Chloride – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Từ nguyên
  • 2 Tính chất điện ly
  • 3 Tồn tại trong tự nhiên
  • 4 Vai trò trong thương mại
  • 5 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chloride
50
50
Tên hệ thốngChloride[1]
Nhận dạng
Số CAS16887-00-6
PubChem312
KEGGC00698
ChEBI17996
ChEMBL19429
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES đầy đủ
  • [Cl-]

Tham chiếu Beilstein3587171
Tham chiếu Gmelin14910
UNIIQ32ZN48698
Thuộc tính
Công thức phân tửCl
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Acid liên hợpHydro chloride
Nhiệt hóa học
Enthalpyhình thành ΔfHo298−167 kJ·mol−1[2]
Entropy mol tiêu chuẩn So298153.36 J·K−1·mol−1[2]
Các hợp chất liên quan
Anion khác
  • Fluoride
  • Bromide
  • Iodide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). Tham khảo hộp thông tin

Thuật ngữ chloride (/ˈklɔːrd/)[3][4] có thể đề cập đến ion chlor (Cl), nguyên tử chlor tích điện âm, hoặc nguyên tử chlor không tích điện liên kết cộng hóa trị với phần còn lại của phân tử bằng liên kết đơn (−Cl).

Ion chloride là một anion (ion tích điện âm). Các muối chloride như natri chloride thường tan trong nước.[5]

Chloride cũng là một nguyên tử chlor trung tính được liên kết đơn với phần còn lại của phân tử. Ví dụ, chloromethan CH3Cl là hợp chất hữu cơ có liên kết cộng hóa trị C−Cl, trong đó chlor không phải là anion.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ chloride bắt nguồn từ từ tiếng Pháp chlorure (/klɔʁyʁ/).[4]

Tính chất điện ly

[sửa | sửa mã nguồn]

Một ion chloride có kích thước lớn hơn nhiều (đường kính 167 pm) so với nguyên tử chlor (đường kính 99 pm).[6] Ion này không màu và nghịch từ. Trong dung dịch nước, nó hòa tan tốt trong hầu hết các trường hợp; tuy nhiên, một số muối chloride, chẳng hạn như bạc chloride, chì(II) chloride và thủy ngân(I) chloride tan ít trong nước.[7]

Tồn tại trong tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tự nhiên, chloride được tìm thấy chủ yếu trong nước biển, có nồng độ ion chloride là 19.400 mg/lít.[8] Một số khoáng chất có chứa chloride bao gồm halit (natri chloride, NaCl), sylvit (kali chloride, KCl), và bischofite (MgCl2∙6H2O).

Nồng độ chlor trong máu được gọi là chloride huyết thanh, và nồng độ này được thận điều chỉnh. Ion chloride là một trong những thành phần cấu trúc của một số protein, ví dụ như enzym amylase.

Vai trò trong thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành công nghiệp chloride của kim loại kiềm là một ngạch tiêu dùng lớn trong ngân sách năng lượng của thế giới. Quá trình này chuyển đổi natri chloride thành chlor và natri hydroxide, được sử dụng để sản xuất nhiều chất liệu và hóa chất khác. Quá trình này liên quan đến hai phản ứng song song:

2 Cl− → Cl2 + 2 e− 2 H2O + 2 e− → H2 + 2 OH−
Membrane cell cơ bản được sử dụng trong quá trình điện phân của nước muối. Ở anode (A), chloride (Cl−) bị oxy hóa thành chlor. Màng lọc ion (B) cho phép phản ứng Na+ tự do chảy qua, nhưng tránh các anion như hydroxide (OH−) và chloride khuếch tán qua. Tại cực âm (C), nước bị khử thành ion hydroxide và khí hydro.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chloride ion - PubChem Public Chemical Database”. The PubChem Project. USA: National Center for Biotechnology Information.
  2. ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. tr. A21. ISBN 978-0-618-94690-7.
  3. ^ Wells, John C. (2008), Longman Pronunciation Dictionary (ấn bản thứ 3), Longman, tr. 143, ISBN 9781405881180
  4. ^ a b Đặng Thái Minh, "Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française", Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 81.
  5. ^ Green, John, and Sadru Damji. "Chapter 3." Chemistry. Camberwell, Vic.: IBID, 2001. Print.
  6. ^ “Size of Atoms”. chemed.chem.purdue.edu. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ Zumdahl, Steven (2013). Chemical Principles (ấn bản thứ 7). Cengage Learning. tr. 109. ISBN 978-1-285-13370-6.
  8. ^ “Chloride and Salinity” (PDF). colombia.edu. 8 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • LNB: 000240944
  • NDL: 00561987
  • NKC: ph516976
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chloride&oldid=71027026” Thể loại:
  • Từ gốc Pháp
  • Chất khoáng dinh dưỡng
  • Chloride
  • Anion
Thể loại ẩn:
  • Bài viết chứa nhận dạng LNB
  • Bài viết chứa nhận dạng NDL
  • Bài viết chứa nhận dạng NKC
  • Taxonbars without from parameter
  • Trang thẻ đơn vị phân loại không có ID đơn vị phân loại tại Wikidata
  • Thẻ đơn vị phân loại trên trang có thể không là đơn vị phân loại

Từ khóa » Công Thức Electron Của Clorua