Chỉnh Liều Vacomycin Cho Bệnh Nhân Chạy Thận Chu Kỳ Khi Không ...
Có thể bạn quan tâm
Ở các bệnh viện tuyến trung ương kháng sinh Vancomycin thường được điều chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận chạy thận chu kỳ dựa trên sự giám sát nồng độ Vancomycin trong máu. Ở các bệnh viện tuyến dưới do chưa thể giám sát nồng độ Vancomycin trong máu nên việc sử dụng liều chưa thống nhất, liều chưa hợp lý gây ra nồng độ trong máu không đạt mục tiêu, giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ kháng thuốc. Vì vậy làm sao để tối ưu hóa liều dùng Vancomycin trên bệnh nhân chạy thận chu kỳ ?
I. Các thông tin chung về lọc máu
Có nhiều phương pháp lọc máu khác nhau. Nhưng nguyên lý chung đều cần một catheter 2 nòng đặt vào một tĩnh mạch lớn (thường lấy tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh trong) để lấy máu ra và trả máu về cơ thể. Máu lấy ra được đi qua một quả lọc, các chất cần loại bỏ cùng với nước qua lỗ lọc máu ra đường dịch thải, máu đã được lọc sạch lại trở về cơ thể. Đa số các hình thức lọc máu đều cần dịch lọc (lọc máu liên tục), một số dùng thêm dịch thẩm tách (lọc máu ngắt quãng, vv..).
1. Lọc máu ngắt quãng ( Intermittent Hemodialysis, IHD)
Áp dụng cơ chế khuếch tán và đối lưu để loại bỏ chất độc. Cần có dịch thẩm tách, trung bình 100-120 lít dịch thẩm tách chạy ngược chiều với chiều dòng máu trong một lần chạy.
Hiệu quả lọc chất độc:
phụ thuộc:
+ Trọng lượng phân tử
+ % thuốc tự do trong máu
+ Vd
a. Trọng lượng phân tử của chất có thể lọc được qua các màng lọc:
+ Màng lọc thận ngắt quãng thông thường Low- fux(HD chuẩn): < 500 D
+ Màng lọc thận ngắt quãng high – flux (HD dòng cao) : <5.000D
+ High flux – Hemodiafiltration (High flux-HDF): Siêu lọc thẩm tách máu, gia tăng thanh thải các phân tử lớn, chủ yếu các độc chất uremic gắn kết protein.
+ Màng lọc hấp phụ qua cột than hoạt (HP): < 3.500 D
+ Màng lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch (CVVH): < 40.000 D
+Thay huyết tương : > 40.000 D
b. Tỷ lệ (% thuốc tự do/Vd)
Phụ thuộc vào % chất đó ở dạng tự do (so với tổng dạng thuốc trong máu bao gồm tự do và gắn với protein) và thể tích phân bố của chất đó.
+ Nếu tỷ số = % dạng thuốc tự do trong máu/Vd (l/kg) > 80: thì sau 6 giờ lọc máu có thể lọc được 20 – 50% chất đó khỏi máu.
+ Nếu tỷ số = % dạng thuốc tự do trong máu/Vd < 20: thì sau 6 giờ lọc máu chỉ loại được dưới 10% chất đó khỏi máu.
II. Đánh giá các đặc điểm của vancomycin ảnh hưởng đến khả năng lọc thuốc
Các thông số đánh giá:
+ Trọng lượng phân tử: 1.486 D < 5000 D, nên nó bị lọc bởi màng high-fux, không lọc với low-flux.
+ Thể tích phân bố(Vd, L/Kg): xấp xỉ 0.7L/kg < 1 L/kg được coi là nhỏ và lúc đó rất thuận lợi cho lọc máu.
+ Liên kết với protein: 55% < 90% được coi là chấp nhận được để lọc máu. Nếu tỷ lệ gắn protein càng thấp thì khả năng lọc chất đó khỏi cơ thể càng cao.
+ Tỷ số = % dạng thuốc tự do/Vd = 55/0.7 = 80, nên sau 6 giờ lọc máu có thể lọc được 20 – 50%.
III. Liều cụ thể cho bệnh nhân chạy thận chu kỳ
1. Với HD màng Low-flux
Người lớn:
Vì màng Low-flux không có khả năng loại bỏ Vancomycin khỏi cơ thể, nên liều Vancomycin ở trường hợp này dùng như liều bệnh nhân vô niệu.
