Lập, Chỉnh Lý Và Bổ Sung Bản đồ địa Chính Theo Luật đất đai
Có thể bạn quan tâm
Trên thực tế vì những nguyên nhân khác nhau mà ranh giới, hình thể của các thửa đất theo thời gian sẽ có sự thay đổi. Chính vì thế mà việc chỉnh lý và bổ sung bản đồ địa chính là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho hình thể thửa đất có trên bản đồ và hình thể có ngoài thực tế luôn phù hợp với nhau. Công tác chỉnh lý và bổ sung bản đồ địa chính cũng góp phần quan trọng để phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và lợi ích của người sử dụng đất. Tuy có những vai trò quan trọng như thế nhưng nhiều chủ thể vẫn chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật về việc lập, chỉnh lý và bổ sung bản đồ địa chính. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về lập, chỉnh lý và bổ sung bản đồ địa chính theo Luật đất đai năm 2013.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về bản đồ địa chính:
1.1. Bản đồ địa chính là gì?
Bản đồ địa chính là một loại bản đồ mà trên bản đồ đó thể hiện các dạng đồ họa và ghi chú cũng như phản ảnh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của các thửa đất, phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính của mỗi quốc gia.
Bản đồ địa chính là bản đồ có tỉ lệ lớn, được lập theo ranh giới hành chính của từng khu vực xã, phường, thị trấn thể hiện từng thửa đất và số hiệu của thửa đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Về mặt quản lý nhà nước, bản đồ địa chính còn là cơ sở được lập ra để triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản đồ địa chính là một trong ba bộ phận hợp thành của hồ sơ địa chính bao gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.2. Đặc điểm của bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính có các đặc điểm cụ thể như sau:
– Thứ nhất, đặc điểm đầu tiên đó là đơn vị hành chính để lập bản đồ là xã, phường, thị trấn.
– Thứ hai, bản đồ địa chính được lập ra để thể hiện từng thửa đất theo mục đích sử dụng và chủ sử dụng; trong trường hợp một chủ sử dụng nhiều thửa đất liền kề thì các thửa đất đó vẫn được thể hiện riêng biệt trên bản đồ địa chính.
– Thứ ba, một đặc điểm nữa của bản đồ địa chính đó là bản đồ địa chính được lập ra phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Việc xác nhận không chỉ có giá trị với chủ sử dụng đất, mà quan trọng hơn chính là giá trị pháp lí của tờ bản đồ.
Trên đây là các đặc điểm của bản đồ địa chính. Việc lập bản đồ địa chính có những vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong thực tế, thông qua bản đồ địa chính sẽ làm cơ sở để cơ quan Nhà nước cập nhật biến động đất đai hàng năm từ đó phục vụ cho công tác kiểm kê và quy hoạch sử dụng đất, tra cứu thông tin phục vụ cho yêu cầu của người sử dụng đất, làm cơ sở để hoạch định chính sách về đất đai của các quốc gia.
Xem thêm: Đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính tại Bình Thuận1.3. Quy định về bản đồ địa chính:
Theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính bao gồm:
– Khung bản đồ.
– Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.
– Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.
– Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn.
– Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất.
– Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
– Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.
– Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao.
– Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình).
– Ghi chú thuyết minh.
Như vậy, nội dung của bản đồ địa chính bao gồm các thông tin cơ bản được nêu cụ thể ở trên. Việc ban hành các quy định cụ thể về nội dung của bản đồ địa chính đã góp phần quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và bảo vệ quyền cũng như lợi ích của người sử dụng đất.
2. Quy định về chỉnh lý và bổ sung bản đồ địa chính:
2.1. Các trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính:
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Khi xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất) thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Khi thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất) thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Khi thay đổi diện tích thửa đất thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Thay đổi mục đích sử dụng đất thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
Xem thêm: Những điểm mới trong dự thảo luật đất đai sửa đổi 2024– Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ thì cần chỉnh lý bản đồ địa chính.
Đối với các trường hợp cụ thể nêu trên, pháp luật nước ta quy định cần chỉnh lý bản đồ địa chính đối với các khu vực xảy ra thay đổi để đảm bảo cho hình thể thửa đất có trên bản đồ và hình thể có ngoài thực tế luôn phù hợp với nhau.
2.2. Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính:
Pháp luật quy định về các cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính, bao gồm:
– Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Khi có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.
+ Khi có quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai.
+ Khi có kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất.
+ Khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Khi có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên.
+ Khi người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính.
– Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp khi có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa.
– Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Đối với việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có các thay đổi cần phải được chỉnh lý.
Cần lưu ý rằng, khi chỉnh lý các thay đổi về ranh giới thửa đất thì việc thể hiện nội dung và lưu thông tin chỉnh lý được thực hiện như sau:
– Đường ranh giới mới của thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ; đường ranh giới cũ được chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số, được gạch bỏ bằng mực đỏ đối với nơi sử dụng bản đồ địa chính dạng giấy;
– Việc chỉnh lý bản đồ địa chính phải thực hiện đồng bộ với việc chỉnh lý thông tin trong số mục kê đất đai và các tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.3. Các phương pháp đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính:
Theo quy định của pháp luật, khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính được phép thực hiện bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như sau:
Xem thêm: Đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính tại Nghệ An+ Phương pháp giao hộ cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch…
+ Sử dụng các điểm khởi tính bao gồm: các điểm tọa độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa; độ chính xác chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính.
2.4. Quy định về chỉnh lý số thứ tự thửa đất:
Pháp luật quy định về việc chỉnh lý số thứ tự thửa đất được có nội dung như sau:
– Đối với trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ; đồng thời cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý” ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính. Nội dung “Bảng các thửa đất chỉnh lý” được ban hành cần phải thể hiện số thứ tự, mã loại đất và diện tích thửa đất tách, hợp đã được chỉnh lý và số thứ tự thửa, mã loại đất và diện tích mới của thửa đất đó sau chỉnh lý theo đúng các quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi một phần thửa đất mà phần thu hồi không tạo thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại không bị chia cắt thành nhiều thửa đất thì phần diện tích còn lại không thu hồi vẫn giữ nguyên số thứ tự thửa đất cũ.
Hiện nay, việc đo đạc, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính là việc làm thường xuyên được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân cũng như cơ quan hành chính nhà nước. Trên thực tế, để nhằm mục đích việc đo đạc bản đồ địa chính được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng thì các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, địa phương và chính mỗi người dân trong khu vực địa phương cần giúp đỡ lẫn nhau. Khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính, giải quyết tranh chấp về đất đai, đặc biệt là tranh chấp ranh để công tác đo đạc, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính cần công khai, minh bạch. Đồng thời, các cấp chính quyền cũng thường xuyên lập các kế hoạch để tiện kiểm tra, chỉ đạo thực hiện thiết kế kỹ thuật – dự toán theo tiến độ, kế hoạch để thực hiện đạt kết quả cao và cung cấp các thông tin tư liệu địa chính nhằm phục vụ cho công tác đo đạc, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính đối với các khu vực khi xảy ra các biến động cụ thể được quy định cần phải chỉnh lý, bổ sung bản đồ.
Từ khóa » Người Chỉnh Lý Là Gì
-
Chỉnh Lý Tài Liệu Lưu Trữ Có Vai Trò To Lớn Với Công Tác Văn Thư Lưu Trữ
-
Từ điển Tiếng Việt "chỉnh Lý" - Là Gì?
-
Chỉnh Lý Là Gì ? Nghĩa Của Từ Chỉnh Lý - CungDayThang.Com
-
Nghiệp Vụ Chỉnh Lý Khoa Học Tài Liệu Lưu Trữ - Luu Tru Thanh Gia Phat
-
[PDF] Ban Hành Quy Trình “Chỉnh Lý Tài Liệu Giấy” Theo TCVN ISO 9001:2000
-
Chỉnh Lý Tài Liệu Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật - LawNet
-
Công Tác Chỉnh Lý Tài Liệu Lưu Trữ...P1
-
Chỉnh Lý Tài Liệu Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
[DOC] QUY TRÌNH CHỈNH LÝ TÀI LIỆU - Tổng Cục Thi Hành án
-
Nghĩa Của Từ Chỉnh Lý Là Gì ? Chỉnh Lý Tài Liệu Lưu Trữ Là Gì
-
Hỏi đáp Về Luật Lưu Trữ - Sở Nội Vụ Tỉnh Gia Lai
-
Chỉnh Lý Tài Liệu Lưu Trữ
-
Chỉnh Lý Biến động đất đai Theo Quy định Pháp Luật Hiện Hành
-
[PDF] Đề Cương Dự Toán Chỉnh Lý Tài Liệu Huyện Kim Bảng