Chỉnh Lý Biến động đất đai Theo Quy định Pháp Luật Hiện Hành
Có thể bạn quan tâm
CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Kiến thức của bạn:
Chỉnh lý biến động đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013.
Nội dung tư vấn:
1. Chỉnh lý biến động đất đai được hiểu như thế nào?
Chỉnh lý biến động là chỉnh lý những thay đổi về thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi được xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính ban đầu. Chỉnh lý biến động đất đai chỉ được thực hiện khi có quyết định cho phép biến động. Do đó trên thực địa thay đổi nhưng do người sử dụng đất không đăng ký thì chưa chỉnh lý biến động.
Người sử dụng đất thực hiện các quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất).
Chỉnh lý biến động đất đai được thực hiện một số trường hợp cụ thể như:
- Nhà nước thu hồi đất,
- Người sử dụng đất được phép đổi tên.
- Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất
- Chuyển mục đích sử dụng đất.
- Thay đổi thời hạn sử dụng đất.
- Chuyển đổi từ hình thức sử dụng đất
- Có thay đổi những hạn chế quyền của người sử dụng đất
2. Nguyên tắc chỉnh lý biến động đất đai
Thủ tục đăng ký biến động đất đai chỉ được thực hiện đối với những người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp đã biến động kể từ sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục để đăng ký biến động.
Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính được tổ chức thực hiện theo các chế độ sau:
- Tổ chức đăng ký biến động, chỉnh lý biến động thường xuyên
- Định kỳ 05 năm một lần, các địa phương phải thực hiện tổng kiểm tra tình hình biến động đất đai
3. Trình tự thủ tục chỉnh lý biến động đất đai
Về trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có trình tự thủ tục riêng. Tuy nhiên, trình tự thủ tục chung về đăng ký biến động đất đai được thực hiện như sau:
- Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; công khai hồ sơ, trích lục hoặc đo bản đồ địa chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với những trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và thông báo thuế đến người sử dụng đất (hoặc Ủy ban nhân dân xã để gửi đến người sử dụng đất), chuyển hồ sơ đến phòng Tài nguyên - môi trường;
- Phòng Tài nguyên - môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân Quận phê duyệt; chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền.
4. Thẩm quyền chỉnh lý biến động đất đai
4.1. Văn phòng đăng ký đất đai
Trường hợp biến động mà đối tượng sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở) thì người sử dụng đất đăng ký biến động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đai thuộc Sở Tài nguyên và môi trường.
4.2. Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
Trường hợp đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư thì đăng ký biến động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường.
5. Quy trình chỉnh lý biến động
Quy trình chỉnh lý biến động đối với từng trường hợp sẽ thực hiện khác nhau nhưng quy trình chỉnh lý biến động chung là: Khi nhận được hồ sơ đăng ký biến động của người sử dụng đất, qua thẩm tra nếu hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ tiến hành chỉnh lý trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả kết quả cho người sử dụng đất dưới dạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới (đối với trường hợp có thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có sự chỉnh lý (đối với trường hợp chuyển mục đích, sai sót nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thế chấp,..) đồng thời lưu lại hồ sơ.
Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ vào sổ theo dõi biến động và chỉnh lý trên bản đồ, sổ mục kê và sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề nguyên tắc chỉnh lý biến động đất đai và thẩm quyền chỉnh lý biến động đất đai. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Từ khóa » Người Chỉnh Lý Là Gì
-
Chỉnh Lý Tài Liệu Lưu Trữ Có Vai Trò To Lớn Với Công Tác Văn Thư Lưu Trữ
-
Từ điển Tiếng Việt "chỉnh Lý" - Là Gì?
-
Chỉnh Lý Là Gì ? Nghĩa Của Từ Chỉnh Lý - CungDayThang.Com
-
Nghiệp Vụ Chỉnh Lý Khoa Học Tài Liệu Lưu Trữ - Luu Tru Thanh Gia Phat
-
[PDF] Ban Hành Quy Trình “Chỉnh Lý Tài Liệu Giấy” Theo TCVN ISO 9001:2000
-
Chỉnh Lý Tài Liệu Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật - LawNet
-
Công Tác Chỉnh Lý Tài Liệu Lưu Trữ...P1
-
Chỉnh Lý Tài Liệu Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
[DOC] QUY TRÌNH CHỈNH LÝ TÀI LIỆU - Tổng Cục Thi Hành án
-
Nghĩa Của Từ Chỉnh Lý Là Gì ? Chỉnh Lý Tài Liệu Lưu Trữ Là Gì
-
Hỏi đáp Về Luật Lưu Trữ - Sở Nội Vụ Tỉnh Gia Lai
-
Lập, Chỉnh Lý Và Bổ Sung Bản đồ địa Chính Theo Luật đất đai
-
Chỉnh Lý Tài Liệu Lưu Trữ
-
[PDF] Đề Cương Dự Toán Chỉnh Lý Tài Liệu Huyện Kim Bảng