp…
Trước khi thảm kịch chìm phà ở Hàn Quốc xảy ra, nhiều nước trong khu vực cũng đã rơi vào thảm cảnh tương tự. Tháng 8 năm ngoái, tại miền trung Philippines, chiếc phà chở 870 khách đã chìm gần cảng Cebu sau khi va chạm với một tàu chở hàng khiến gần 100 người thiệt mạng. Tháng 11 cùng năm, chiếc phà du lịch hai tầng của Thái-lan chở 200 người trên đường từ đảo Koh Lan đến bến tàu Bali Hai của Pattaya đã bất ngờ bị chìm do hỏng máy bơm nước khiến hơn chục người chết, mất tích và hơn 100 người bị thương. Trước đó, năm 2012, được coi là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất ở khu vực Nam Á, vụ đắm phà ở Ấn Độ làm gần 200 người chết và mất tích…
Ở Việt Nam, trên toàn quốc có hơn 1.000 bến phà lớn, nhỏ do Nhà nước quản lý và tư nhân làm chủ. Chục năm trở lại đây, một số bến phà lớn như bến phà Cần Thơ qua sông Hậu; bến phà Mỹ Thuận nối hai bờ sông Tiền, bến phà Thủ Thiêm với sứ mệnh lịch sử chuyên chở hành khách và hàng hóa qua sông Sài Gòn gần 100 năm, phà Bính qua sông Cấm (Hải Phòng)… đã được Nhà nước thay thế bằng những cây cầu để đáp ứng nhu cầu giao thông nhanh chóng, tiện lợi hơn cho người dân.
Tuy nhiên, điều đáng nói là phần lớn những chiếc phà ở nước ta đều đã đến “tuổi nghỉ hưu” nhưng vẫn phải “nai lưng” chở hàng trăm nghìn lượt khách mỗi ngày. Nhiều người dân phập phồng lo sợ, thấp thỏm không yên mỗi khi đi trên những chiếc phà “già nua” không biết khi nào thì “tắc tử”.
Tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang), khi đến bến phà Tân Long, nhiều người hẳn sẽ không quên được nỗi ám ảnh cảnh người và xe chen chúc trên những chiếc phà quá tải đã xuống cấp trầm trọng. Mặc dù trước đó, báo chí đã đưa tin phản ánh, cảnh báo, cuối năm 2013, một trong hai chiếc phà đã bất ngờ bị chìm nhưng may mắn là không có thiệt hại về người.
Trước đó, cuối tháng 9 năm 2013, sau vụ va chạm giữa hai phà tại bến phà Vàm Cống - tuyến phà nối thành phố Long Xuyên (An Giang) với huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), chiếc phà 100 tấn chở khách trên sông Hậu đã bị chìm gây thiệt hại lớn về tài sản.
Nhiều khách đi phà thường xuyên không được mặc áo phao.
Rút ra được gì từ những bài học đau thương?
So với giao thông đường bộ, đường sắt thì tỷ lệ tai nạn giao thông trên đường thủy thấp hơn, nhưng một khi tai nạn xảy ra thì thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng xấu tới môi trường, điển hình như hồi tháng 8 năm ngoái, hàng chục nghìn lít dầu tràn ra từ chiếc phà bị chìm buộc chính quyền Philipines phải ban bố tình trạng thảm họa thiên tai. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới những thảm kịch này?
Có thể thấy ngay về mặt phương tiện vận tải thủy, tại nhiều quốc gia và đặc biệt là Việt Nam, những phương tiện gặp tai nạn đều không đủ điều kiện an toàn khi lưu thông do trang bị thô sơ, cũ kỹ, tải trọng nhỏ.
Các dụng cụ nổi cứu sinh, áo phao, phao cứu hộ cũng thiếu thốn, chưa đủ trong khi tình trạng chở quá tải thường xuyên diễn ra góp phần đẩy nhanh quá trình “lão hóa” phương tiện dẫn tới những tai nạn không đáng có. Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm, kiểm tra, kiểm soát của các đơn vị quản lý cũng tạo điều kiện cho những phương tiện không đủ chất lượng hoạt động chui, không phép.
Cũng do công tác tuyên truyền chưa đầy đủ, nên khi sự cố xảy ra hành khách không biết cách tự ứng cứu. Điển hình như vụ chìm tàu tại Thái-lan năm ngoái, khi máy bơm hỏng làm động cơ ngừng hoạt động, nhiều hành khách ở tầng 1 hoảng sợ chạy lên tầng 2 góp phần làm phà bị nghiêng, lật úp và chìm xuống.