Nguồn | Liều |
Theo Dược thư quốc gia 2015 | 1g IV mỗi 7-10 ngày. |
Drugs.com | Liều khởi đầu: 15 mg/kg IV. Liều duy trì: 1g IV mỗi 7-10 ngày. |
The Sanford guide to antimicrobial Therapy 2016 | 7.5 mg/kg IV mỗi 2-3 ngày. |
The renal drug hanbook 2009 | 0.5-1g IV mỗi 2-3 ngày. |
2. Với chạy thận chu kỳ HD màng High-flux
Người lớn:
Nguồn | Liều |
Drugs.com | Liều tải 20mg/kg trong giờ cuối của lần chạy thận đầu, sau đó bổ sung 500 mg IV trong 30 phút cuối cùng của mỗi phiên chạy thận tiếp theo. |
Medscape.com | Liều tải 1g, liều duy trì 500mg sau mỗi lần lọc thận |
*The Sanford guide to antimicrobial Therapy 2016: |
|
*The renal drug hanbook 2009: | Dùng liều 15mg/kg trọng lượng thực tế (làm tròn đến 250 mg gần nhất). Kiểm tra nồng độ ngẫu nhiên Vancomycin 2 h sau thẩm tách nếu:
|
IV. Kết luận
1. Liều cho các loại màng lọc:
Liều Vancomycin ở bệnh nhân chạy thận chy kỳ thay đổi tùy vào loại màng lọc High-flux hoặc Low-flux. Với màng Low-flux thì hiệu chỉnh liều như bệnh nhân mức lọc < 10 ml/phút hoặc vô niệu. Với màng High-flux, liều tải thường dao động khoảng 1g, liều duy trì từ 0.5-1g tùy nồng độ Vancomycin đo được sau chạy thận 2h.
2. Đối với các bệnh viện không xác định được nồng độ thuốc sau chạy thận:
a. Liều tãi:
Thể áp dụng liều tải 20mg/kg hoặc chặt chẻ hơn như trong “The Sanford guide to antimicrobial Therapy 2016”, dùng liều tải 15mg/kg nếu lần chạy thận tiếp theo cách 1 ngày, dùng liều tải 25mg/kg nếu lần chạy thận tiếp theo cách 2 ngày, dùng liều tải 35 mg/kg nếu lần chạy thận tiếp theo cách 3 ngày; Tuy nhiên liều 35mg/kg là khá cao, chưa được xác nhận vì có thể vượt quá liều tối đa 2-2.5g, nên cần cân nhắc.
b. Liều duy trì:
Liều duy trì dao động 0.5-1g sau mỗi lần lọc tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dược thư quốc gia 2015
2. Drugs.com
3. The Sanford guide to antimicrobial Therapy 2016
4. The renal drug hanbook 2009
5. Amy Barton Pai; Manjunath P. Pai. Vancomycin Dosing in High Flux Hemodialysis. Am J Health Syst Pharm. 2004;61(17)
6. Appropriate Dosage of Vancomycin in End-Stage Renal Disease Patients Requiring Intermittent Hemodialysis. AHC Media.
Tổ DLS-TTT khoa Dược
Chia sẻHình ảnh hoạt động nổi bật
Video Bệnh viện
Trang thiết bị hiện đại
Hệ thống SPECT hai đầu thu
Siêu âm Doppler xuyên sọ
Máy siêu âm tim
Máy xét nghiệm hóa sinh dxc 700Au
Kỹ thuật chụp mạch máu não bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
Máy xét nghiệm huyết học XT 1800i
Máy xét nghiệm miễn dịch tự động
Máy định danh và làm kháng sinh đồ Vitek 2 Compact
Các dịch vụ kỹ thuật cao
Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo Thay máu sơ sinh do bất đồng nhóm máu Tán sỏi niệu quản ngược dòng Laser Phẫu thuật Cột sốngDịch vụ khám, điều trị theo yêu cầu
Khám bệnh nhân sau phẫu thuật
Khoa yêu cầu, điều trị tất cả các chuyên khoa
Khám Ngoại khoa
Khám chuyên khoa Mắt
Đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, tận tình
Khám Nội khoa
Khám Nhi khoa
Khám Nội soi Tai Mũi Họng
Khám, chữa các bệnh Răng Hàm Mặt
Liên hệ / Gửi câu hỏi
Thư viện điện tử
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực
Tài liệu Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng-miễn dịch lâm sàng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Da liễu
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Nhi khoa
Liên kết website
Thống kê truy cập
Online: 121
Tổng lượt truy cập: 23681121
Hôm nay: 3883
Từ khóa » Hiệu Chỉnh Liều Vancomycin
-
THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU
-
Chỉnh Liều Vancomycin | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
[PDF] Phân Tích Kết Quả Hiệu Chỉnh Liều Vancomycin Thông Qua Giám Sát ...
-
[PDF] Hiệu Chỉnh Liều Vancomycin Dựa Trên Giám Sát Nồng độ Thuốc
-
Điều Chỉnh Liều Thuốc Khi Suy Giảm Chức Năng Thận
-
Tối ưu Chế độ Liều Vancomycin Trên Bệnh Nhân Nặng Thông Qua ...
-
TÓM TẮT KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG VANCOMYCIN TRONG NHIỄM ...
-
Bản Tin DLS Năm 2020 - Quý 2
-
Bảng Chỉnh Liều Của Một Số Kháng Sinh Trên Bệnh Nhân Suy Thận
-
Hiệu Chỉnh Liều Trên Bệnh Nhân Người Lớn Suy Giảm Chức Năng Thận
-
Thông Tin Thuốc Tháng 12/2020 - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Theo Dõi Nồng độ Và điều Chỉnh Liều điều Trị Vancomycin Tại Bệnh ...
-
Theo Dõi Nồng độ Vancomycin Trong Máu | Vinmec