Hiệu Chỉnh Liều Trên Bệnh Nhân Người Lớn Suy Giảm Chức Năng Thận
Có thể bạn quan tâm
1. Vì sao phải điều chỉnh liều khi suy giảm chức năng thận
Thận là một trong những con đường thải trừ chủ yếu của thuốc, do đó khi chức năng thận bị suy giảm thì việc thải trừ thuốc có thể bị ảnh hưởng.
Khi bệnh nhân suy giảm chức năng thận, độ thanh thải của thuốc bị giảm và thời gian bán thải (t1/2) của thuốc bị kéo dài, dẫn đến thuốc bị giữ lại lâu hơn trong cơ thể. Việc giữ nguyên liều và khoảng cách đưa thuốc làm cho thuốc bị tích lũy trong cơ thể có thể gây độc tính. Vì vậy, điều chỉnh liều khi suy giảm chức năng thận là cần thiết.
2. Ước tính tốc độ lọc cầu thận (GFR) hay độ thanh thải creatinin (ClCr)
Ở người trưởng thành ClCr hay GFR được tính dựa theo 3 công thức:
- Cockcroft-Gault: Tính ClCr (mL/phút)
= [(140-tuổi) x cân nặng x (0,85 nếu là nữ)]/(72 x SCr)
- MDRD: Tính eGFR (mL/phút/1,73m2)
= 186 x SCr-1,154 x Tuổi-0,203 x (0,742 nếu là nữ) x (1,21 nếu là người Mỹ gốc phi)
- CKD-EPI: Tính eGFR (mL/phút/1,73m2)
= 141 x min(SCr/κ,1)α x max(SCr/κ,1) - 1.209 x 0,993tuổi x (1,018 nếu là nữ) x (1,159 nếu người da đen)
Ba công thức trên được trình bày trong bảng 1:
Đối với các đối tượng đặc biệt: trẻ em, người béo phì, bệnh nhân có creatinin huyết thanh không ổn định, bệnh nhân có khối lượng cơ giảm có công thức riêng để tính.
Trên thực tế sử dụng thuốc: Các nhà sản xuất thường dùng công thức Cockcroft-Gault để tính độ thanh thải Creatinin và chỉnh liều thuốc dựa trên chức năng thận theo công thức này. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo các bác sĩ khi tính toán để hiệu chỉnh liều nên dùng công thức Cockcroft-Gault.
Chú ý: Để tiện cho việc tính độ thanh thải creatinin hay GFR hiện nay có rất nhiều các công cụ tính toán bằng phần mềm (miễn phí) sử dụng trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh một trong số đó là:
Website: http://www.globalrph.com/medcalcs.htm
Các phần mềm sử dụng trên smartphone và máy tính bảng:
- eGFR calculators
- eGFR calculators professional
3. Các cách chỉnh liều thuốc
a. Điều chỉnh liều thuốc khi suy thận
Có 3 cách hiệu chỉnh liều phụ thuộc vào đặc điểm của thuốc được thể hiện qua bảng 2.
b. Liều nạp và liều duy trì
Không cần thiết phải chỉnh liều nạp ở bệnh nhân giảm chức năng thận. Các hướng dẫn điều trị chỉ khuyến cáo phương pháp để chỉnh liều duy trì.
Liều duy trì:
+ Bước 1: Đánh giá mức độ suy thận qua ClCr: Rf = ClCrst/ClCrbt
+ Bước 2: Đánh giá mức độ bài xuất thuốc ở người suy thận so với người bình thường
Q = 1/(1- fe x (1 – Rf))
Trong đó: fe là tỷ lệ thuốc thải trừ qua thận ở dạng còn nguyên hoạt tính
Lưu ý: Với các thuốc có fe rất nhỏ (thuốc gần như không thải trừ qua thận), fe ≈ 0 à Q ≈ 1 à Thuốc không bị giảm bài xuất à Thuốc không bị giảm bài xuất à Không cần hiệu chỉnh liều.
+ Hiệu chỉnh liều khi có hệ số Q:
Giữ nguyên khoảng cách đưa thuốc, giảm liều: Dst = Dbt/Q
Giữ nguyên liều, nới rộng khoảng cách đưa thuốc: Tst = Tbt x Q
Vừa giữ nguyên liều, vừa nới rộng khoảng cách đưa thuốc: Không có công thức cố định, tuy nhiên hay áp dụng trong thực tế để chẵn liều thuốc và thuận tiện với nhịp đưa thuốc.
Để tiện cho việc tra cứu được nhanh chóng và thuận tiện chúng tôi cung cấp tới các bác sĩ danh mục một số thuốc cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận hiện đang có tại bệnh viện tại đây
Ths. Phạm Văn Huy - Trưởng Ban Dược lâm sàng, Khoa Dược, Bệnh viện TWQĐ 108
Từ khóa » Hiệu Chỉnh Liều Vancomycin
-
THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU
-
Chỉnh Liều Vancomycin | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
[PDF] Phân Tích Kết Quả Hiệu Chỉnh Liều Vancomycin Thông Qua Giám Sát ...
-
[PDF] Hiệu Chỉnh Liều Vancomycin Dựa Trên Giám Sát Nồng độ Thuốc
-
Điều Chỉnh Liều Thuốc Khi Suy Giảm Chức Năng Thận
-
Tối ưu Chế độ Liều Vancomycin Trên Bệnh Nhân Nặng Thông Qua ...
-
Chỉnh Liều Vacomycin Cho Bệnh Nhân Chạy Thận Chu Kỳ Khi Không ...
-
TÓM TẮT KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG VANCOMYCIN TRONG NHIỄM ...
-
Bản Tin DLS Năm 2020 - Quý 2
-
Bảng Chỉnh Liều Của Một Số Kháng Sinh Trên Bệnh Nhân Suy Thận
-
Thông Tin Thuốc Tháng 12/2020 - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Theo Dõi Nồng độ Và điều Chỉnh Liều điều Trị Vancomycin Tại Bệnh ...
-
Theo Dõi Nồng độ Vancomycin Trong Máu | Vinmec