Theo quy định tại Thông tư số 15/2012 của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 15-7-2013, tất cả hành khách, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao trong suốt hành trình di chuyển đến khi cập bến an toàn.
Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều phương tiện, số lượng áo phao trang bị chỉ đủ để “ngắm”, nhiều hành khách vẫn chủ quan và ngại không sử dụng áo phao vì... thao tác “phức tạp”; áo phao để lâu ngày bị bẩn, hôi, ngoài ra chưa kể khi trời nắng thì mặc áo phao vào rất nóng.
Nguyên nhân quan trọng nữa là ý thức của những người chịu trách nhiệm, chủ phương tiện đường thủy. Vì tham lợi nhuận, nhiều chủ phà thường chở quá số người quy định gấp nhiều lần cho phép đã gây nguy hiểm cho tính mạng của hành khách.
Trong thảm kịch phà Sewol, thuyền trưởng Lee Joon-seok đang phải đối mặt với nhiều tội danh, trong đó tội nghiêm trọng nhất là “lơ đễnh” khi làm nhiệm vụ và vi phạm luật hàng hải, bỏ hành khách để thoát thân.
Có thể nói, đối với người chịu trách nhiệm chính điều khiển phương tiện, sự thiếu kinh nghiệm, phản ứng chậm và chỉ một quyết định sai lầm cũng sẽ gây ra những thiệt hại không thể tính toán được.
“Trông người lại nghĩ đến ta”…
Điều đáng nói là sau các vụ tai nạn, Việt Nam không có thói quen lập hồ sơ án lệ và không rút ra những bài học kinh nghiệm từ đau thương, thất bại! Điều này rất nguy hiểm.
Sau bài học Sewol (Hàn Quốc),Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra an toàn giao thông ở các bến phà trọng yếu như Cát Lái (Đồng Nai), bến phà Bình Khánh (Nhà Bè - Cần Giờ) – đây là hai bến phà luôn trong tình trạng quá tải, mỗi ngày có từ 20.000 - 50.000 khách đi phà.
Bắt tay vào cuộc, các đơn vị quản lý đường thủy thường xuyên diễn tập huy động các phà tổ chức cứu hộ khi xảy ra sự cố, và nếu phát hiện phà không bảo đảm an toàn sẽ lập tức yêu cầu dừng ngay hoạt động phà…
Được biết, để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, lực lượng Cảnh sát đường thủy trong cả nước đã lên kế hoạch mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chấn chỉnh công tác tuần tra kiểm soát giao thông đường thủy từ ngày 25-4 đến 31-5, đặc biệt tại các địa phương trọng điểm về du lịch như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang...
Để những thảm kịch đau thương không còn tiếp diễn, các cấp ban ngành liên quan cần chỉnh đốn, tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, bảo đảm phòng tránh những tai nạn không đáng có.
Hơn ai hết người dân cũng cần hiểu rõ và nâng cao ý thức của chính mình, có như vậy mới tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Từ khóa » đắm Phà Là Gì
-
Phà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vụ Lật Phà Sewol – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "phà" - Là Gì?
-
Đắm Phà HQ: Học Sinh Mắc Kẹt Cào Cấu Bật Móng Tay - Tin Tức - 24H
-
Mơ Thấy Chiếc Phà Có ý Nghĩa Gì, Mơ Thấy đi Phà đánh Lô đề Con Gì?
-
Các Hoạt động ở Đảo Pulau Ubin - Visit Singapore
-
Đắm Phà: Các Thợ Lặn Ngày Nào Cũng Khóc, Không Dám đối Diện ...
-
Bảy Người Bị Bắt Vì đắm Phà ở Hongkong - BBC News Tiếng Việt
-
Vụ đắm Phà Sewol : Tổng Thống Hàn Gặp Thân Nhân Những Người ...
-
Những Chiếc Nơ Vàng - Tuổi Trẻ Online
-
Đắm Phà Chở Khách Tại Philippines, 20 Người Thiệt Mạng Và Mất Tích
-
Vụ đắm Phà Nam Nha, 2012 - Du Học Trung Quốc
-
Lật Phà Ghép Từ Thuyền độc Mộc, Hơn 120 Người Chết Và Mất Tích